Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào thực hiện tại DNTN DV Tường Minh. Hơn nữa, mỗi doanh nghiệp có đặc điểm riêng nên việc đi vào nghiên cứu tại mỗi doanh nghiệp là cần thiết.
Các nghiên cứu trước kia cho thấy mức độ thỏa mãn đối với các yếu tố sau sẽ tác động đến sự thỏa mãn công việc:
- Tiền lương: là khoản tiền được trả cho người lao động để thể hiện việc cho tổ chức. Thang đo JDI của Smith (1969), JSS của Spector (1985) cho thấy tiền lương là một yếu tố thành phần tác động đến sự thỏa mãn công việc. Christian Grund và Dirk Sliwka (2001) nghiên cứu sự thỏa mãn công việc chịu ảnh hưởng của tiền lương.
- Thăng tiến: là cơ hội được thăng cấp bậc trong công việc. Sự giám sát của lãnh đạo: là việc lãnh đạo quan sát, chỉ dẫn nhân viên trong công việc.
Thăng tiến và sự giám sát của lãnh đạo là yếu tố thành phần được đề cập trong thang đo JDI của Smith (1969), và JSS của Spector (1985).
- Phúc lợi: lợi ích có thêm ngoài tiền lương. Nghiên cứu của Benjamin Artz (2008) cho thấy có sự tương quan cùng chiều giữa phúc lợi và sự thỏa mãn công việc. Trần Kim Dung (2005) cũng bổ sung yếu tố này trong nghiên cứu của mình với thang đo JDI.
- Phần thưởng khi làm tốt : là sự thừa nhận, biểu dương khi làm việc tốt. Yếu tố này là một thành phần đo lường sự thỏa mãn công việc trong bảng câu hỏi JSS của Spector (1985).
- Điều kiện làm việc: là chính sách, thủ tục trong công việc. Yếu tố này được Spector (1985) và Weiss cùng cộng sự (2005) đề cập trong nghiên cứu về sự thỏa mãn công việc.
- Đồng nghiệp: là những người làm việc chung trong tổ chức. Đây là yếu tố tác động đến sự thỏa mãn công việc trong thang đo JDI của Smith (1969), JSS của Spector (1985) và MSQ của Weiss, Dawis, England và Lofquist (1967).
- Tính chất công việc: là các khía cạnh của bản thân công việc. Đây là yếu tố tác động sự thỏa mãn công việc trong thang đo JDI của Smith (1969), JSS của Spector (1985).
- Giao tiếp trong tổ chức: là sự trao đổi thông tin trong tổ chức. Yếu tố này được thể hiện trong bảng câu hỏi JSS của Spector (1985) và nghiên cứu của Kathleen Czech & G. L. Forward (2013).
Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết dựa trên cơ sở các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn công việc nêu trên.
H1: Tiền lương được đánh giá tốt hay không tương quan cùng chiều với sự thỏa mãn của nhân viên
H2: Sự thăng tiến được đánh giá tốt hay không tương quan cùng chiều với sự thỏa mãn của nhân viên
H3: Sự giám sát được đánh giá tốt hay không tương quan cùng chiều với sự thỏa mãn của nhân viên
H4: Phúc lợi được đánh giá tốt hay không tương quan cùng chiều với sự thỏa mãn của nhân viên
H5: Phần thưởng được đánh giá tốt hay không tương quan cùng chiều với sự thỏa mãn của nhân viên
H6: Điều kiện làm việc được đánh giá tốt hay không tương quan cùng chiều với sự thỏa mãn của nhân viên
H7: Đồng nghiệp được đánh giá tốt hay không tương quan cùng chiều với sự thỏa mãn của nhân viên
H8: Tính chất công việc được đánh giá tốt hay không tương quan cùng chiều với sự thỏa mãn của nhân viên
H9: Giao tiếp được đánh giá tốt hay không tương quan cùng chiều với sự thỏa mãn của nhân viên
(Nguồn: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả, tháng 10/2013) Tiền lương
Cơ hội thăng tiến Sự giám sát của lãnh đạo
Đồng nghiệp Tính chất công việc
Điều kiện làm việc Phúc lợi
Phần thưởng khi làm tốt Sự giao tiếp trong tổ chức
Sự thỏa mãn công việc
Chương 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU