Nghiên cứu định tính được thực hiện với kỹ thuật thảo luận tay đôi để khám phá những yếu tố tác động đến sự thỏa mãn công việc. Mô hình đề xuất ban đầu ở chương 2 với 9 yếu tố được sử dụng làm cơ sở cho nghiên cứu định tính. Câu hỏi được đưa ra có tính chất gợi mở để người tham gia đóng góp thêm ý kiến từ quan điểm của mình về các tác động đến sự thỏa mãn công việc (tham khảo phụ lục 1).
Tác giả thực hiện thảo luận lần lượt với 5 nhân viên làm việc tại doanh nghiệp Tường Minh để tìm hiểu về sự thỏa mãn công việc của họ. Kết quả thảo luận với 5 nhân viên cho thấy 9 yếu tố này đều tác động đến sự thỏa mãn công việc của
Tóm tắt kết quả, nhận xét và kiến nghị Phân tích hồi qui
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Phân tích Cronbach's Alpha Thu thập số liệu nghiên cứu
Thiết kế bảng câu hỏi Thiết kế thang đo
Hiệu chỉnh mô hình và giả thuyết nghiên cứu Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu sơ bộ và giả thuyết Cơ sở lý thuyết
nhân viên. Ngoài ra, có thêm một yếu tố là “sử dụng khả năng làm việc” của nhân viên. Sau đó, tác giả tiến hành thảo luận thêm với 2 nhân viên nữa thì thấy không còn yếu tố mới nào khác.
9 yếu tố xem xét ban đầu: - Tiền lương
- Cơ hội thăng tiến
- Sự giám sát của cấp trên - Phúc lợi
- Phần thưởng cho sự thể hiện tốt - Điều kiện làm việc
- Đồng nghiệp
- Tính chất công việc - Giao tiếp trong công việc
Sau khi thực hiện nghiên cứu định tính, kết quả thu được gồm 10 yếu tố, thêm vào yếu tố “Sử dụng khả năng trong công việc”.
- Tiền lương - Cơ hội thăng tiến
- Sự giám sát của cấp trên - Phúc lợi
- Phần thưởng cho sự thể hiện tốt - Điều kiện làm việc
- Đồng nghiệp
- Tính chất công việc - Giao tiếp trong công việc