Ngôn ngữ phù hợp với vị trí, vai trò của nhân vật

Một phần của tài liệu Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết Gia đình của Khái Hưng (KL06785) (Trang 40)

7. Bố cục khóa luận

3.2.1.Ngôn ngữ phù hợp với vị trí, vai trò của nhân vật

Trong một tác phẩm văn học, ngôn ngữ nghệ thuật đƣợc coi là một nhân tố quan trọng góp phần vào thành công của nhà văn cũng nhƣ sản phẩm của mình. Nhà văn phải thật tinh tế thì mới có khả năng lựa chọn ngôn từ phù hợp cho nhân vật. M.Gorki đã từng viết: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và - cùng với các sự kiện, các hiện tƣợng của cuộc sống - là chất liệu của văn học”. Nhƣ vậy, ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng của nghệ thuật tiểu thuyết. Về phƣơng diện này, Khái Hƣng cũng có những thành công rõ rệt, đóng góp cho tiến trình hiện đại hóa văn xuôi hiện đại. Tiểu thuyết của ông vừa góp phần khẳng định một lối văn có tính chất An Nam, vừa góp phần đổi mới diễn ngôn tự sự của tiểu thuyết hiện đại.

Trong tác phẩm Gia đình, Khái Hƣng đã tái hiện một cách khá sống động nhiều loại ngƣời thông qua ngôn ngữ của họ. Khi đi vào diễn tả tình cảm và phân tích tâm lí nhân vật, ngôn ngữ của tác giả rất nhiều cảm xúc, biểu hiện đƣợc những tình cảm khác nhau của nhân vật. Tìm hiểu về tác phẩm này, chúng tôi xin đề cập đến cách sử dụng ngôn ngữ của Khái Hƣng thông qua các nhân vật sau:

3.2.1.1. Ngôn ngữ của nhân vật đại diện cho lễ giáo phong kiến

Đối với loại nhân vật này, Khái Hƣng sử dụng ngôn từ sắc sảo, sống động và qua đó lột tả đƣợc hết bản chất của nhân vật.

Ở những nhân vật nhƣ ông Án, ông vạn Điều, ngôn ngữ của họ mang đầy tính chất của ngƣời đại diện cho tƣ tƣởng phong kiến trong xã hội.

Ông vạn Điều - chú của An - đại diện cho lớp nhà Nho cổ hủ, câu nệ và nghiêm khắc. Ngôn ngữ của ông sử dụng mang tính sách vở, thích phô trƣơng, khoe khoang: “Đừng nói đâu xa, chị Tú ạ (…). Chị tính thân danh mình là một ông Tú, mà lại lạ Tú tây, thế mà ai lại ngƣời ta không thèm nghĩ đến giữ thể diện cho mình” [8, 27]. Bên cạnh đó, bà Án trong tác phẩm là một bà lớn giàu có nhƣng lại có một tính cách riêng, dùng ngôn ngữ của mình để châm ngòi nổ cho những mâu thuẫn trong gia đình dâng cao. Bà dùng thứ ngôn ngữ khích bác, châm chọc, xúi bẩy các con: “Bà Án giọng kéo dài:

- “Thì cô bảo cậu ấy đi học đi rồi đỗ tri Huyện chứ sao! Việc gì phải ghen với ghét” [6, 57].

… Bà hỏi Hạc: - Đồn điền của anh về hạt nào nhỉ? Tôi quên khuấy rồi đấy.

… Bà quay ra bảo Viết: - Anh chong chóng thăng tri phủ rồi lên Lạng Giang trông nom bênh vực cho em…

Chỉ bằng vài câu đối thoại ngắn gọn trên mà ngƣời đọc đã nhận ra động cơ và bản chất của nhân vật đó là khích bác, châm chọc con cái và cái đích đó

là muốn gia đình mình có thật nhiều ngƣời làm quan.

Là ngƣời sống và hiểu rõ về tầng lớp trung lƣu và nơi quan trƣờng nên Khái Hƣng xây dựng nhân vật huyện Viết đƣợc sống hết mình, đƣợc tự do thực hiện những mƣu mô, mánh khóe của cuộc đời làm quan. Từ cách đi đứng, nói cƣời, hành động, cử chỉ đến suy nghĩ của hắn đều cho thấy hắn là một tên quan vô lại, tham nhũng, dâm ô.

Với việc chọn lựa sử dụng ngôn ngữ cho nhân vật đại diện cho lễ giáo phong kiến cho thấy Khái Hƣng là một nhà văn tinh tế, hiểu biết chốn quan trƣờng. Qua việc sử dụng lối ngôn ngữ này, Khái Hƣng muốn phê phán sâu sắc cái xã hội thối nát với những tập tục cổ hủ lạc hậu đã bóp nghẹt sự sống của con ngƣời.

3.2.1.2. Ngôn ngữ của nhân vật lưỡng phân

Lối viết đƣợc sử dụng với loại nhân vật này rất đa dạng và linh hoạt. Khi phân tích tâm lí của hai chị em Phụng - Nga. Khái Hƣng sử dụng những ngôn từ mang tính chất ganh đua, đố kị nhằm bộc lộ bản chất của hai nhân vật này, đó là hay ganh ghét, ích kỉ… “Nga mừng thầm, mục đích của nàng cũng chỉ cốt khiêu khích chồng, khiến chàng không thể chịu đựng đƣợc. Nàng cho cái chức tri Huyện của An là chìa khóa mở hết cả việc đời, cả hạnh phúc của nàng nữa”. Còn Phụng thì “Nàng nghe cái tin An vào Đại học nhƣ sét đánh ngang tai… Từ đó, nàng sinh thù ghét em gái…”

Về nhân vật lƣỡng phân, Khái Hƣng miêu tả nhân vật An nhƣ một sự điển hình hơn cả. Ngay từ đầu tác phẩm Khái Hƣng đã nhận xét về An: “An bản tính nhu nhƣợc, hay nói cho đúng hơn, đối với chàng việc gì chàng cũng muốn nháo nhào cho xong”. Chính vì sự nhu nhƣợc của An đã khiến chàng rơi vào tấn bi kịch của cuộc đời.

Nhìn chung, ngôn ngữ của các nhân vật lƣỡng phân đƣợc xây dựng khá sinh động và gần gũi với đời thƣờng. Đó là nhờ vào vốn hiểu biết rộng rãi và

năng lực sử dụng ngôn từ rất linh hoạt của nhà văn Khái Hƣng.

3.2.1.3. Ngôn ngữ của nhân vật mang tư tưởng cải cách xã hội

Ngôn ngữ của các nhân vật này luôn tƣơi trẻ, diễn dạy đƣợc những ƣớc mơ và việc làm rất trong sáng, thánh thiện, lý tƣởng. Đó là thứ ngôn ngữ dùng để ngợi ca, tin tƣởng.

Trong tác phẩm, Bảo và Hạc là hai nhân vật tích cực, tiêu biểu cho lớp thanh niên mang tƣ tƣởng cải cách xã hội. Hạc từng nghĩ: “Ta sẽ sống giữa những đám ngƣời mà ta yêu, giúp đỡ họ, làm cho đỡ khổ” và chàng quan niệm: “Còn gì sung sƣớng bằng khi ngắm thấy ở trƣớc mắt những ngƣời dân quê mặt mũi sạch sẽ nô đùa, trò chuyện thảnh thơi”. Còn với Bảo, cô không những ủng hộ chồng mà còn giúp anh thực hiện công cuộc cải cách.

Bằng những thủ pháp nghệ thuật phong phú, đa dạng. Khái Hƣng đã xây dựng đƣợc một thế giới nhân vật qua ngôn ngữ hết sức sinh động với những tính cách độc đáo riêng biệt. Những hình tƣợng đã chứng tỏ sự quan sát, cảm nhận tinh tế và một năng lực, kĩ thuật viết già dặn của một nghệ sĩ có tài.

Một phần của tài liệu Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết Gia đình của Khái Hưng (KL06785) (Trang 40)