Phân loại sản phẩm và gợi ý chiến lược marketing

Một phần của tài liệu đồ án quản trị marketing. chiến lược sản phẩm tập doàn Traphaco (Trang 27)

2.3.3.1. Theo độ bền hay tính hữu hình.

- Sản phẩm không lâu bền: là những sản phẩm hữu hình bị tiêu hao sau một hay vài lần sử dụng. Do bị tiêu hao nhanh nên người tiêu dùng phải mua sắm thường xuyên.

- Sản phẩm lâu bền: Là những sản phẩm hữu hình, thường được sử dụng nhiều lần.

- Dịch vụ: Là những hoạt động, lợi ích, sự thỏa mãn, được đưa ra đê bán. Dich vụ là vô hình, không thể tách rời quá trình sản xuất và quá trình lưu thông phân phối, không thể lưu giữ, dễ thay đổi.

2.3.3.2. Theo mục đích sử dụng.

- Sản phẩm dùng ngay: Là những thứ người ta mua sắm thường xuyên ngay lập tức, mất ít công sức khi mua. Sản phẩm dùng ngay được chia ra các loại:

+ Sản phẩm thiết yếu: là thứ mà người tiêu dùng mua thường xuyên.

+ Sản phẩm ngẫu hứng: là thứ mà người mua không dự kiến trước, những thứ này thường xuyên được bày bán ở khắp nơi.

+ Sản phẩm khẩn cấp: là thứ người mua mua khi có nhu cầu cấp bách. Gợi ý chiến lược marketing là cần phải trưng bày chúng ở nhiều cửa hàng bán lẻ để tranh thủ cơ hội bán hàng.

- Sản phẩm mua có đắn đo: Là những thứ mà trong quá trình lựa chọn và mua sắm người mua thường so sánh mức độ thích hợp, chất lượng, giá cả, kiểu dáng.

- Sản phẩm đặc hiệu: Là những thứ có những đặc điểm độc đáo và / hay nhãn hiệu đặc biệt mà có một nhóm đông người mua thường có thói quen bỏ ra nhiều công sức để tìm mua.

- Sản phẩm không thiết yếu: Là thứ người tiêu dùng không biết đến hoặc biết nhưng thường không nghĩ đến chuyện mua.

- Sản phẩm vật tư: Có 3 nhóm cơ bản là vật liệu và phụ tùng, hạng mục cơ bản, vật tư và dịch vụ.

* Vật liệu và phụ tùng: Là những thứ tham gia toàn bộ vào sản phẩm của nhà sản xuất. Được chia làm 2 nhóm: nguyên liệu và vật liệu phụ tùng.

Nông sản đặc điểm là có nhiều người cung ứng, thường qua trung gian – họ là những người thu gom phân loại bảo quản vận chuyển và bán. Là thứ sinh sôi trong thời gian dài, dễ hư hỏng có tính thời vụ.

Sản phẩm tự nhiên. Có đặc điểm là nguồn cung ứng hạn chế, khối lượng lớn, đòi hỏi phải vận chuyển từ người sản xuất đên người tiêu dùng. Là thứ sinh sôi trong thời gian dài hạn.

2.3.4. Quyết định về loại sản phẩm.

Loại sản phẩm là một nhóm sản phẩm có quan hệ chặt chẽ với nhau vì cùng thực hiện chức năng tương tự, được bán cho cùng một nhóm người tiêu dùng, qua cùng một kênh phân phối hay tạo nên một khung giá cụ thể.

2.3.4.1. Phân tích loại sản phẩm.

* Phân tích doanh số bán và lợi nhuận.

Quản trị viên sản phẩm phải phân tích tỉ lệ phần trăm doanh số bán và lợi nhuận của từng sản phẩm trong tổng số cái loại sản phẩm để biết được sự đóng góp của từng sản phẩm vào loại sản phẩm .

* Phân tích đặc điểm thị trường của loại sản phẩm.

Quản trị viên sản phẩm phải kiểm tra xem loại sản phẩm của mình có vị thế nào so với loại sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh. Biết được vị trí của loại sản phẩm công ty biết được thời cơ và nguy cơ đối với loại sản phẩm từ đó có chiến lược marketing có hiệu quả cho nó.

2.3.4.2. Quyết định chiều dài loại sản phẩm.

* Kéo dài xuống phía dưới.

- Khi công ty có sản phẩm ở vị trí dẫn đầu thường hay bổ sung những mẫu mã cho đầu dưới thuộc loại sản phẩm của mình nhằm quảng cáo nhãn hiệu của mình với giá thấp vào lúc ban đầu (nhãn hiệu khuyến mại).

- Công ty bị đối thủ tấn công ở đầu trên, quyết định phân công bằng cách tấn công ở đầu dưới của đối thủ cạnh tranh.

- Đầu trên ngày càng tăng trưởng chậm.

- Công ty đã xâm nhập ở đầu trên, để tạo hình ảnh chất lượng sẽ mở rộng xuống phía dưới.

- Công ty bổ sung 1 đơn vị ở đầu dưới để bịt lỗ hổng của thị trường nếu không nó sẽ thu hút một đối thủ cạnh tranh mới.

* Kéo dài lên phía trên.

Các công ty ở đầu dưới bị hấp dẫn bởi lợi nhuận cao, tăng trưởng cao ở đầu trên hoặc để khẳng định mình là người sản xuất đầy đủ sản phẩm họ có thể tính đến chuyện xâm nhập đầu trên của thị trường.

* Kéo dài ra cả 2 phía.

Những công ty đang phục vụ đoạn giữa của thị trường có thể quyết định kéo dài loại sản phẩm của mình về 2 phía.

2.3.4.3. Quyết định bổ sung loại sản phẩm.

- Muốn tăng thêm lợi nhuận.

- Cố gắng thỏa mãn những than phiền của các đại lý về việc họ bị thiệt hại doanh số do thiếu sản phẩm cùng loại.

- Cố gắng để trở thành công ty dẫn đầu.

- Cố gắng lấp lỗ hổng để ngăn ngừa các đối thủ cạnh tranh.

2.3.4.4. Quyết định hiện đại hóa sản phẩm.

Do sở thích của người tiêu dung thay đổi, các yếu tố của môi trường thay đổi, điều này bắt buộc phải thay đổi một cách nhanh chóng việc hiện đại hóa sản phẩm. Các công ty đều có kế hoạch cải tiến sản phẩm khuyến khích khách hang chuyển sang sử dụng những sản phẩm được đánh giá cao hơn nhưng cũng phải thanh toán cao hơn..

2.3.4.5. Quyết định làm nổi bật sản phẩm.

Quản trị viên loại sản phẩm có thể lựa chọn một hay một số sản phẩm trong loại sản phẩm của mình để làm nổi bật chúng lến. Sản phẩm lựa chọn có thể là đầu dưới hoặc đầu trên.

Nếu chọn ở đầu dưới thường phục vụ cho việc mở đường.

Nếu chọn ở đầu trên thường để tạo uy tín cho sản phẩm của mình.

Việc quyết định làm nổi bật sản phẩm còn phụ thuộc vào chính sách tiêu thụ sản phẩm còn công ty nhưng phải thỏa mãn mục tiêu marketing đối với từng sản phẩm cũng như mục tiêu kinh doanh của công ty.

2.3.4.6. Quyết định thanh lọc loại sản phẩm.

Theo định kỳ, quản trị viên loại sản phẩm phải rà soát lại các sản phẩm do họ phụ trách để có thể thanh lọc chúng. Có 2 trường hợp cần phải thanh lọc sản phẩm: Thứ nhất là khi sản phẩm đã chết (không đem lại lợi nhuận). Được tìm ra thông qua việc phân tích doanh số bán hàng, lợi nhuận, chi phí. Thứ hai là khi công ty thiếu năng lực.

2.3.5. Chiến lược triển khai sản phẩm mới.

Do thị hiếu của người mua luôn thay đổi, do cạnh tranh gay gắt, do sự phát triển của nghệ thuật và công nghệ mới, vậy công ty cần triển khai chương trình sản phẩm mới,

2.3.5.1. Khái niệm về sản phẩm mới trong lĩnh vực marketing.

Mới về phương diện pháp lý: do sáng chế phát minh đã đăng ký bản quyền. Mới theo nhãn quan người tiêu dùng: theo quan điểm này, một sản phẩm thỏa mãn được những đòi hỏi mới của họ có thể được coi là sản phẩm mới.

2.3.5.2. Những nguyên nhân làm thất bại sản phẩm mới.

- Do thị trường mục tiêu quá nhỏ.

- Do sự khác biết của sản phẩm mới dưới con mắt người tiêu dùng là không quan trọng.

- Do chất lượng của sản phẩm không đạt yêu cầu mong đợi của người tiêu dùng.

- Do thông tin kém, phân phối tồi, sản phẩm không đến được với người tiêu dùng.

- Do xác định thời điểm không đúng.

- Do thực hiện phối hợp các hoạt động marketing không có hiệu quả.

2.3.6. Quản trị chu kỳ sống của sản phẩm. 2.3.6.1. Chu kì sống của sản phẩm.

Là các giai đoạn sản phẩm phải trải qua từ khi sản phẩm được tung ra thị trường (giới thiệu) đến khi bị suy thoái (suy tàn) để chuyển sang chu kỳ khác.

2.3.6.2. Các loại chu kỳ sống của sản phẩm.

- Chu kỳ sống có chu kỳ lặp lại: có chu kỳ lặp lại là do có biện pháp khuyến khích tiêu thụ trong giai đoạn suy tàn.

- Chu kỳ sống có dạng song: có dạng chu kỳ song là do khám phá ra đặc tính mới của sản phẩm, những cách sử dụng mới, xuất hiện những người sử dụng mới.

2.3.6.3. Các chiến lược marketing đối với các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm.

 Giai đoạn tung hàng ra thị trường (giới thiệu).

Đặc điểm giai đoạn này là:

Doanh số tăng chậm, lợi nhuận âm hay thấp vì mức tiêu thụ thấp, chi phí marketing cao nhằm:

1. Thông tin cho những người tiêu dùng tiềm ẩn và chưa biết đến sản phẩm mới.

2. Kích thích dùng thử sản phẩm.

Mục tiêu trong giai đoạn này là chiến thắng được sự ngập ngừng cảnh giác của người mua, tạo ra sức cầu ban đầu, thâm nhập sâu vào thị trường.

Trong giai đoạn này nếu chỉ xét giá cả và hoạt động chiêu thị thì có thể có các chiến lược sau:

- Chiến lược hớt váng chớp nhoáng.

Tung sản phẩm ra thị trường với giá cao, chi phí marketing cao nhằm thuyết phục thị trường tăng nhanh nhịp độ thâm nhập thị trường. Chiến lược này thích hợp khi phần lớn thị trường tiềm năng chưa biết đến sản phẩm, những người biết đến đều thiết tha với sản phẩm và sẵn sang trả theo giá chào, cạnh tranh còn tiềm ẩn, công ty muốn tạo ra sự ưa thích nhãn hiệu.

- Chiến lược hớt váng từ từ.

Tung sản phẩm ra thị trường với giá cao, chi phí marketing thấp, mục tiêu là để kiếm được nhiều lợi nhuận. chiến lược này thích hợp khi quy mô thị trường hạn chế. Phần lớn thị trường đều biết đến sản phẩm. Người mua sẵn sang trả giá cao, không có dấu hiệu cạnh tranh tiềm ẩn.

- Chiến lược xâm nhập chớp nhoáng.

Tung sản phẩm ra thị trường với giá thấp, chi phí nhiều cho marketing. Chiến lược này cho phép xâm nhập thị trường nhanh nhất và có thị phần lớn nhất. Chiến lược này chỉ phù hợp khi quy mô của thị trường lớn, thị trường chưa biết đến sản phẩm, hầu hết người mua đều nhạy cảm với giá, khả năng cạnh tranh quyết liệt đang cạnh tranh tiềm ẩn, có xu hướng giảm dần chi phí sản xuất cho 1 đơn vị sản phẩm do quy mô thị trường tăng và đúc rút được nhiều kinh nghiệm.

- Chiến lược xâm nhập từ từ.

Tung sản phẩm ra thị trường với giá thâp chi phí marketing thấp. Chiến lược này thích hợp khi nhu cầu co giãn nhiều theo giá và ít co giãn theo chi phí marketing, thị trường có quy mô lớn, thị trường đã rõ sản phẩm, cạnh tranh đang tiềm ẩn.

 Giai đoạn tăng trưởng (phát triển)

Đặc điểm của giai đoạn này là: Những người tiên phong và những người tiêu dùng đến sớm bắt đầu mua sản phẩm làm mức tiêu thụ tăng nhanh, lợi nhuận tăng nhanh.Chiến lược marketing ở giai đoạn này là:

- Nâng cao chất lượng của sản phẩm, tạo cho nó tính chất mới, mẫu mã mới.

- Phát triển ra những phần thịt trường mới - Sử dụng những kênh phân phối mới

- Chuyển từ quảng cáo mức độ biết đến sản phẩm sang mức độ ưa thích sản phẩm

- Kịp thời hạ giá để thu hút người mua nhạy cảm với giá

 Giai đoạn trưởng thành (Sung mãn)

Hầu hết các sản phẩm đểu tair qua giai đoạn sung mãn vì vậy toàn bộ công việc quản trị marketing đều nhằm giải quyết giai đoạn sung mãn của sản phẩm.

Đặc điểm của giai đoạn sung mãn là tốc độ tăng trưởng mức tiêu thụ giảm, không có kênh phân phối mới để tăng cường, mức tiêu thụ sụt giảm. Doanh số gia tăng chậm, lợi nhuận sụt giảm do sức cạnh tranh khốc liệt về giá cả. Những đối thủ yếu đã rút lui khỏi thị trường. thời gian giai đoạn này kéo dài.

Mục tiêu là duy trì những khách hàng hiện tại, giảm bớt chi phí marketing. Chiến lược marketing trong giai đoạn này là:

- Cải biến thị trường: Có 2 chiến lược.

Tăng mức tiêu thụ bằng việc tăng số khách hàng sử dụng nhãn hiệu như: Làm thay đổi thái độ của người sử dụng.

Xâm nhập những đoạn thị trường mới, giành khách hàng của đối thủ cạnh tranh.

Tăng khối lượng tiêu thụ có thể bằng cách:

Thuyết phục khách hàng hiện tại tăng mức sử dụng bằng cách làm cho người tiêu dùng hiện tại sử dụng thường xuyên hơn.

Tăng mức sử dụng mỗi lần.

Đưa ra công dụng mới cho sản phẩm.

- Cải biến sản phẩm: Có các chiến lược sau:

+ Cải biến chất lượng: Nhằm nâng cao tính năng của sản phẩm như độ bền, độ tin cậy, tốc độ hương vị.

+ Cải biến tính chất: Nhằm bổ sung thêm những tính chất mới làm tăng thêm công dụng, mức độ an toàn hay sự thuận tiện của sản phẩm.

+ Cải biến kiểu dáng: Nhằm tăng tính hấp dẫn về thẩm mỹ của sản phẩm - Cải biến Marketing - Mix: Các yếu tố Marketing- Mix có thể được cải biến:

Giá cả, Phân phối, Quảng cáo, Khích thích tiêu thụ, Ban hàng trực tiếp, Dịch vụ…

Cải biến Marketing- Mix rất dễ bị đối thủ cạnh tranh làm theo, nhất là giám giá và tăng thêm dịch vụ. Các công ty đều bị thiệt hại khi họ đẩy mạnh marketing chồng nhau.

Hầu hết các dạng sản phẩm đều suy thoái. Khối lượng tiêu thụ đến mức thấp nhất hoặc đến số không, có thể giảm nhanh chóng hoặc chậm. Phụ thuộc vào mức độ hấp dẫn tương đối của ngành và sức cạnh tranh của công ty trong ngành, Ban lãnh đạo công ty có thể đưa ra một trong các chiến lược:

- Tăng vốn đầu tư để khống chế hay củng cố vị trí cạnh tranh của mình. - Duy trì mức đầu tư cho đến khi giải quyết xong tình trạng không chắc chắn của ngành.

- Giảm đầu tư có chọn lọc bằng cách loại bỏ những nhốm khách hàng không có lời, đồng thời củng cố đầu tư ở những nhóm khách hàng có lời.

- Thu hoạch thành quả (gặt hái nhanh) vắt kiệt vốn đầu tư để trang trải nhanh các khoản tiền mặt.

- Loại bỏ ra khỏi danh mục sản phẩm của công ty.

CHƯƠNG 3) PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM 3.1. Giới thiệu về sản phẩm của công ty.

3.1.1) Sản phẩm BOGANIC:

- Tác dụng, thành phần chính của sản phẩm:

Thuốc bổ gan Boganic là một sản phẩm thuốc đông y được kết hợp từ 3 vị thuốc quý: Actiso, Rau đắng đất, Bìm bìm biếc, trong đó một viên chứa:

100mg Actiso (Cynara scolymus): dạng cao. Actiso chứa các dược chất chính Cynarin, các Polyphenol, đường Inulin, muối khoáng. Cynarin có tác dụng tăng mật, tăng lực, kích thích ăn ngon, trợ tim, lợi tiểu, chống độc. Các Polyphenol có tác dụng giảm Cholesterol huyết, bảo vệ gan. Inulin cần cho người bị đái đường. Actiso được dùng để chữa: suy giảm chức năng gan, chứng vàng da, Cholesterol huyết cao, vữa xơ động mạch.

75mg Rau đắng đất (Glinus oppositifolius): dạng cao. Rau đắng đất toàn cây rau đắng đất chứa Saponin, Flavonoid, chất xơ và

vitamin C. Cây có tác dụng lợi tiêu hóa, nhuận gan, ích mật, thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, hạ đường huyết.

7,5 mg Bìm bìm biếc (Ipomoea hederacea): dạng cao. Bìm bìm biếc chứa Glucosid là Pharbitin, có tác dụng nhuận tràng, thông tiểu, sát trùng.

Tá dược lượng vừa đủ, bao gồm: Avicel, Tinh bột, Aerosil, Sodium strarch glycolat, Talc, Magnesi stearat, Oxyd sắt đỏ, Titan dioxyd , HPMC, PEG 6000

Sự phối hợp của 3 vị thuốc làm tăng hiệu lực và tác dụng:

Bổ gan – giải độc – mát gan

- Các dạng sản phẩm và trình bày:

o Boganic dạng viên nang mềm: Hộp 1 vỉ, 2 vỉ, 5 vỉ x 10 viên nang

mềm.

o Boganic dạng viên bao đường:Hộp 2 vỉ, 5 vỉ x 20 viên bao đường.

o Boganic dạng viên bao phim:Hộp 2 vỉ, 5 vỉ x 20 viên bao phim.

- Chỉ định:

- Suy giảm chức năng gan, đặc biệt do dùng nhiều bia, rượu.

Một phần của tài liệu đồ án quản trị marketing. chiến lược sản phẩm tập doàn Traphaco (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w