Xung đột lợi ích và lợi thế cạnh tranh không công bằng

Một phần của tài liệu Hệ thống thông tin quản lý và hiện đại hóa ngân hàng (Trang 27)

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC ĐẤU THẦU, MUA SẮM

4. Xung đột lợi ích và lợi thế cạnh tranh không công bằng

4.1. Quy đ nh c a NHTG

NHTG yêu cầu tư vấn phải đảm bảo thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp, khách quan, trung lập và luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết và phải tránh trường hợp xảy ra xung đột giữa công việc đang thực hiện với các công việc khác hoặc với lợi ích riêng của họ. Nhà thầu tư vấn sẽ không được

thuê trong các trường hợp bị coi là xung đột lợi ích.3

4.2. Quy đ nh c a Vi t Nam

Theo Luật Đấu thầu, để bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi không được tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập thiết kế kỹ thuật của Dự án, nhà thầu tư vấn đã tham gia thiết kế kỹ

thuật của Dự án không được tham gia đấu thầu các bước tiếp theo.4

Những hành vi vi phạm có thể dẫn tới xung đột lợi ích như:5

1 Điều 8, Luật Đấu thầu.

2 Khoản b,c,d, Điều 11 Luật Đấu thầu ; Điều 3, Nghị định 85.

3 Mục 1.9, HDTV; Chương 4, STTV.

4 Khoản a, Điều 11, Luật Đấu thầu.

5 Điều 12, Luật Đấu thầu.

- Cấm tổ chức hoặc cá nhân vừa tham gia đánh giá HSDT vừa thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đối với cùng một gói thầu;

- Cấm tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu đối với gói thầu do mình

làm bên mời thầu;

- Nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp hàng hóa cho gói thầu do mình

cung cấp dịch vụ tư vấn;

- Sắp đặt để cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng,

con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột tham gia các gói thầu mà mình làm bên mời thầu hoặc là thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, tổ chuyên gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc là người phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

Một phần của tài liệu Hệ thống thông tin quản lý và hiện đại hóa ngân hàng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)