* Bộ rễ: Sự phân bố của rế cam, quýt phụ thuộc vào đặc tính của giống, mực nước ngầm và chế độ canh tác, chăm bón nhưng nhìn chung rễ cam, quýt
ăn nông từ 0-30cm. Sự hoạt động của rễ cam, quýt hoạt động theo chu kỳ nhất định, có 3 thời kỳ rễ hoạt động mạnh:
- Trước khi ra cành mùa xuân (khoảng tháng 2, đầu tháng 3).
- Sau khi rụng quả sinh lý đợt đầu đến lúc cành hè xuất hiện (tháng 6 đến đầu tháng 9);
- Sau khi cành mùa thu đã sung sức (khoảng tháng 10)
* Thân, cành
Đặc điểm sinh trưởng cành: Cam quýt có đặc điểm là tự rụng ngọn, sau khi cành phát triển đến mức nhất định thì ngừng lại, lúc đó ngọn và có khi cả 1 đến 2 mầm phía dưới sẽ rụng đi. Hiện tượng này liên tục xảy ra trong các đợt lộc làm cho cam quýt không có thân chính rõ rệt, cành lá rậm rạp.
Trong một năm, cam quýt ra nhiều đợt cành:
+ Cành xuân ra vào tháng 2, 3, 4 là cành mang hoa và quả, cành thường ngắn, mật độ lá dầy thích hợp để lấy mắt ghép, ghép vào vụ thu.
+ Cành hè được mọc ra từ cành xuân cùng năm, thường ra vào tháng 5 - 7, là cành dài nhất, cành có mật độ lá thưa và to.
+ Cành thu: Ra vào tháng 8, 9 phát sinh ra chủ yếu từ cành xuân và cành hè cùng năm.
+ Cành đông: Ra vào tháng 11, 12, thường sinh ra trên cành quả vô hiệu, cành đông là cành yếu nhất trên các loại cành.
+ Cành mẹ: Là cành cành quả nó có thể là cành xuân, cành hè hoặc cành thu năm trước.
+ Cành dinh dưỡng không mang hoa quả mà chỉ có lá xanh làm quang hợp. + Cành quả: Cành quả có lá thường đậu quả tốt hơn cành không có lá.
* Lá cam, quýt: Vốn có lá kép nhưng chỉ còn lại lá dấu vết cành lá dưới
gốc lá đơn, cành lá là một đặc điểm để phân biệt giữa các giống. Trung bình từ 15-24 tháng, hết thời kỳ sinh trưởng thì lá rụng rải rác. Lá quan hệ chặt chẽ với sản lượng quả vậy cần phải giữ bộ lá xanh tốt.
* Hoa
Công thức hoa: K5C5A(20-40)G(8-15)
Hoa bưởi đa số là hoa tự chùm hoặc tự bông, hoa tự có khi mang lá hoặc không có lá. Hoa không có lá nhiều hơn, nụ hoa to, tràng hoa 3 - 5 cánh tách biệt, cánh hoa có màu trắng, dày. Những hoa có khả năng đậu thành quả là chùm hoa nằm ở nách lá vì vậy cần tỉa bỏ những hoa không nằm ở nách lá, hoa chùm để tránh tiêu hoa dinh dưỡng.
* Quả: Thuộc loại quả mọng khi còn xanh chứa nhiều axit đến khi chín
thì lượng axit giảm, hàm lượng đường và chất tan tăng lên. Cấu tạo quả gồm 2 phần: vỏ ngoài và vỏ giữa.
- Phần vỏ ngoài: Gồm lớp biểu bì trên là biểu bì của tử phòng do các tế bào có chất sừng dày hình thành xen kẽ có các khí khổng.
- Phần vỏ giữa gồm 2 lớp: Lớp sắc tố và lớp trắng.
+ Lớp sắc tố do mấy chục tầng tế bào chứa nhiều sắc tố hợp thành một lớp mỏng. Khi quả còn xanh nhờ diệp lục mà quả có thể quang hợp được. Khi quả già và chín thì quả có màu vàng hoặc đỏ.
+ Lớp trắng: Dưới lớp sắc tố là lớp trắng (lớp cùi) lớp này có thể màu trắng, màu vàng hoặc màu hồng nhạt, độ dày của lớp trắng thay đổi tuỳ giống.
- Quả có hai đợt rụng quả sinh lý:
+ Đợt 1: Sau khi ra hoa khoảng một tháng (tháng 3 - tháng 4) quả còn nhỏ khi rụng mang theo cả cuống.
+ Đợt 2: Khi quả đạt đường kính 3 - 4cm (cuối tháng 4) quả rụng không mang theo cuống.
* Hạt: tuỳ theo giống mà có sự khác nhau về kích thước, số lượng, màu
sắc và phôi hạt. Các loại quả có múi phần lớn là hạt đa phôi, riêng bưởi là hạt đơn phôi [7].