Yêu cầu sinh thái

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học và khả năng cho năng suất, chất lượng của các dòng Bưởi lai có triển vọng tại Thái Nguyên (Trang 28)

* Nhiệt độ: Cam quýt có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, chúng ưa khí hậu ẩm, nhưng do có phạm vi phân bố rộng, cho nên một số loài chịu được nhiệt độ thấp. Phần lớn cam quýt sinh trưởng trong phạm vi nhiệt độ 12 - 390C, cam quýt sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 23-290C. Những giống thích ứng với điều kiện nhiệt độ thấp thường có phẩm vị ngon, hấp dẫn, mã quả đẹp. Ở nhiệt độ 400C với thời gian kéo dài nhiều ngày, cây ngừng sinh trưởng, lá rụng, cành bị khô héo. Tuy vậy có những giống chỉ bị hại khi nhiệt độ không khí lên đến 50 - 570C (Đường Hồng Dật, 2003) [3]. Nhìn chung ở Việt Nam có thể trồng cam quýt khắp nơi từ Miền Nam cũng như miền Bắc, từ đồng bằng cũng như miền núi trừ một số vùng có sương muối kéo dài, còn các vùng khác đều có thể phù hợp với cây cam.

* Yêu cầu về ánh sáng

Cam, quýt là cây ưa sáng, nếu đủ ánh sáng thì mã quả đẹp, chất lượng tốt. Tuy nhiên cường độ ánh sáng không nên quá mạnh mẽ, cường độ thích hợp với cam quýt từ 10.000 - 15.000 lux (tương ứng với 16 - 17h trong ngày mùa hè ở nước ta), nếu quá mạnh cần phải có biện pháp che chắn, nếu quá yếu sẽ làm cho lá xanh vống, giảm hiệu suất quang hợp.

* Mưa và độẩm

Nước cần cho suốt quá trình sinh trưởng của cam quýt nhưng cần nhất vào lúc hạt nảy mầm, lúc ra hoa và quả đang đậu vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 và giai đoạn phình quả đến khi quả chuẩn bị chín. Lượng mưa thích hợp cho trồng cam quýt là từ 1000 - 2400 mm/năm, tối thiểu là 1200 mm [4]. Ở nước ta có lượng mưa phù hợp cho sinh trưởng và phát triển cam, quýt. Tuy nhiên phân bố không đều trong năm, nếu mùa khô phải tưới ẩm cho cây, cần chú ý ở mức nước ngầm cao hơn hoặc ngập úng sẽ làm rễ thối, lá rụng.

* Yêu cầu vềđất

Các giống cam, quýt có yêu cầu khác nhau về đất, nhưng nhìn chung đất trồng cam, quýt tốt nhất là đất phù sa cổ, đất thịt nhẹ tầng đất dầy, nhiều mùn, có độ PH từ 5,5 - 6,5, mực nước ngầm thấp, độ dốc vừa phải không quá 150

, tránh trồng trên đất sét hoặc đất có mực nước ngầm cao.

* Yêu cầu về dinh dưỡng

Để phát triển tốt cam, quýt cần được cung cấp đầy đủ, cân đối các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng N, P, K cũng như các nguyên tố vi lượng Cu, Mg, B.

- Đạm là nguyên tố cần thiết cho sự sinh trưởng của thân, cành. Thiếu đạm cây sẽ sinh trưởng yếu, lá ra ít và nhỏ do vậy hoa và quả kém.

- Lân là nguyên tố dinh dưỡng có ảnh hưởng quyết định đến phẩm chất quả, đồng thời làm cho cây có thể hút các chất dinh dưỡng khác tốt hơn.

- Kali có vai trò quyết định đến phẩm chất của quả, tăng sức chống chịu cho cây, hạn chế rụng quả.

- Magie có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây có múi. Các nguyên tố vi lượng khác nhau B, Fe, Cu, Zn, Mn ít nhiều đều có ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất quả.

2.1.5. Nhng khó khăn trong vic trng cam quýt nước ta

- Vườn cam quýt kinh doanh thường rất nhỏ, không tập trung; ở miền núi phía bắc Việt Nam có một số vườn rộng vài chục ha, đại bộ phận các vườn ở đồng bằng sông Mekong rất nhỏ, thường rất ít vườn có diện tích từ 1 ha trở lên, gây nhiều khó khăn trong việc cơ giới hoá, thu hái và vận chuyển.

- Trồng cam quýt gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật và phòng trừ sâu bệnh, lũ lụt ở vùng đồng bằng, xói mòn rửa trôi ở vùng đất dốc. Việt Nam thuộc vùng trồng cam quýt nhiệt đới, có thời tiết nóng, mưa nhiều. Nhiều loại bệnh hại cam quýt điển hình của vùng nhiệt đới phá mạnh như: Bệnh

greening đã phá huỷ hàng ngàn ha cam quýt ở miền núi phía bắc và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tại Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, nông trường cam Bố Hạ trong nhiều năm trước đây phải huỷ bỏ cam để trồng các loại cây trồng khác do bị bệnh greening. Theo đánh giá của Đại học Cần Thơ, trong tổng số hơn 10.000 vườn cam quýt ở đồng bằng sông Cửu Long có hơn 3.000 vườn đã nhiễm bệnh greening [2]. Trong những năm gần đây bệnh greening càng phát triển mạnh do nhập nội không chính thức nhiều giống cam quýt từ nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan và một số nước khác.

- Thị trường cam quýt trong nước và xuất khẩu không ổn định, nhất là sau sự sụp đổ của các nước đông Âu, thị trường xuất khẩu cam quýt của Việt Nam bị thay đổi theo hướng bất lợi. Do sự nhập khẩu bất hợp pháp cam quýt từ Trung Quốc với giá rẻ đã làm giá cam quýt nội địa giảm đi nhiều. Những yếu tố trên ảnh hưởng không ít đến nghề trồng cam quýt ở nước ta.

- Chưa có kế hoạch đầu tư, quy hoạch phát triển vùng trồng cam quýt một cách thống nhất, đồng bộ, đôi khi các vùng cam quýt được hình thành tự phát trong sản xuất.

2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu

2.2.1. Điu kin t nhiên

2.2.1.1. Vị trí địa lý

Xã Tức Tranh thuộc huyện Phú Lương là một xã trung du miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nằm ở phía Nam của huyện cách trung tâm thành phố 30km, với tổng diện tích là 2559,35ha. Vị trí địa lí của xã như sau:

- Phía Bắc giáp xã Phú Đô và xã Yên Lạc - Phía Đông giáp xã Minh Lập và Phú Đô - Phía Tây giáp xã Yên Lạc và xã Phấn Mễ - Phía Nam giáp xã Vô Tranh

2.2.1.2. Địa hình đất đai

a) Địa hình của xã Tức Tranh

Địa hình của xã tương đối phức tạp, nhiều đồi núi hẹp và những cánh đồng xen kẽ, địa hình còn bị chia cắt bởi các dòng suối nhỏ, đất đai thường xuyên bị rửa trôi.

b) Tình hình sử dung đất đai của xã (năm 2013)

Xã Tức Tranh có tổng diện tích là 2559,35ha, trong đó diện tích đất sử dụng là 2252,35ha, chiếm 99,73% đất chưa sử dụng là 7 ha chiếm 0,27% tổng diện tích đất tự nhiên của xã, diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, đó là những vùng đất ven đường, ven sông (Bảng 4.1).

Mặc dù là xã sản xuất nông nghiệp là chính tuy nhiên diện tích đất bình quân đầu người của xã rất nhỏ, chỉ có 0,15 ha/người trong đó đất trồng lúa chỉ có 0,03 ha/người, đất trồng hoa màu 0,008 ha/người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.3: Diện tích các loại đất của xã Tức Tranh (2010 - 2011) Loại đất Diện tích đất (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 2559,35 100 Đất nông nghiệp 1211,3 47,33 Đất lâm nghiệp 764,67 29,88 Đất ở 423,3 16,54

Đât xây dựng các công trình phúc lợi xã hội 153,08 5,98

Đất chưa sử dụng 7 0,27

Diện tích đất mặt nước của xã tương đối ít chủ yếu là sông, suối, ao, đầm. Diện tích đất mặt nước là 43,52 ha vừa có tác dụng nuôi trồng thuỷ sản vừa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt xã có khoảng 3km dòng sông Cầu chảy qua với 3 đập ngăn nước phục vụ cho việc tưới tiêu.

Đất đai của xã chủ yếu là đất đồi, diện tích đất ruộng ít, thuộc loại đất cát pha thịt, đất sỏi cơm, diện tích đất sỏi cơm chiếm tỷ lệ lớn nhất so với các loại đất khác. Nhìn chung đất có độ màu mỡ cao thích hợp cho nhiều loại cây trồng lâu năm đặc biệt là cây chè. Toàn xã trồng được 1011,3 ha chè, bình quân đạt 0,111 ha chè/người.

2.2.1.3. Điều kiện khí hậu - thủy văn

Xã Tức Tranh nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, dao động về nhiệt độ trong năm tương đối cao, thể hiện rõ ở bốn mùa. Mùa hè kéo dài từ tháng tư đến tháng 8, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 25oC, buổi trưa nhiệt độ có khi lên tới 37 - 38o

C. Độ ẩm từ 75 - 82%, trời nắng gắt, thường xuyên có mưa giông và gió lốc. Mùa Đông kéo dài từ cuối tháng 10 đến tháng 2 năm sau, với những đợt gió mùa đông bắc, nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí thấp, lượng mưa không đáng kể, hay xuất hiện sương muối, rét đậm rét hại gây nhiều khó khăn cho ngành trồng trọt, chăn nuôi của xã và sinh hoạt của người dân. Mùa xuân trời thường ấm, mưa phùn kéo dài, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh dịch cho cây trồng và vật nuôi. Khí hậu mùa thu ôn hòa, mát mẻ thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Điều kiện khí hậu của xã rất đa dạng là điều kiện thuận lợi để phát triển cây trồng vật nuôi, tuy nhiên cũng gây những khó khăn không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

* Về nguồn nước

Xã Tức Tranh có sông Cầu chảy qua, có độ dài khoảng 3km nhưng chỉ chảy qua vành đai của xã. Xã có nhiều suối nhưng phân bố không đều, làm cho công tác thủy lợi không thuận tiện gặp nhiều khó khăn. Phần lớn lượng nước tưới của xã phụ thuộc vào lượng nước mưa dẫn đến sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Để phục vụ cho nhu cầu sản xuất nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất nông nghiệp của người dân, xã đã xây dựng một trạm bơm nước cung cấp nước cho mùa khô, nâng cao năng xuất cây trồng, cải thiện đời sống nhân dân.

-Về giao thông

Huyện Phú Lương có quốc lộ 3 chạy qua nối liền thành phố Thái Nguyên - Phú Lương - Bắc Kạn. Xã Tức Tranh có mạng lưới giao thông đang được phát triển mở rộng, có đường huyện lộ rải nhựa dài 3,6km chạy qua trung tâm xã, 100% các xóm có đường ô tô đến trung tâm, ngoài ra còn có 10km đường bê tông, còn lại là đường đất.

2.2.2. Điu kin kinh tế - xã hi

- Tình hình kinh tế

Tức Tranh là một xã có cơ cấu kinh tế đa dạng bao gồm nhiều thành phần kinh tế cùng hoạt động.

+ Về sản xuất nông nghiệp: sản xuất nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn, đem lại thu nhập chính cho người dân. Trong xã có tới hơn 80% số hộ tham gia sản xuất nông nghiệp. Việc kết hợp chặt chẽ giữa trồng trọt và chăn nuôi đã nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

+ Về lâm nghiệp: Do là một xã vùng núi có nhiều đồi nên việc trồng cây lâm nghiệp cũng được chính quyền và nhân dân trong xã quan tâm thực hiện.

+ Về dịch vụ: Với đặc tính dân cư thưa, đời sống thấp nên dịch vụ mới đây mới được phát triển, chủ yếu là các hàng tạp hóa phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên hiện nay dịch vụ đang có sự phát triển đáng kể góp phần đem lại bộ mặt mới cho xã.

Nhìn chung nền kinh tế của xã còn kém phát triển, vẫn mang tính tự phát quy mô nhỏ, sản xuất chưa được cơ giới hóa cao nên hiệu quả còn thấp, đời sống nhân dân còn chưa cao.

Xã Tức Tranh có 1.983 hộ gia đình và 8.527 nhân khẩu trong đó có hơn 80% số hộ gia đình sản xuất nông nghiệp còn lại là sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

Trình độ dân trí của người dân trong xã ngày càng nâng cao. Tất cả các trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường. Năm học 2009 - 2010 tổng số học sinh trong trường mầm non là 467 em, tổng số học sinh tiểu học là 721 em, tổng số học sinh trung học cơ sở 634 em. Kết quả học sinh đã tốt nghiệp lớp 9 là 152/161 em đạt 94,4%.

Việc chăm sóc sức khỏe cho người dân ngày càng được quan tâm. Năm 2010, xã đã đưa vào hoạt động trạm y tế mới, góp phần phục vụ tốt hơn cho người dân.

-Về trồng trọt

Ngành trồng trọt đã có chuyển hướng mạnh theo hướng thâm canh tăng vụ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gieo trồng những cây mới có năng suất cao, tăng hiệu quả kinh tế.

Diện tích trồng lúa là 161,42ha, rau màu là 39,58ha, đất trồng cây hàng năm là 200ha. Theo báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2010 tình hình sản xuất trồng trọt như sau:

+ Cây lương thực và cây hoa màu

Tổng diện tích gieo trồng của vụ chiêm xuân 197/195ha đạt 101,02% kế hoạch trong đó: Diện tích lúa cao sản 143/140ha đạt 102,14%; Lúa xuân đạt 53,87 tạ/ha x 161,3ha = 868,92 tạ đạt 99,12%; Ngô đạt 35,5 tạ/ha, với diện tích 4,6ha tương đương 16,33 tấn đạt 83,72%; Các loại cây hoa màu khác như đỗ, lạc, mía... phát triển tốt và đạt chỉ tiêu đề ra.

+ Cây chè (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là loại cây trồng chủ yếu của xã, đem lại thu nhập chính cho người dân. Tổng diện tích trồng chè hiện nay đang tăng lên từng năm do một số ruộng vườn được san lấp để trồng chè.Hiện nay giá chè đã tăng lên so với những năm trước do vậy người dân đã đầu tư nhiều hơn về vốn, kỹ thuật và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao.Người dân đã mạnh đưa một số giống chè

mới vào sản xuất và bước đầu cho hiệu qủa kinh tế.

+ Cây lâm nghiệp

Công tác trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc được quan tâm thực hiện thường xuyên. Đặc biệt năm 2008 dự án 661 đã được nghiệm thu, góp phần cung cấp cây giống cho địa phương.

- Về chăn nuôi

Trong mấy năm gần đấy đã đạt được đạt được sự ổn định về cả số lượng và chất lượng. Một số giống vật nuôi được đưa vào nuôi thử nghiệm và cho khả năng thích nghi tốt, cho hiệu quả kinh tế cao so với các giống hiện có. Theo số liệu điều tra tổng đàn gia súc, gia cầm 6 tháng đầu năm 2010 như sau:

Tổng đàn trâu bò có 439 con, nhìn chung đàn trâu bò được chăm sóc khá tốt. Tuy nhiên do thời tiết lạnh kéo dài trong vụ đông cùng với sự thiếu hụt thức ăn nên sau vụ đông đàn trâu bò gầy hơn trước đó.

Tổng đàn lợn là 2470 con, phần lớn được nuôi theo phương thức tận dụng, chỉ có một số hộ gia đình có đầu tư vốn, kỹ thuật nuôi theo phương thức bán công nghiệp nên hiệu quả cao hơn. Ngoài các giống lợn địa phương thì các giống lợn lai, lợn ngoại cũng được nuôi. Tổng đàn gia cầm nuôi là 13.220 con, chủ yếu là các giống gia cầm địa phương, gà là đối tượng được nuôi chủ yếu ở đây, ngan và vịt được nuôi ít hơn

- Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa - Công ty cổ phần khai khoáng miền núi.

+ Chi nhánh đóng tại xã Tức Tranh - Phú Lương - Thái Nguyên với tổng diện tích là 05 ha. Địa giới hành chính tiếp giáp với các xã sau:

+ Phía đông bắc và đông tiếp giáp với xã Phú Đô + Phía tây và tây bắc tiếp giáp xã Yên Lạc

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Gồm các dòng Bưởi lai thuộc họ cam quýt gồm: 2X-B, TN1 , TN2, TN3, TN4, TN5, TN6, TN7, TN8, TN9, TN10, TN11, TN14, TN15, TN16, TN18, TN19, TN20

Đây là những dòng được lai tạo từ năm 1997, cây con được trồng bằng phương pháp gieo hạt, sau đó khi cây ra quả được nhân giống bằng phương pháp ghép cành. Mỗi dòng trồng từ 5-10 cây để đánh giá năng suất, chất lượng....

Các biện pháp kỹ thuật như bón phân, phòng trừ sâu bệnh, phòng trừ cỏ dại được tiến hành đồng đều trên vườn thí nghiệm.

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: trang trại xã Tức Tranh- Phú Lương- Thái Nguyên. - Thời gian: Đề tài được tiến hành từ tháng 8/2013 - 6/2014

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học và khả năng cho năng suất, chất lượng của các dòng Bưởi lai có triển vọng tại Thái Nguyên (Trang 28)