Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG TRANH, ẢNH THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ BÀI 17 SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ 12 (CHƯƠNG TRÌNHCHUẨN) (Trang 30)

- Giải quyết nạn đói: Tổ chức quyên góp, điều hòa

3. Kết quả thực nghiệm

+ Lớp thực nghiệm: 12B1, số học sinh là 40, hiện diện làm bài 40/40 + Lớp đối chứng: 12B2, số học sinh là 38, hiện diện làm bài 38/38 + Kết quả: tần số (f), phần trăm (%) Giỏi (9 – 10 điểm) Khá (7 - 8,9 điểm) Trung bình (5 – 6,9 điểm) Yếu (3 – 4,9 điểm) Kém (< 3 điểm) f % f % f % f % f % Lớp thực nghiệm 11 27,5 17 42,5 12 30 0 0 0 0 Lớp đối chứng 8 21 16 42,1 14 49,9 0 0 0 0

- Qua bảng trên ta thấy hiệu quả rất cao, các em đều nắm bài rất tốt. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa hai lớp này không nhiều, bởi vì các lớp trong trường có đầu vào cao, chia lớp với học lực khá đồng đều.

Nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông đang là một vấn đề cấp thiết đòi hỏi phải có câu trả lời thỏa đáng. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta phải thực hiện đồng bộ nhiều nội dung, biện pháp có liên quan chặt chẽ với nhau. Việc sử dụng tranh ảnh trong dạy học lịch sử là một trong những biện pháp quan trọng góp phần khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy sáng tạo, giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cách mạng, tạo hứng thú cho HS khi học tập bộ môn Lịch sử.

Tranh ảnh là nguồn sử liệu quan trọng, một loại ĐDTQ thiết yếu trong DHLS, nhất là thời kỳ lịch sử thế giới cận đại. Đây là thời kỳ lịch sử có nhiều sự kiện trọng đại được ghi dấu bằng những nguồn sử liệu khác nhau, trong đó có một hệ thống tranh ảnh lịch sử rất phong phú, đa dạng và có giá trị. Vì vậy, việc khai thác, sử dụng tranh ảnh trong DHLS thời kỳ này là một biện pháp quan trọng giúp HS nắm vững những kiến thức lịch sử cơ bản, đồng thời giúp HS phát triển tư duy, giáo dục đạo đức, tình cảm, thẩm mỹ, tạo hứng thú trong học tập lịch sử.

Từ quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Muốn khai thác, sử dụng tranh ảnh có hiệu quả, trước hết, người GV nhận thức rõ đặc điểm, vai trò, ý nghĩa và giá trị của tranh ảnh. Đây là cơ sở khoa học nhằm định hướng cho việc đề xuất những biện pháp khai thác và sử dụng tranh ảnh trong dạy học lịch sử một cách hiệu quả nhất.

2. Từ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng tranh ảnh trong DHLS, chúng tôi đã sưu tầm, lựa chọn, phân loại một cách có hệ thống các tranh ảnh lịch sử phù hợp với nội dung từng chương, từng bài, từng mục của thời kì lịch sử thế giới cận đại. Việc làm này, đã giúp chúng tôi hiểu sâu sắc hơn mối quan hệ giữa tranh ảnh với tri thức lịch sử và càng khẳng định vai trò ý nghĩa của việc sử dụng tranh ảnh trong DHLS. Đó cũng là sự chuẩn bị rất quan trọng cho những tiết dạy sắp tới của chúng tôi về giai đoạn lịch sử này ở trường THPT.

3. Lý luận bắt nguồn từ thực tiễn, có tác dụng soi đường cho thực tiễn, góp phần cải biến thực tiễn, tuy nhiên, lý luận phải sát với thực tiễn và được thực tiễn

điều tra xã hội học và thực nghiệm sư phạm. Cùng với những kinh nghiệm của đồng nghiệp và trải nghiệm của bản thân qua thực tế giảng dạy ở trường THPT, có thể cho phép chúng tôi khẳng định rằng: những yêu cầu, nguyên tắc và các biện pháp sư phạm của việc sử dụng tranh ảnh trong DHLS mà chúng tôi đề xuất là hợp lý và có tính khả thi. Tuy nhiên, khi vận dụng chúng vào thực tế vẫn rất cần sự linh hoạt và sáng tạo của từng GV sao cho sát với hoàn cảnh cụ thể của từng trường, có như vậy đề tài mới thực sự đi vào cuộc sống.

4. Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài và thực tế tình hình việc sử dụng tranh ảnh trong DHLS hiện nay ở trường THPT, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị như sau:

- Đối với giáo viên:

+ Khi sử dụng tranh ảnh để dạy học lịch sử trong trường THPT cần quán triệt tinh thần xuyên suốt trong tất cả các khâu của quá trình sư phạm là làm thế nào phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; làm cho HS hứng thú, yêu thích học tập bộ môn Lịch sử và có ý thức vận dụng những kiến thức lịch sử đã học để góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong học tập cũng như trong cuộc sống.

+ Để thực hiện tốt biện pháp này, mỗi GV phải chịu khó học hỏi, sưu tầm tài liệu, tranh ảnh đồng thời phải nắm bắt và sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học. Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm, thường xuyên cập nhật thông tin có liên quan đến nghiệp vụ sư phạm nói chung và các chuyên đề về sử dụng tranh ảnh trong DHLS nói riêng để không ngừng nâng cao trình độ. Quan tâm, tổ chức cho HS sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, tham quan bảo tàng, khu di tích lịch sử, tham gia các buổi ngoại khóa do tổ bộ môn và nhà trường tổ chức.

- Đối với các cấp quản lý giáo dục.

+ Chúng tôi đề nghị cần quan tâm đầu tư thích đáng cho hệ thống thư viện, trang bị cho thư viện các bộ sưu tập tranh ảnh, băng hình lịch sử vớí chất lượng in ấn đẹp để sử dụng đi kèm với các thiết bị dạy học tương ứng.

+ Xây dựng và sử dụng có hiệu quả phòng học bộ môn Lịch sử của trường nhằm phát huy tối đa hiệu quả của các thiết bị và đồ dùng dạy học, trong đó có tranh ảnh.

+ Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV Lịch sử với nội dung thiết thực, sát với thực tiễn dạy và học của các trường THPT, trong đó có nội dung sử dụng tranh ảnh trong DHLS. Đây cũng là dịp chúng tôi có điều kiện để trao đổi với đồng nghiệp về những kết quả mà đề tài đã nghiên cứu nhằm góp phần ứng dụng rộng rãi kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tiễn giảng dạy ở trường THPT.

Cùng với những môn học khác, nhiệm vụ cao cả của bộ môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông là góp phần to lớn giáo dục, bồi dưỡng lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.

TÀI LIỆU THAM KHẢOI. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên lịch sử THPT,

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG TRANH, ẢNH THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ BÀI 17 SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ 12 (CHƯƠNG TRÌNHCHUẨN) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w