CBCC có tinh thần trách nhiệm, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao
Để tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, cần phải tiến triển khai các giải pháp cụ thể là:
Kiện toàn tổ chức bộ máy kiểm tra nội bộ tại các Chi cục; điều động nguồn lực từ các Chi cục để tiến hành kiểm tra chéo giữa các đơn vị;
Thời gian thực hiện kiểm tra chéo là Quý I hàng năm. Thời gian thực hiện là 30 ngày/1cuộc thanh tra/1Chi cục (quy định tại Luật Thanh tra), ngoài thời gian này các Chi cục tự tổ chức kiểm tra. Bởi vì, vào đầu năm đơn thƣ khiếu tố phát sinh ít, thời gian này chƣa cần thiết thanh tra kiểm tra NNT dễ gây tâm lý không tốt cho NNT.
Lựa chọn nội dung chuyên đề cần thanh tra phù hợp: Căn cứ vào số liệu lịch sử đƣợc lƣu giữ các năm trƣớc và thông tin thu thập từ các Phòng chức năng để xác định nội dung chuyên đề cần thanh tra. Cần tập trung các chuyên đề có rủi ro cao nhƣ: Thu, nộp thuế vào Ngân sách; chế độ miễn, giảm thuế thông qua chính sách ƣu đãi đầu tƣ; quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế; phúc tra kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở NNT.
Lập kế hoạch, đề cƣơng thanh tra: Từ tháng 11 hàng năm, sau khi có định hƣớng chỉ đạo của Tổng cục Thuế, Phòng Kiểm tra nội bộ chủ động lập kế hoạch. Dự kiến chuyên đề thanh tra, số lƣợng đơn vị thanh tra. Các Trƣởng đoàn lập đề cƣơng thanh tra theo nội dung từng cuộc thanh tra tại Chi cục do mình làm trƣởng đoàn. Tập huấn cho các thành viên đoàn thanh tra: Căn cứ nội
105
dung chuyên đề thanh tra và đề cƣơng đƣợc Lãnh đạo Cục phê duyệt Phòng Kiểm tra nội bộ tổ chức tập huấn chung cho cán bộ tham gia đợt thanh tra. Thời gian tổ chức chậm nhất là trƣớc 05 ngày công bố quyết định thanh tra.
Tổ chức triển khai thanh tra -Tổng kết cuộc thanh tra: Sau khi tập huấn nghiệp vụ, dự thảo quyết định thành lập các Đoàn thanh tra số lƣợng từ 3 đến 4 đồng chí, bố trí xen kẽ cán bộ của các Chi cục. Các đoàn phân công thu thập tài liệu, nghiên cữu kỹ các văn bản chế độ chính sách, pháp luật thuế, quy trình quản lý và văn bản liên quan đến nội dung thanh tra. Các Trƣởng đoàn thống nhất lập các biểu mẫu để các đơn vị đựợc thanh tra cung cấp số liệu theo yêu cầu nội dung cuộc thanh tra. Sau khi hoàn thành việc thanh tra (Biên bản thanh tra đƣợc ký tại đơn vị), Trƣởng phòng Kiểm tra nội bộ tổng hợp kết quả thanh tra chung tại các đơn vị báo cáo Lãnh đạo Cục. Lãnh đạo Cục kết luận thanh tra tại Hội nghị đƣợc tổ chức ở Văn phòng Cục. Thành phần gồm: ở Chi cục gồm Lãnh đạo Chi cục; các Tổ, Đội trƣởng liên quan nội dung thanh tra; ở Cục gồm: Trƣởng phòng Tổ chức cán bộ, Trƣởng phòng Tổng hợp dự toán, các Đoàn Thanh tra. Thông báo kết quả thanh tra đến các đơn vị trong toàn ngành để cùng rút kinh nghiệm chung, chấn chỉnh những thiếu sót, sai phạm. Thực hiện kiến nghị và xử lý sau thanh tra phải đƣợc theo dõi chặt chẽ, có báo cáo kết quả thực hiện Kết luận thanh tra. Phòng Kiểm tra nội bộ phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ xem xét đề nghị Hội đồng kỷ luật xử lý những tập thể, cá nhân có sai phạm, gắn với công tác thi đua, khen thƣởng hàng năm.