Chuyển sang cơ chế thanh tra, kiểm tra theo mức độ rủi ro về thuế
Chuyển hẳn từ cơ chế thanh tra, kiểm tra nhằm vào tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện hành sang cơ chế thanh tra, kiểm tra theo mức độ các vi phạm về thuế, có gian lận thuế mới thanh tra, kiểm tra, không có gian lận thì không thanh tra, kiểm tra. Sau đây gọi là thanh tra, kiểm tra theo mức độ rủi ro về thuế nhằm không gây phiền hà, cản trở công việc kinh doanh của ngƣời nộp thuế, không làm tốn kém về nguồn lực,các chi phí không cần thiết cho cơ quan thuế. Theo các mô hình sau:
- Chuyển đổi từ việc thanh tra, kiểm tra theo diện rộng sang thanh tra, kiểm tra theo hệ thống tiêu thức lựa chọn, đi vào chiều sâu theo mức độ vi phạm. - Chuyển hoạt động thanh tra, kiểm tra chủ yếu tiến hành tại cơ sở kinh doanh sang thanh tra, kiểm tra chủ yếu tiến hành tại cơ quan thu
- Chuyển từ thanh tra kiểm tra toàn diện sang thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề và nội dung vi phạm.
Xây dựng và áp dụng mô hình tuân thủ của ngƣời nộp thuế vào công tác thanh tra, kiểm tra thuế
Trên cơ sở phân loại Ngƣời nộp thuế theo hành vi tuân thủ, thực hiện phân tích, đánh giá lựa chọn đối tƣợng thanh tra, kiểm tra thuế áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro và lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm.
Áp dụng công nghệ tin học vào công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
Hiện nay trên toàn quốc đã áp dụng tin học vào công tác kiểm tra, thanh tra thuế đó là đã sự dụng phần TPR về phân tích rủi ro trong việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
96
Xây dựng và triển khai thực hiện các kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế
Đƣợc thực hiện đối với từng trƣờng hợp (thu thập thông tin, đánh giá rủi ro, lập hồ sơ thanh tra, kiểm tra, lập chứng cứ, đánh giá sau thanh tra…).
- Xây dựng và triển khai thực hiện kỹ năng phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong thanh tra, kiểm tra thuế
- Xây dựng và triển khai thực hiện kỹ năng sử dụng thông tin kinh tế ngành trong thanh tra, kiểm tra thuế
Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp với các ngành có liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế
- Phối hợp với Hải quan, Bộ Tài chính và các cơ quan khác của Chính phủ trong việc chia xẻ các thông tin, tình hình về sản xuất kinh doanh Ngƣời nộp thuế
- Phối hợp Công an, Toà án, Viện kiểm sát…xây dựng chƣơng trình phối hợp điều tra các trƣờng hợp trốn thuế, gian lận thuế
Phát triển các chƣơng trình thanh tra, kiểm tra đặc biệt theo chuyên ngành và theo từng lĩnh vực
- Xây dựng và thực hiện chƣơng trình, biện pháp thanh tra, kiểm tra đối với các đối tƣợng sử dụng các giao dịch điện tử theo qui định của Luật giao dịch điện tử
- Xây dựng và thực hiện chƣơng trình, biện pháp thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá đối với các công ty đa quốc gia và các giao dịch quốc tế
- Xây dựng và thực hiện chƣơng trình, biện pháp thanh tra, kiểm tra đối với các ngƣời nộp thuế lớn
Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp với các ngành có liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế
- Phối hợp với Hải quan, Bộ Tài chính và các cơ quan khác của Chính phủ trong việc chia xẻ các thông tin, tình hình về sản xuất kinh doanh Ngƣời nộp thuế
97
- Phối hợp Công an, Toà án, Viện kiểm sát…xây dựng chƣơng trình phối hợp điều tra các trƣờng hợp trốn thuế, gian lận thuế
Xây dựng quy trình nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế
- Xây dựng quy trình thanh tra, kiểm tra trong cơ chế tự khai, tự nộp sử dụng kỹ thuật đánh giá rủi ro theo các nguyên tắc của Luật quản lý thuế:
+ Thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến ngƣời nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của ngƣời nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế;
+ Không cản trở hoạt động bình thƣờng của cơ quan, tổ chức, cá nhân là ngƣời nộp thuế;
+ Tuân thủ quy định của Luật quản lý thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Xây dựng các qui trình thanh tra, kiểm tra đối với các đối tƣợng đặc biệt: thanh tra, kiểm tra trên máy tính, thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá, thanh tra, kiểm tra các giao dịch thƣơng mại điện tử.
Xây dựng các sổ tay nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra ngƣời nộp thuế
Thực hiện xây dựng chuyên sâu theo từng loại kinh doanh đặc thù, theo ngành nghề kinh tế chủ yếu: Xây dựng, Điện lực, Than, Ngân hàng, Bảo hiểm, Dầu khí, Xăng dầu, Bƣu điện, Ôtô...