4. Kết cấu của đề tài
2.3.3 Cách thức ước lượng
2.3.3.1 Phương pháp ước lượng
Các biến số năm đi học, hoặc số năm kinh nghiệm của người lao động có quan hệ rất với các đặc tính hộ gia đình (X14, X15, X16). Theo Angrist và Krueger (1991), các hệ số ước lượng theo phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu thông thường (OLS) cho các công thức 1.2; 1.4; 1.5 ở chương 1 sẽ bị thiên chệch (bias). Kết quả theo phương pháp hồi quy hai bước sẽ khắc phục được hiện tượng thiên chệch này. Tuy nhiên, khả năng giải thích của mô hình theo phương pháp hồi quy này lại có mức giải thích không cao so với phương pháp hồi quy thông thường. Việc lựa chọn phương pháp hồi quy nào tùy thuộc vào mục đích của đề tài nghiên cứu. Đề tài này tập trung ở mức đánh giá, kiểm định sự bất bình đẳng trong thu nhập theo giới, không tập trung đi sâu vào phân tích các yếu tố tác động đến việc nâng cao thu nhập của người lao động. Do vậy, đề tài sử dụng phương pháp hồi quy hai bước để đánh giá đúng đắn hơn về thực trạng bất bình đẳng ở Việt Nam. Theo đó, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động được ước lượng bằng phương pháp hồi quy hai bước với các biến công cụ IV (Instrumental Variables) là các biến đặc tính hộ. Cụ thể, biến số năm đi học (X1)
được ước lượng bước đầu theo các biến về trình độ học vấn của cha mẹ (X14), tình trạng hôn nhân của cha mẹ (X15), và tình trạng nghèo của hộ (X16). Tiếp đến thực hiện hồi quy bước hai của thu nhập từ tiền lương theo các biến công cụ (từ X2 đến X13).
Kết quả của quá trình ước lượng hai bước được sử dụng để phân tách sự khác biệt trong tiền lương của lao động nam và nữ. Quá trình này được thực hiện theo phương pháp Neumark (công thức 1.7) với chỉ số mức công bằng trên thị trường β* được tính theo Blinder và Cotton (công thức 1.9) đã được trình bày trong chương 1.
2.3.3.2 Kiểm định mô hình
a. Kiểm định biến nội sinh
Kiểm định Hausman sẽ xác định lại các biến nội sinh (endogenous) trong biểu thức ước lượng bằng cách đánh giá ý nghĩa thống kê của giá trị phần dư γ của biểu thức hồi quy (phương trình 2.3) trong biểu thức hồi quy ban đầu (phương trình 2.4). Cụ thể quá trình được thực hiện như sau:
Xét phương trình hồi quy sau:
13 0 1 i i i Y β β X ε = = +∑ + (2.2)
Với X1 là biến nội sinh, thực hiện hồi quy X1 với tất cả các biến còn lại (kể cả các biến công cụ X14 – X16) 16 1 0 2 i i X =α +∑αX +γ (2.3)
Thực hiện hồi quy với giá trị X1 được ước lượng vào phương trình 2.2, đồng thời đánh giá ý nghĩa thống kê của hệ số δ.
13 0 1 i i i Y β β X δγ ε = = +∑ + + (2.4)
Nếu hệ số δ ≠ 0 có ý nghĩa thống kê thì biến X1 được xem là biến nội sinh, do vậy, ước lượng 2SLS là thích hợp.
Ngoài ra, kiểm định Hausman có thể được thực hiện bằng cách ước lượng ε theo γ và đánh giá δ từ phương trình 2.4 như sau:
ε δγ φ= + (2.5)
b. Kiểm định các biến công cụ (IV)
Một biến công cụ tốt sẽ thỏa mãn đồng thời hai tính chất: không tương quan với sai số ε của mô hình hồi quy gốc (phương trình 2.2) và đồng thời có mối tương quan chặt với biến nội sinh của nó (biến X2). Quy trình kiểm định tính hiệu quả của các biến công cụ được thực hiện như sau:
Bước 1: Thực hiện hồi quy hai giai đoạn phương trình 2.2 và nhận giá trị ε Bước 2: Hồi quy ε theo tất cả các biến trong mô hình (n = 16), nhận lấy giá trị
R2. Tính n*R2, và xem n*R2 có phân phối gần đúng Chi bình phương với bậc tự do p (p = 3 là số biến công cụ trong mô hình)
Bước 3: với giả thuyết Ho cho rằng các biến công cụ không có mối tương quan với ε, nếu n*R2 vượt quá giá trị tới hạn của 2
p
χ thì có thể kết luận rằng có ít nhất một biến công cụ có mối tương quan với sai số ε.
c. Kiểm định về hiện tượng phương sai thay đổi
Mô hình tồn tại biến nội sinh, do vậy, hiện tượng phương sai thay đổi cũng cần phải kiểm định. Tuy nhiên, với phần mềm STATA, hiện tượng phương sai thay đổi được khắc phục bằng tùy chọn robust trong câu lệnh ivreg. Tuy nhiên, để đảm bảo hiện tượng này được khắc phục, kiểm định Breush – Pagan được sử dụng.
2.4 Quy trình phân tích
Quy trình phân tích của đề tài được thực hiện theo 3 bước được thể hiện trong hình 2.3 như sau:
Bước 1: Từ khung lý thuyết được xây dựng, tiến hành khảo sát thu thập và xử lý dữ liệu. Dữ liệu (biến) sau khi được xử lý và kiểm định được dùng để thực hiện thống kê mô tả. Kết quả của thống kê mô tả sẽ cho thấy mối quan hệ cơ bản giữa các biến trong mô hình.
Bước 2: Thực hiện hồi quy hàm thu nhập Mincer. Quá trình hồi quy được thực hiện trong sự so sánh giữa hai phương pháp hồi quy thông thường (OLS) và hồi quy hai giai đoạn (2SLS). Kết quả của mô hình sẽ được đánh giá qua các thủ tục Hausman, kiểm định đa cộng tuyến (VIF), kiểm định phương sai thay đổi (Breush – Pagan)
Bước 3: Kết quả của mô hình sau khi được đánh giá là đúng và hiệu quả sẽ được sử dụng để đánh giá tình trạng bất bình đẳng của người lao động ở khu vực đô thị. Dựa vào các đánh giá này, tác giả từ đó đưa ra các gợi ý chính sách.
Hình 2.3: Sơ đồ các bước thực hiện phân tích trong nghiên cứu
Tóm lược ý chính chương 2:
Bộ dữ liệu cho cả nước sau khi trích lọc bao gồm 13.014 quan sát (bao gồm 5.784 lao động nữ và 7.230 lao động nam). Tuy nhiên, đề tài chỉ sử dụng số liệu lao động ở đô thị với 4.116 quan sát. Hàm thu nhập của người lao động được ước lượng theo phương pháp hồi quy 2 bước với biến số năm kinh nghiệm là biến nội sinh. Kết quả ước lượng được kiểm định từ việc đánh giá ý nghĩa các biến nội sinh lẫn các biến công cụ cùng với các kiểm định khác về phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan của các biến.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
Mục đích của chương này tập trung vào mô tả tổng quát thực trạng suất sinh lợi của người lao động Việt Nam nói chung và người lao động khu vực Đô thị nói riêng. Nội dung đi sâu trình bày các phần: (i) cấu trúc thu nhập của người lao động theo giới, học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng và thành phần kinh tế. (ii) kiểm định sự khác biệt trong thu nhập của người lao động theo giới, tình trạng hôn nhân, học vấn…