Hoạt tính kháng khuẩn được thực hiện theo phương pháp khuếch tán sử
dụng đĩa giấy đã mô tả trước đây [39].
3.4.4.1. Chuẩn bị các dung dịch nano bạc
Mẫu nano bạc sau khi được tồng hợp có nồng độ 100 ppm. Tiến hành pha loãng bằng nước deion (DI) đểđược các dung dịch có nồng độ sau:
Bảng 3.1: Nồng độ dung dịch nano bạc pha loãng
Ký hiệu N1 N2 N3 N4 N5 N6
Nồng độ nano
bạc (ppm) 62,5 31,25 15,625 7,8125 3,90625 1,953125
Với mỗi nồng độ nano bạc tiến hành đánh giá hoạt tính trên vi khuẩn để
xác định nồng độ ức chế tối thiểu theo phương pháp đối kháng trong dịch lỏng như sau:
- Tiến hành pha loãng mật độ vi khuẩn xuống đến khoảng 105 CFU/ml. Sử dụng 0,1 ml dung dịch vi khuẩn đã pha loãng.
- Sử dụng 0,4 ml dung dịch nano bạc, với nồng độ trong hỗn hợp tương ứng là:N1, N2, N3…
28
- Sử dụng 0,5 ml môi trường MP đã được tiệt trùng.
- Sau đó tiến hành trộn đểđánh giá hoạt tính nano bạc và tìm ra nồng
độức chế tối thiểu vi khuẩn (MIC).
3.4.4.2. Phương pháp đánh giá hoạt tính kháng vi sinh vật
Hình 3.1: Sơđồ đánh giá hoạt tính kháng VSV của nano bạc 0,1 ml VSV mật độ 105 CFU/ml - 0,4 ml nano bạc ở các nồng độ. - Đối chứng: 0,4 ml nước deion Ependorf chứa 0,5 ml MP, trộn đều 1 ml dịch đối kháng, trong 24h ở 370C Lấy 15 µl dịch, nhỏ trên MPA, sau 24h ở 370C Đọc kết quả, tìm được MIC của mỗi nồng độ
29
PHẦN 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN