4. Kết cấu của đề tài
4.2.3 Đánh giá sự chênh lệch trong tiền lương của người lao động theo giới
Kết quả hồi quy hai giai đoạn của hàm thu nhập Mincer cho thấy biến tình trạng hôn nhân của người lao động tác động không có ý nghĩa thống kê đến thu nhập bình quân của cả lao động nam và nữ. Do vậy, trong tính toán phân tách sự khác biệt tiền lương sẽ loại bỏ biến tình trạng hôn nhân này.
Như đã đề cập ở chương 3, ở khu vực thành thị Việt Nam thu nhập trung bình của lao động nữ thấp hơn thu nhập trung bình của lao động nam ở mức trên 13%. Đi sâu phân tích sự chênh lệch này theo phương pháp Oaxaca (1973) cho thấy đa phần sự chênh lệch về thu nhập theo giới nêu trên bắt nguồn từ khác biệt do đối xử. Cụ thể, với cấu trúc lương cân bằng theo lao động nam (được xem là cấu trúc lương không có bất bình đẳng) thì phần khác biệt do phân biệt đối xử là 0,15 chiếm gần 50% khoảng cách thu nhập giữa lao động nam và nữ (Phụ lục 4.10). Điều này càng thể hiện mạnh hơn ở cấu trúc lương cân bằng theo lao động nữ. Ở đây, yếu tố khác biệt do đối xử chiếm đến
trên 70% sự khác biệt thu nhập (Phụ lục 4.11). Điều này phù hợp với kết luận của Oaxaca và Ransom (1994) khi cho rằng phần chênh lệch do phân biệt đối xử lớn hơn so với phần chênh lệch do năng suất lao động.
Ngoài ra, kết quả còn cho thấy, năng suất lao động (khả năng tạo ra sự khác biệt tiền lương) của lao động nam cao hơn lao động nữ. Điều này cũng được thể hiện ở phương pháp trọng số của Neumark (Phụ lục 4.12).
Xét về mức phân tách sự khác biệt trong tiền lương theo giới, cả hai phương pháp Oaxaca (1973) và Neumark (1988) cho thấy rõ hai yếu tố cơ bản tạo ra sự khác biệt. Tuy nhiên, xét về mức tác động của hai yếu tố này thì giữa hai phương pháp có sự chênh lệch đáng kể. Khoảng cách thu nhập tính theo phương pháp Neumark là thấp hơn đáng kể so với phương pháp Oaxaca. Đồng thời, kết quả được tính toán theo phương Neumark cho thấy khác biệt do phân biệt đối xử chỉ chiếm 33% so với mức 50% hoặc 70% theo phương pháp Oaxaca. Điều này cũng được tìm thấy ở nghiên cứu Sebaggala Richard (2007).
Các giá trị tính toán của *
(βm−β )Xm và *
(β −βf)Xf trong công thức 1.7 đều có dấu giống nhau. Đây là phần khác biệt trong thu nhập không giải thích được hoặc gọi là phần thiên vị đối xử (Neumark, 1988). Theo đó, sự khác biệt trong thu nhập sẽ được thu hẹp nếu giảm được giá trị phần thiên vị này. Sự chênh lệch giữa mức thu nhập trung bình của người lao động nam và lao động nữ so với mức lương cân bằng trên thị trường có thể được hạn chế bằng việc kiểm soát những biến số có *
(βm−β )Xm + (β*−βf)Xf nhỏ hơn 0. Cụ thể có hai trường hợp làm giảm sự thiên vị trong tiền lương giữa lao động nam và nữ. Thứ nhất, một trong hai cặp giá trị *
(βm−β )Xm và *
(β −βf)Xf mang giá trị âm. Thứ hai, cả hai *
(βm−β )Xm và *
(β −βf)Xf mang giá trị âm.
Kết quả phân tích Neumark [phụ lục 4.12] cho thấy các biến như số năm đi học, số năm kinh nghiệm bình phương, khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài cần được xem xét để hạn chế sự khác biệt do thiên
vị đối xử. Ở chiều hướng ngược lại, các biến số năm kinh nghiệm, trình độ cao đẳng – đại học, dạy nghề lại có xu hướng dẫn đến gia tăng sự thiên vị đối xử. Tuy nhiên, xu hướng gia tăng ở các biến này là rất nhỏ so với xu hướng làm giảm sự thiên vị ở các biến số năm đi học, khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Xem xét và kiểm soát hai xu hướng này sẽ làm giảm sự chênh lệch về thu nhập trung bình giữa lao động nam và nữ.
Bảng 4.4: Tổng hợp phương pháp phân tích sự khác biệt trong thu nhập giữa hai phương pháp Oaxaca (1973) và Neumark (1988)
Oaxaca (1973)
Sử dụng cấu trúc lương theo lao động Nam
Sự khác biệt 0,3049
Do phân biệt đối xử 0,1500
Do khác biệt năng suất làm việc 0,1549
Sử dụng cấu trúc lương theo lao động Nữ
Sự khác biệt 0,3049
Do phân biệt đối xử 0,2185
Do khác biệt năng suất làm việc 0,0864
Neumark (1988)
Sự khác biệt 0,1100
Do phân biệt đối xử 0,0364
Do khác biệt năng suất làm việc 0,0736
Tóm lược ý chính chương 4:
Kết quả hồi quy hàm thu nhập Mincer theo phương pháp hồi quy hai giai đoạn thể hiện khả năng giải thích cao và hoàn toàn phù hợp với lý thuyết. Đồng thời nó cũng khắc phục được các hiện tượng ước lượng thiên chệch, phương sai thay đổi và tự tương quan giữa các biến.
Đi sâu phân tách sự khác biệt về tiền lương giữa người lao động nam và lao động nữ ở khu vực thành thị Việt Nam theo cả hai phương pháp Oaxaca (1973) và Neumark (1988) đều cho thấy có hiện tượng chênh lệch do phân biệt đối xử. Tuy nhiên, ảnh hưởng của hiện tượng này ở mỗi phương pháp là có sự khác nhau. Cụ thể, phương pháp phân tách Oaxaca (1973) cho thấy hiện tượng phân biệt đối xử giữa người lao động nữ so với lao động nam khu vực thành thị Việt Nam chiếm áp đảo so với hiện tượng chênh lệch do hiệu quả hay năng lực làm việc. Điều này hoàn toàn ngược lại ở phương pháp phân tách có trọng số lương của Neumark.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ