Thao tác 7: GV nêu vấn đề để

Một phần của tài liệu Bài soạn Ga ki II đến T74 theo chuanKTKN (Trang 37 - 38)

HS tìm hiểu vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm.

+ GV: Khuynh hướng sử thi được

thể hiện qua những phương diện nào?

+ GV: Nhận xét về cách kể chuyện của tác giả?

+ GV: Những phương diện nào cho ta thấy được cảm hứng lãng mạn của tác phẩm?

4. Nghệ thuật:

- Khuynh hướng sử thi: được thể hiện đậm nét ở tất cả các phương diện:

+ chủ đề: những biến cố có ý nghĩa trọng đại của dân tộc,

+ hình tượng: hoành tráng, cao cả của núi rừng và con người,

+ hệ thống nhân vật: có sức sống mạnh mẽ, mang cốt cách của cộng đồng,

+ giọng điệu kể: trang nghiêm, hào hùng…

- Cách thức trần thuật: kể theo hồi tưởng qua lời kể của cụ Mết, kết hợp truyện về cuộc đời của Tnu và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man .

- Cảm hứng lãng mạn:

+ đề cao vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong sự đối lập với sự tàn bạo của kẻ thù.

+ lời văn trau chuốt, giàu sức tạo hình, giọng văn tha thiết.

- Không khí truyện mang đậm chất Tây Nguyên - Xây dựng thành công các nhân vật

HĐIV. Hướng dẫn tổng kết

- Qua truyện ngắn "Rừng xà nu", HS nhận xét về phong cách HS nhận xét về phong cách Nguyễn Trung Thành.

- Qua những phân tích trên, HS phát biểu chủ đề của truyện?

IV. TỔNG KẾT:

1. Nghệ thuật:

Qua truyện gắn Rừng xà nu, ta nhận thấy đặc điểm phong cách sử thi Nguyễn Trung Thành: hướng vào những vấn đề trọng đại của đời sống dân tộc với cái nhìn lịch sử và quan điểm cộng động.

2. Chủ đề:

Rừng xà nu là thiên sử thi của thời đại mới. Tác

phẩm đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: phải cầm vũ khí đứng lên tiêu diệt kẻ thù bạo tàn để bảo vệ sự sống của đất nước, nhân dân.

3. Củng cố:

- Hình tượng rừng xà nu được xây dựng như một biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường và anh dũng.

- Hình tượng Tnu, nhân vật trung tâm của tác phẩm, người anh hùng mà câu chuyện bi tráng về đời anh thể hiện chân lí lịch sử của dân tộc.

- Chất sử thi và vẻ đẹp của ngôn ngữ kể chuyện.

Lớp 12C1: Tổng số: Vắng: Lớp 12C2: Tổng số: Vắng:

Tiết 66

Hướng dẫn đọc thêm BẮT SẤU RỪNG U MINH HẠ

Một phần của tài liệu Bài soạn Ga ki II đến T74 theo chuanKTKN (Trang 37 - 38)