Kết quả hồi quy hàm thu nhập Mincer

Một phần của tài liệu Luận văn Đánh giá bất bình đẳng giới trong thu nhập của người lao động ở khu vực đô thị Việt Nam (Trang 42)

4. Kết cấu của đề tài

4.2 Kết quả hồi quy hàm thu nhập Mincer

4.2.1 Kiểm định mô hình

Mô hình được ước lượng theo phương pháp hồi quy hai giai đoạn (2SLS) trong sự so sánh với phương pháp hồi quy thông thường (OLS) cho hai nhóm người lao động. Sự phù hợp của mô hình được khẳng định thông qua các kiểm định sau:

4.2.1.1. Kiểm định biến nội sinh

Kết quả kiểm chứng hiệu quả của biến nội sinh cho thấy biến số năm đi học là biến nội sinh tốt trong đề tài. Với mức giải thích R bình phương hiệu chỉnh trên 86% và có ảnh hưởng lên khả năng giải thích của mô hình (xem phụ lục 4.4).

4.2.1.2. Kiểm định biến công cụ IV

Các biến công cụ IV trong mô hình bao gồm biến dân tộc, tình trạng hôn nhân của cha mẹ, trình độ học vấn của cha mẹ và các biến vùng được sử dụng để ước lượng biến nội sinh là cần thiết (không dư thừa) và có ý nghĩa giải thích, ý nghĩa thống kê cao (xem phụ lục 4.5).

Kết quả kiểm định Durbin - Wu - Hausman với giả thuyết Ho cho rằng không có sự khác biệt về các hệ số giữa hai mô hình. Với mức p = 0,0000 (giá trị kiểm định chi bình phương bằng 171: phụ lục 4.7) thì có thể bác bỏ giả thuyếtHo. Mô hình hồi quy theo phương pháp 2SLS cho kết quả tốt hơn, nhất là về tính không thiên chệch của ước lượng.

4.2.1.4. Kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan

Hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình được khắc phục bằng kỹ thuật robust (với tùy chọn robust sau câu lệnh ivreg của STATA). Tuy nhiên, để kiểm chứng đề tài đã sử dụng phương pháp Cameron và Trivedi để kiểm định. Kết quả kiểm định cho thấy, mô hình khắc phục được hiện tượng phương sai thay đổi (phụ lục 4.8).

Hiện tượng tự tương quan giữa các biến, ngoại trừ các biến số năm đi học, số năm kinh nghiệm và số năm kinh nghiệm bình phương là có tương quan chặt với nhau, các biến còn lại đa phần là không tương quan hoặc tương quan yếu với nhau (phụ lục 4.6).

Một phần của tài liệu Luận văn Đánh giá bất bình đẳng giới trong thu nhập của người lao động ở khu vực đô thị Việt Nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)