0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Ngôn ngữ độc thoại nội tâm

Một phần của tài liệu CẢM QUAN HIỆN THỰC TRONG TIỂU THUYẾT GIA ĐÌNH CỦA KHÁI HƯNG (KL06785) (Trang 49 -49 )

7. Bố cục khóa luận

3.2.3. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm

Độc thoại nội tâm là “lời phát ngôn của nhân vật với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con ngƣời trong dòng chảy cảm xúc của nó”. Biện pháp nghệ thuật này đƣợc nhiều nhà văn trong văn xuôi lãng mạn sử dụng nhƣ một biện pháp hữu dụng trong việc miêu tả, tái hiện các tầng bậc, chiều sâu cảm xúc trong tâm hồn con ngƣời.

Trong số những nhà văn của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Khái Hƣng là cây bút thành công hơn cả trong việc khắc họa đời sống tinh thần của nhân vật nhờ biện nhờ biện pháp miêu tả tâm lí qua ngôn ngữ độc thoại.

Đến với tiểu thuyết Gia đình, Khái Hƣng đã khai thác chiều sâu tâm lí của nhân vật ở biện pháp nghệ thuật chính là độc thoại nội tâm, biện pháp này giúp nhân vật tái hiện cảm xúc, tâm tƣ và tái hiện diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật.

tiếng nói bộc lộ con ngƣời thực, bởi vì ở đó ngƣời đọc bắt gặp những cảm xúc thầm kín của nhân vật. Nhân vật huyện Viết vì muốn biện minh cho hành động ăn tiền của mình mà hắn nghĩ rằng: “Chà! Lễ mình thì mình lấy… nào mình có bóp hầu mổ bụng ai”. Chỉ qua dòng độc thoại nội tâm ngắn gọn vậy mà chúng ta đã thấy đƣợc huyện Viết hiện lên là một tên quan đểu cáng, trắng trợn, hắn nói vậy với thái độ ngạo mạn, khinh đời. Mà con ngƣời huyện Viết nhƣ thế nào ai nấy đều hiểu rõ. Viết không những tự bộc bạch con ngƣời bên trong của mình mà dòng độc thoại nội tâm của Viết còn đƣợc tái hiện qua lời kể của tác giả: “Ngồi trong ô tô, Viết cƣời một mình. Chàng không còn hổ thẹn với lƣơng tâm nhƣ hồi mới xuất chính nữa… Nhƣng dần dần chàng trở nên can đảm và giữ đƣợc trơ nhƣ đá, vững nhƣ đồng khi đứng trƣớc những cảnh thƣơng tâm, có khi có những hành vi dă man, tàn ngƣợc” [8, 71]. Lời độc thoại nội tâm gián tiếp, kết hợp với việc miêu tả hành động: “Viết sung sƣớng nức lên cƣời”. Có thể nói, đây là những lời bộc bạch đậm nét nhất của nhân vật phản diện. Qua đây, bản chất của nhân vật đã hiện lên một cách toàn vẹn. Sự tha hóa, biến chất của Viết xảy ra trong cả một quá trình, vì vậy Khái Hƣng đã lựa chọn phƣơng thức biểu đạt này để có thể khái quát, nói nhiều hơn những gì mà nhân vật có thể tự nói về mình.

Trƣớc 1932, độc thoại nội tâm xuất hiện trong các tác phẩm của Hoàng Ngọc phách, Hồ Biểu Chánh nhƣ biện pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Tuy nhiên nghệ thuật thể hiện vẫn còn đơn giản và chƣa hoàn toàn thoát khỏi ảnh hƣởng của văn chƣơng biền ngẫu hay lối miêu tả của tiểu thuyết chƣơng hồi. Phải đến thời của Tự lưc văn đoàn, độc thoại nội tâm mới thực sự trở thành phƣơng tiện trực tiếp miêu tả tâm lí nhân vật đƣợc sử dụng rộng rãi và ngày càng phong phú, đa dạng, hiện đại. Trong Gia đình, nhờ thủ pháp độc thoại nội tâm nhân vật mà ta thấy đƣợc hết những cảm xúc, những tâm tƣ thầm kín của nhân vật. An và Nga là hai nhân vật đƣợc tác giả miêu tả sâu sắc

nhất thế giới nội tâm thông qua biện pháp độc thoại nội tâm. Tác giả đã để cho nhân vật của mình tự bộc lộ những tâm tƣ ẩn sâu trong con ngƣời họ.

An đƣợc giới thiệu trong tác phẩm là một con ngƣời nhu nhƣợc, yếu đuối, không có lập trƣờng vững chắc. Là một ngƣời ham thích cuộc sống tự do, yêu thiên nhiên, nhƣng anh lại không phản kháng trƣớc những ý kiến liên quan trực tiếp đến cuộc đời mình. An lấy vợ vì ý nguyện của một ngƣời đã khuất, anh đi học, làm quan cũng vì sự tác động của ngƣời vợ bị tâm lí hám danh chi phối. Chính vì thế mà suốt đời anh day dứt khổ sở, mò mẫm, bế tắc trong rối ren của ƣớc mơ, hiện thực đan cài. An không thể chia sẻ cùng ai ngoài Hạc và Bảo nhƣng đó cũng chỉ là những phút giây ít ỏi. Còn lại một mình An phải chịu đựng, phải chống chọi với thực tế gắt gao bằng con đƣờng độc thoại nội tâm độc đáo. Chính An cũng đã nhận ra sự nhu nhƣợc của mình nhƣng anh lại không phản kháng mạnh mẽ. Điều đó đã đẩy anh đến những mâu thuẫn nội tại luôn hiện hữu trong con ngƣời anh. Đó là mâu thuẫn giữa ƣớc mơ của bản thân đối với hiện thực cuộc sống. Và cuối cùng An lại bị chính ngoại cảnh chi phối tới tâm hồn mình. Từ đó trong sâu thẳm tâm hồn, An luôn bứt rứt, đau khổ và chán chƣờng. Anh không tìm cho mình đƣợc sự giải thoát nào thỏa đáng cả, đã có lúc anh nghĩ đến cái chết để thoát khỏi ngục thất gia đình. Nhƣng nghĩ lại anh không làm vậy đƣợc. Cuối cùng, An chỉ có thể tâm sự, giải tỏa mọi căng thẳng, khúc mắc với chính bản thân mình.

Thống kê những dòng đối thoại nội tâm của An, ta thấy số lƣợng khá nhiều. Khi đƣợc nghe những lời tâm sự đó, ta hiểu sâu sắc hơn về con ngƣời của An. Chúng ta thấy An suy nghĩ rất nhiều về gia đình với những mối quan hệ phức tạp. Chàng cảm thấy thật buồn cƣời khi gia đình lúc nào cũng trong trạng thái căng thẳng. Khi thấy Bảo - em gái của Nga thật hồn nhiên, nhí nhảnh, vô tƣ và yêu đời, An đã thầm nghĩ: “Giá vợ ta là cô Bảo, thì đời ta sung sƣớng biết bao”, “Sao mà cô ấy vui vẻ, khác hẳn tính vợ mình thế?”. Chỉ

với một vài câu độc thoại của An mà chúng ta thấy đƣợc cái khao khát mãnh liệt của anh về cuộc sống gia đình đến thế nào. An chán nản với cái cuộc sống gia đình lúc nào cũng gắn với tƣ tƣởng phải làm quan, phải có chức có quyền. Anh ao ƣớc một cuộc sống có những tiếng cƣời hồn nhiên nhƣ tiếng cƣời giòn tan của Bảo. An thầm nghĩ: Chỉ tại mình nhu nhƣợc để họ bắt làm theo ý họ. “Sao mình không quả quyết can ngăn đi!”, “chàng lẩm bẩm: Quả quyết! Phải quả quyết!”, chàng nghĩ thầm: “Sao sự hòa thuận, sung sƣớng trong gia đình mình lại không tự tạo lấy đƣợc”… Phải chăng, chỉ tại mình nhu nhƣợc không đủ oai quyền làm chủ gia đình của mình?”. Chàng lại thầm nghĩ: “Sao mà họ dại dột, đi sinh sự với nhau nhƣ thế! Thì cứ ai phận nấy có hơn không? Hay là đàn bà họ không bao giờ có đƣợc tâm hồn bình tĩnh, họ phải làm rầy ngƣời này, ngƣời nọ, tự làm rầy mình, luôn luôn nhƣ thế, họ mới sống nổi, không thì đời họ sẽ buồn tẻ quá chăng?”… Trong gia đình, An cũng không bao giờ có tƣ tƣởng vũ phu, đánh đập phụ nữ. Trong cuộc nói chuyện với anh chở thuyền, An suy nghĩ: “Chẳng lẽ mình là ngƣời có học thức lại đi làm theo cái lối vũ phu”.

Qua những lần độc thoại nội tâm, ta thấy An có một phần của kiểu ngƣời cô đơn trong thực tại. Trong cuộc đời mình, một việc mà An đã suy nghĩ nhiều đó chính là gia đình với những mối quan hệ phức tạp, rắc rối. Nhũng trăn trở này đi cả vào giấc mơ. Dòng độc thoại diễn ra: “Chỉ tại thầy mẹ xui giục nhà con nên nó mới làm rầy con. Con muốn theo nghề gì thì mặc quách con có tốt hơn không?”. Con ngƣời An khi đối diện với thực tế thì luôn đầu hàng cho nên trong giấc mơ An muốn đƣợc là mình, đƣợc giải tỏa mọi ấm ức: “Chàng mơ thấy chàng đi cãi nhau kịch liệt với vợ… chàng nói rất hùng hồn, những ý tƣởng về đời ngƣời, về hạnh phúc, về ái tình, về sự sống bình tĩnh và giản dị chàng vẫn giảng cho vợ nghe sao mà hợp lí đến thế, sao mà dễ dàng đến thế?”. Cùng với độc thoại là tiếng thở dài suốt từ đầu của An.

Tiếng thở dài mang ấn tƣợng về một thái độ buông xuôi bất lực, nhất là nó luôn đi kèm với hành vi đầu hàng hoàn cảnh. Sau mỗi tiếng thở dài, chàng lại lùi thêm một bƣớc để rồi cuối cùng “chàng đã quen trong ngày tháng buồn lạnh trôi đi”. Nhƣ vậy, tiếng thở dài ở đây có tác dụng đánh dấu quá trình tha hóa của nhân vật, khẳng định tính cách lƣỡng phân của nhân vật trong mọi hoàn cảnh.

Nhƣ vậy chúng ta có thể thấy An luôn có những suy nghĩ đúng đắn về cuộc sống gia đình. Nhƣng vì là ngƣời nhu nhƣợc, cam tâm chấp nhận cuộc sống bị ngƣời khác điều khiển cho nên chàng đƣợc xem là nhân vật mang tâm lí lƣỡng phân. Diễn biến tâm lí của An không đơn giản mà vô cùng phức tạp bởi nó xuất hiện những mâu thuẫn trong cùng một bản thể. Có thể nói, quá trình tâm lí phức tạp của nhân vật An đƣợc biểu hiện trực tiếp qua những dòng chảy tâm lí sinh động. Có lúc nổi lên bề mặt qua những lời đối thoại trực tiếp hƣớng vào nội tâm, hay gián tiếp hiện lên qua những lời trần thuật của tác giả ở một điểm nhìn rất gần. Nhƣng phải nói rằng thành công nổi bật nhất là phƣơng thức tái hiện đời sống tâm lí phức tạp qua dòng độc thoại nội tâm triền miên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm.

Kể từ đầu cho đến cuối tác phẩm, những cuộc đấu tranh giữa Nga và An luôn diễn ra quyết liệt. An có chống trả lại nhƣng đó chỉ là sự chống trả nửa vời. An coi đó nhƣ sự an phận. Anh đã hi sinh niềm vui, cuộc sống tự do của mình chỉ vì nó trái với suy nghĩ của gia đình vợ, và nhất lại là ngƣời vợ. “Hết gia đình của mình đến gia đình của vợ! Còn bao giờ thoát đƣợc ra ngoài vòng”. Chính bản tính nhu nhƣợc, không có lập trƣờng của mình khiến An luôn dằn vặt, đau khổ. “Hoán cải vợ! chỉ sợ rồi mình đến bị vợ hoán cải mất thôi”. Chàng biết vì sao mình bị rơi vào bi kịch đó nhƣng không làm sao thoát ra đƣợc, cuối cùng “quả quyết sống theo quan điểm của vợ” chỉ để gia đình đƣợc yên ấm. Qua đây, Khái Hƣng cũng bày tỏ thái độ phê phán đối với những

ngƣời đàn ông trong xã hội bấy giờ. Là ngƣời đàn ông, đặc biệt lại có học thức nhƣ An thì cần phải sống có lí tƣởng, có hoài bão thay đổi cuộc đời mình.

Khái Hƣng, qua việc miêu tả tâm trạng bế tắc của An, nhà văn muốn khắc sâu mâu thuẫn giữa hai tƣ tƣởng trong một con ngƣời mà mâu thuẫn đó lại do chính mình gây ra. Khái Hƣng muốn đi sâu vào bi kịch tinh thần của con ngƣời thông qua những dòng độc thoại nội tâm sâu sắc.

Không chỉ có An, mà Nga cũng đƣợc nhắc đến với số lần độc thoại nội tâm khá nhiều. Tất cả những dòng suy nghĩ đó đều cho thấy bản chất hám danh, ích kỉ, đố kỵ trong con ngƣời Nga. Cô tính toán tìm mọi cách để đạt đƣợc khát vọng công danh. “Nàng sung sƣớng nghĩ thầm: Lợi dụng sự giận chồng đƣợc đây… phƣơng pháp ấy phải dùng cho thật khéo mới đƣợc, vì già néo đứt dây, có thể nguy kịch”. Vì cái khao khát công danh quyền quý, vì ích kỉ cá nhân mà cô thay đổi cả con ngƣời và ƣớc mơ của chồng mình. Cô tìm mọi cách để đạt đƣợc mục đích. Thậm chí cô có thể hi sinh cả hạnh phúc gia đình mình. Khi biết chồng ngoại tình, nàng rất đau khổ, khóc thầm nhƣng rồi nàng lại tự nhủ: “An ra Hà nội học là vì mình. Và mục đích của ta là khiến An theo học để nay mai ra làm quan. Vậy mục đích ấy ta đã tới rồi, ta còn muốn gì hơn nữa. Chơi bời là cái phụ không đáng kể...”. Hạnh phúc gia đình là điều quan trọng nhất trong cuộc đời con ngƣời. Để có đƣợc thứ hạnh phúc đó ngƣời ta còn phải trả giá bằng bao điều quý giá. Vậy mà, chỉ vì cái danh hão bởi quan niệm cũ kĩ lạc hậu của gia đình đặt ra mà nay cô bất chấp tất cả. Từ hạnh phúc của bản thân cho tới hạnh phúc lớn lao của gia đình. Nga còn hiện lên là một con ngƣời đầy mƣu mô, ghen tức ngay cả với chị em cật ruột trong gia đình mình: Nàng nghĩ thầm: “Bây giờ chị em tử tế với nhau yêu nhau nhƣ chân tay thực. Nhƣng mai kia nếu nhà chồng nó thần thế, hách dịch hơn nhà chồng mình, biết đâu nó lại không coi mình nhƣ rơm nhƣ rác”. Bảo là ngƣời chị em mà Nga yêu mến nhất, thế mà vì thói đố kị mà Nga lại có thái độ đề

phòng em gái.

Bằng biện pháp độc thoại nội tâm, nhân vật tự mổ xẻ, phân tích các mâu thuẫn, tự đánh giá, phán xét về mình, về các nhân vật khác. Tác giả chú ý đến những suy nghĩ, cử chỉ và sự biến đổi bên trong của nhân vật hơn là hình thức bên ngoài. Khái Hƣng là nhà văn quan sát kĩ và có một sự hiểu biết sâu sắc trong việc khai thác tâm lí nhân vật.

Nhƣ vậy, độc thoại nội tâm trở thành thủ pháp xây dựng ngôn ngữ của Khái Hƣng xuất hiện song song với các thủ pháp khác, nó mang lại một chiều sâu cho nhân vật của Khái Hƣng. Chính vì thế, Trƣơng Chính cho rằng: “Khái Hƣng chú ý đến những suy nghĩ, cử chỉ và sự biến đổi bên trong của nhân vật hơn là hình thức bên ngoài. Ông là một nhà văn quan sát kĩ và có một sự hiểu biết sâu sắc về tâm lí con ngƣời”.

Là cây bút già dặn về nghệ thuật và dồi dào về năng lực sáng tác, Khái Hƣng đã tập trung khai thác những đề tài mới mẻ, phù hợp với thị hiếu của công chúng đƣơng thời. Với khả năng phân tích và khắc họa tâm lí tinh tế, đi sâu vào nội tâm nhân vật, với một cách viết mềm mại, ý nhị, vừa hiện đại vừa giàu bản sắc dân tộc, với giọng điệu hấp dẫn “vừa duyên dáng hóm hỉnh, vừa giản dị lại thanh tao, bóng bẩy trong sáng, nhịp nhàng nhƣng không mất đi vẻ tự nhiên”, sáng tác của Khái Hƣng thật sự đã giành đƣợc nhiều sự mến mộ của bạn đọc.

KẾT LUẬN

Khái Hƣng là nhà văn có sự nghiệp văn chƣơng phong phú. Ông sáng tác ở nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch… nhƣng nổi bật và thành công nhất ở mảng tiểu thuyết.

Tùy từng thời điểm lịch sử, Khái Hƣng đã chọn cho mình một lãnh địa riêng. Những năm 1932 - 1935, ông thƣờng viết về những vấn đề chống phong kiến, ca ngợi tình yêu lí tƣởng thì đến giai đoạn 1936 - 1939, khi phong trào Mặt trận dân chủ dâng cao, quan niệm về tình yêu cá nhân đã bị đẩy lùi và thay vào đó là tình yêu của những cặp vợ chồng trẻ (Bảo, Hạc) mang tƣ tƣởng tiến bộ. Tiếp nối những tiểu thuyết lãng mạn thời kì đầu là những tác phẩm có nội dung xã hội phong phú và khác với giai đoạn trƣớc. Khái Hƣng không còn mơ mộng ở những câu chuyện tình xa xôi mà trở về với cuộc sống gia đình đang chịu nhiều tác động ngoài xã hội. Ông ít quan tâm đến những chuyển động ngoài xã hội mà tập trung miêu tả cuộc sống gia đình, trực tiếp là gia đình phong kiến.

Gia đình là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu cho khuynh hƣớng văn xuôi lãng mạn thẫm đẫm yếu tố hiện thực. Tác phẩm đã phản ánh đƣợc một mảng hiện thực không kém phần nóng bỏng, gay gắt trong xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Khái Hƣng đã bộc lộ những mặt mạnh của mình khi đi sâu vào cảnh ngộ của gia đình ông Án Báo - một gia đình theo dòng dõi khoa bảng, giàu có, nhƣng vấp phải những rạn nứt, những xung đột khó hàn gắn do tính chất bảo thủ của lễ giáo và chế độ đại gia đình phong kiến gây nên. Trong tác

Một phần của tài liệu CẢM QUAN HIỆN THỰC TRONG TIỂU THUYẾT GIA ĐÌNH CỦA KHÁI HƯNG (KL06785) (Trang 49 -49 )

×