Trong bữa cơm đầu tiên bà cụ Tứ nói những chuyện gì? Qua đó

Một phần của tài liệu Bài soạn Ga ki II đến T74 theo chuanKTKN (Trang 25 - 29)

Tứ nói những chuyện gì? Qua đó cho ta có cảm nhận gì về suy nghĩ của người mẹ nghèo này?

- Em có nhận xét gì về bà cụ Tứ?

cũng mừng lòng".

+ Từ tốn căn dặn nàng dâu mới:

"Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra mà ông giời cho khá .. Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời".

 Bà an ủi động viên, gieo vào lòng con dâu niềm tin.

+ Tuy vậy, bà vẫn không sao thoát khỏi sự ngao ngán khi nghĩ đến ông lão, đứa con gái út, “đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?”

+ Cũng như những bà mẹ nhân từ khác, lòng bà đầy thương xót cho con dâu và mong sao cho con dâu mình hoà thuận: “Cốt làm sao chúng mày hoà thuận

là u mừng rồi”

+ “Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá”

 Xót thương, lo lắng cho cảnh ngộ của dâu con. + Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới:

“Sáng hôm sau, bà cảm thấy “nhẹ nhỏm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”

• Cùng với nàng dâu, bà thu dọn, quét tước nhà cửa, ý thức được bổn phận và trách nhiệm của mình. • Bữa cơn ngày đói thật thảm hại nhưng “cả nhà ăn

rất ngon lành”

 Sự xuất hiện của nàng dâu mới đã đem đến một không khí đầm ấm, hoà hợp cho gia đình.

• Bà toàn nói đến chuyện tương lai, chuyện vui, chuyện làm ăn với con dâu : "khi nào có tiền ta

mua lấy đôi gài, ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có đàn gà cho xem".

 tìm mọi cách để nhen nhóm niềm tin, niềm hi vọng cho các con.

=> Bà là một người mẹ có tấm lòng nhân hậu, bao dung, đầy hi sinh, tiêu biểu của người mẹ nghèo VN.

HĐIII. Thảo luận nhóm

- Nhận xét về nghệ thuật viết truyện của Kim Lân?

(cách kể chuyện, cách dựng cảnh, đối thoại, nghệ thuật miêu tả tâm lí

4. Vài nét về nghệ thuật:

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn. - Cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, hấp dẫn:

+ Cách dẫn dắt câu chuyện tự nhiên, giản dị, chặt chẽ + Khéo léo làm nổi bật sự đối lập giữa hoàn cảnh và

ngân vật, ngôn ngữ,…) Nhóm nhỏ: theo bàn Thời gian: 5p

tính cách nhân vật.

- Dựng cảnh chân thật, sinh động, đặc sắc: cảnh chết đói, cảnh bữa cơm ngày đói,…

- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế nhưng bộc lộ tự nhiên, chân thật.

- Ngôn ngữ nông thôn mộc mạc, giản dị, gần với khẩu ngữ nhưng được chọn lọc kĩ, tạo nên sức gợi

HĐIV. Hướng dẫn HS tổng kết

bài học

- Hãy khái quát lại bài học và tổng kết trên hai mặt: nội dung và hình thức

- HS: Dựa vào gợi ý của GV, suy nghĩ, xem lại toàn bài và phát biểu

III. Tổng kết:

1. Nội dung:

- Giá trị nhân đạo: Truyện thể hiện được thảm cảnh của nhân dân ta trong nạn đói năm 1945.

- Giá trị nhân đạo: Đặc biệt thể hiện được tấm lòng nhân ái, sức sống kì diệu của con người ngay bên bờ vực thẳm của cái chết vẫn hướng về sự sống và khát khao tổ ấm gia đình.

2. Nghệ thuật:

Vợ nhặt tạo được một tình huống truyện độc đáo,

cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, đối thoại sinh động.

3. Củng cố: Truyện thể hiện được thảm cảnh của nhân dân ta trong nạn đói năm 1945. Đặc biệt thể hiện được tấm lòng nhân ái, sức sống kì diệu của con người ngay bên bờ Đặc biệt thể hiện được tấm lòng nhân ái, sức sống kì diệu của con người ngay bên bờ vực thẳm của cái chết vẫn hướng về sự sống và khát khao tổ ấm gia đình.

4. Hướng dẫn tự học:

- Tóm tắt truyện và phân tích ý nghĩa nhan đề "Vợ nhặt" - Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ

Lớp 12C1: Tổng số: Vắng: Lớp 12C2: Tổng số: Vắng:

Tiết 63

NGHỊ LUẬN VỀ MÔT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔII. Mục tiêu cần đạt: I. Mục tiêu cần đạt:

- Kiến thức:

+ Đối tượng của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi; tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi;

+ Cách thức triển khai bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi; giới thiệu khái quát về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi cần nghị luận;. bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi theo định hướng của đề bài

- Kĩ năng: Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

- Thái độ: Ý thức huy động kiến thức và cảm xúc trải nghiệm của chính bản thân để viết bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi;

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn HS: SGK, vở soạn, vở ghi,

III. Tiến trình bài giảng:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Diễn biến tâm trạng của cô vợ nhặt? - Diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng?

2. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản

HĐI. Hướng dẫn tìm hiểu đề và

lập dàn ý

HS đọc đề 1. GV tổ chức cho HS thực hiện các yêu cầu (SGK)

Đề 1: Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công

Hoan.

- GV nêu yêu cầu và gợi ý, hướng dẫn.

Chú ý:

- Đặc sắc của truyện

- Mâu thuẫn và tính chất trào

I. Tìm hiểu đề, lập dàn ý

1. Đề 1

a. Tìm hiểu đề:

- Đặc sắc của kết cấu truyện: Truyện gồm những cảnh khác nhau tưởng như rời rạc (cảnh van xin, đút lót, thuê người đi thay, bị áp giải đi xem đá bóng), nhưng thật ra đều tập trung biểu hiện chủ đề: bọn quan lại cầm quyền cưỡng bức dân chúng để thực hiện một ý đồ bịp bợn đen tối.

- Mâu thuẫn và tính chất trào phúng của truyện:

+ Việc xem đá bóng vốn mang tính chất giải trí bỗng thành một tai hoạ giáng xuống người dân.

phúng

- Đặc điểm ngôn ngữ truyện

- HS thảo luận về nội dung vấn đề nghị luận, nêu được dàn ý đại cương.

GV tổ chức cho HS nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong

Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

(có so sánh với chương Hạnh phúc

một tang gia- Trích Số đỏ của Vũ

Trọng Phụng).

+ Sự tận tuy, siêng năng thực thi lệnh trên của lí trưởng đã gặp phải mọi cách đối phó của người dân khốn khổ.

- Đặc điểm của ngôn ngữ truyện:

+ Ngôn ngữ người kể chuyện: rất ít lới, mỗi cảnh có khoảng 2 dòng, như muốn để người đọc thiểu lấy ý nghĩa.

+ Ngôn ngữ các nhân vật: lời đối thoại rất tự nhiên, sinh động,... thể hiện đúng thân phận và trình độ của họ. Ngôn ngữ của lí trưởng không mang kiểu cách hành chính nào cả... Qua ngôn ngữ các nhân vật, người đọc có thể hình dung đó là một xã hội hỗn độn. - Giá trị hiện thực và ý nghĩa phê phán của truyện: Tác già dùng bút pháp trào phúng để châm biếm trò lừa bịp của chính quyền. Nội dung truyện không phải hoàn toàn bia đặt. Để tách người dân khỏi ảnh hưởng của các phong trào yêu nước, thực dân Pháp đã bày ra các trò thể dục thể thao (đua xe đạp, thi bơi lội, đấu bóng đá) để đánh lạc hướng. Do đó truyện cười ra nước mắt này có ý nghĩa hiện thực, có giá trị châm biếm sâu sắc.

b) Gợi ý xây dựng dàn bài

Mở bài : Giới thiệu ngắn gọn về truyện ngắn Tinh thần thể dục của nhà văn Nguyễn Công Hoan.

Thân bài .

- Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn Tinh thần thể dục: kết cấu truyện độc đáo mâu thuẫn trong truyện nhiều dạng vẻ và ý nghĩa của cái cười trong truyện ngắn Tinh thần thể dục.

Kết bài: Qua tác phẩm, cần thấy được mối quan hệ giữa văn học và thời sự ; văn học và sự thức tỉnh xa hội.

2. Đề 2

a.Tìm hiểu đề, định hướng bài viết:

- Đề yêu cầu nghị luận về một khía cạnh của tác phẩm: nghệ thuật sử dụng ngôn từ.

- Các ý cần có:

+ Giới thiệu truyện ngắn Chữ người tử tù, nội dung và đặc sắc nghệ thuật, chủ đề tư tưởng của truyện. + Tài năng nghệ thuật trong việc sử dụng ngôn ngữ để dựng lại một vẻ đẹp xưa- một con người tài hoa, khí phách, thiên lương nên ngôn ngữ trang trọng (dẫn

- GV nêu yêu cầu và gợi ý. - HS thảo luận và trình bày.

chứng ngôn ngữ Nguyễn Tuân khi khắc họa hình tượng Huấn Cao, đoạn ông Huấn Cao khuyên quản ngục).

+ So sánh với ngôn ngữ trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong Hạnh phúc của một tang gia để làm nổi bật ngôn ngữ Nguyễn Tuân.

b. Lập dàn ý:

- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận - Thân bài:

+ Tài năng nghệ thuật trong việc sử dụng ngôn ngữ + So sánh với ngôn ngữ trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong Hạnh phúc của một tang gia

- Kết bài: Nhận xét, đánh giá về ý nghĩa của sự khác nhau về giọng văn, từ ngữ trong hai tác phảm và đoạn trích

HĐII.

Từ hai bài tập trên, GV tổ chức cho HS rút ra cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.

- HS phát biểu. GV nhận xét, nhấn mạnh những ý cơ bản.

Một phần của tài liệu Bài soạn Ga ki II đến T74 theo chuanKTKN (Trang 25 - 29)