Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học và khả năng cho năng suất, chất lượng của các dòng Bưởi lai có triển vọng tại Thái Nguyên (Trang 37)

* Phương pháp nghiên cứu về đặc điểm hình thái

- Các chỉ tiêu theo dõi hình thái thân, cành

+ Đặc điểm phân cành (dạng phân cành): góc phân cành <450, thân cây phân cành đứng, góc phân cành >450, thân cây phân cành ngang.

+ Hình dạng tán: quan sát, đánh giá bằng mắt.

+ Độ cao phân cành: Đo từ mặt đất đến vị trí phân cành cấp I thấp nhất. + Mật độ gai.

- Các chỉ tiêu theo dõi hình thái lá Trên mỗi cây lấy 6 lá

+ Kích thước lá: đo chiều dài, chiều rộng.

+ Kích thước eo lá: đo chiều dài, chiều rộng eo lá. + Màu sắc lá, hình dạng lá, mép lá.

- Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái:

Theo phương pháp nghiên cứu sinh học cây cam quýt của Đại học tổng hợp Kyushu Nhật Bản kết hợp với quy phạm khảo nghiệm giống cam quýt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (10TCN-2007), mỗi giống nghiên cứu trên 5 cây, theo dõi các chỉ tiêu: đánh giá hình dạng tán; đường kính gốc (đo đường kính gốc cách mặt đất 20 cm); chiều cao cây (chiều cao tính từ mặt đất đến đỉnh tán cây); đường kính tán (đo đường kính tán theo hai chiều đông - tây và nam - bắc tính trung bình); độ phân cành: (tính số lượng cành cấp I và cành cấp II, tỷ lệ cành cấp II/cành cấp I); mật độ gai (đánh giá mật độ gai theo chỉ tiêu: thưa, trung bình, dày...), hình thái lá (đo đếm chiều dài, rộng của lá và eo lá, đảm bảo số mẫu nghiên cứu n ≥ 30).

* Phương pháp nghiên cứu về các chỉ tiêu sinh trưởng

- Các chỉ tiêu theo dõi đặc điểm sinh trưởng + Đường kính gốc (cm): đo cách mặt đất 20 cm.

+ Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến điểm cao nhất của tán cây (đo toàn bộ cây thí nghiệm vào tháng 8 - 9).

+ Đường kính tán (cm): Đo hai chiều Đông - Tây, Nam - Bắc, cộng lại, chia trung bình.

+ Khả năng phân cành: Đếm số cành cấp 1, trên toàn bộ số cây thí nghiệm. + Đường kính cành cấp I: Đo cách ở vị trí cách thân chính 5 cm.

+ Tổng số lộc/cây của mỗi giống thí nghiệm.

+ Thời gian sinh trưởng của lộc (từ khi nhú lộc đến khi lộc thuần thục). + Xác định số mắt lá và số lá/lộc thuần thục trên các đợt lộc.

+ Xác định chiều dài và đường kính của lộc thuần thục (trên cành thí nghiệm chọn ngẫu nhiên 6 lộc/ 1 giống /1 đợt lộc, 7 ngày/1 lần, đo chiều dài của lộc từ gốc cành đến đỉnh sinh trưởng, đo đến khi chiều dài của lộc không thay đổi ở 3 lần đo cuối thì coi như lộc đó ngừng sinh trưởng về chiều dài, lúc này lá chuyển từ màu xanh nõn chuối sang màu xanh đậm).

+ Đánh giá động thái tăng trưởng chiều dài của các đợt lộc (đo chiều dài lộc 7 ngày/lần).

+ Xác định giai đoạn sinh trưởng của các đợt lộc lộc thu, lộc đông năm 2013, lộc xuân và lộc hè trong năm 2014.

* Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng:

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các giống thí nghiệm dựa trên việc đánh giá sinh trưởng của các đợt lộc. Theo phương pháp nghiên cứu sinh học cây cam quýt của Đại học tổng hợp Kyushu Nhật Bản kết hợp với quy phạm khảo nghiệm giống cam quýt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (10TCN-2007), mỗi giống nghiên cứu trên 5 cây, trên mỗi cây chọn 5 - 6 cành ngang tán, đều về 4 phía, chọn cành có đường kính từ 1,5 - 2,0 cm, đảm bảo số cành theo dõi n ≥ 30, tiến hành đánh dấu cành ở phần sát với thân chính, theo dõi tình hình ra lộc, sinh trưởng của lộc trên cành thí nghiệm từ phần đánh dấu trở lên. Khi lộc ra tiến hành đánh dấu lộc, trong đó ghi rõ ngày tháng ra lộc, các đợt lộc ra trên cành thí nghiệm được theo dõi liên tục trong suốt thời gian thí nghiệm.

Chỉ tiêu theo dõi: Số đợt lộc trong năm (xuân, hè, thu, đông); thời gian sinh trưởng từ khi mọc đến thuần thục (lộc được xác định là thuần thục khi không có tăng trưởng về chiều dài, lá xanh mầu nõn chuối chuyển sang mầu xanh đậm); chiều dài cành và đường kính cành (lộc đã thuần thục): đo chiều dài và đường kính của cành và tính trung bình (đảm bảo số lượng mẫu n ≥ 30); số lá và số mắt lá/cành: đếm số lá và số mắt lá cành và tính trung bình (đảm bảo số lượng mẫu n ≥ 30); thời gian ra lộc được tính như sau: bắt đầu ra lộc (10% số lộc xuất hiện); kết thúc ra lộc (80% số lộc xuất hiện).

* Phương pháp nghiên cứu về: Các chỉ tiêu, đặc điểm ra hoa, kết quả,

chất lượng quả và khả năng cho năng suất Chỉ tiêu theo dõi

- Sự ra hoa

+ Thời gian bắt đầu nở hoa: tính từ khi cây có khoảng 10% nụ hoa nở. + Thời gian hoa nở rộ: tính từ khi có khoảng 50% số cành ra hoa. + Kết thúc nở hoa: tính từ khi nụ hoa cuối cùng nở (100% nụ nở). - Đặc điểm hình thái hoa:

+ Dạng hoa: Hoa đơn có lá, hoa đơn không lá, hoa chùm ít lá, hoa chùm mỗi lá một hoa và hoa chùm không lá.

+ Số cánh hoa/hoa + Số chỉ nhị/ hoa

- Đặc điểm quả: Màu sắc: vỏ quả, ruột quả và con tép; Chiều cao quả; Đường kính quả; Trọng lượng quả (P quả); Trọng lượng thịt quả (P thịt quả); Số múi; Số hạt (Hạt to, hạt nhỏ, hạt lép); Chất lượng quả; Tỷ lệ đậu quả; Hàm lượng đường tổng số; Hàm lượng đường khử; Axit tổng số; Vitamin C; Độ Brix.

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học và khả năng cho năng suất, chất lượng của các dòng Bưởi lai có triển vọng tại Thái Nguyên (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)