Cao khát vọng tự do, cải cách xã hội

Một phần của tài liệu Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết Gia đình của Khái Hưng (KL06785) (Trang 33)

7. Bố cục khóa luận

2.2.2. cao khát vọng tự do, cải cách xã hội

Sống trong xã hội ngột ngạt với những áp bức của các nƣớc thuộc địa đồng thời là sự hủ lậu của những lễ giáo phong kiến trong nƣớc đã làm cho con ngƣời rơi vào cảnh khốn cùng. Từ đó, yêu cầu bức thiết đặt ra là cần phải có một tƣ tƣởng mới chi phối phá bỏ những ách áp bức này. Đó chính là tôn chỉ mà các tác giả Tự lực văn đoàn đã đặt ra. Khái Hƣng đã vận dụng thành công tƣ tƣởng tiến bộ đó.

Trong cái “xã hội đƣơng thay đổi”, ngƣời tri thức đã không ngừng “kiếm tìm” con đƣờng đi của mình là con đƣờng hành động. Giống nhƣ các tiểu thuyết khác của Tự lực văn đoàn, tác phẩm của Khái Hƣng thƣờng đề cao sự tự do của tình yêu, chống lại các lễ giáo phong kiến, ít nhiều mang tƣ tƣởng cải cách xã hội. Không dừng lại ở cuộc đấu tranh đòi tự do hôn nhân, luyến ái, tiểu thuyết của Khái Hƣng thấm nhuần những tƣ tƣởng mới với ý thức về cải cách xã hội.

Trƣớc hết, những con ngƣời mới của Khái Hƣng muốn ban phát tình thƣơng yêu cho tất cả mọi ngƣời. Tƣ tƣởng này đã đƣợc Khái Hƣng thể hiện qua nhân vật Bảo. Theo Bảo thì: “Lòng tốt của ngƣời đàn bà An Nam thƣờng thƣờng chỉ quanh quẩn trong gia đình. Bao nhiêu tình thƣơng, bao nhiêu tƣ tƣởng âu yếm ngƣời ta để cả vào con cháu. Sao tình thƣơng ấy mình không đem tung ra khắp bốn phƣơng, vì sự sung sƣớng của mình không thể ví nhƣ một cái cù lao xanh tốt ở giữa biển khơi đầy sóng gió đƣợc. Nó phải nhƣ ruộng lúa chín trong một cánh đồng lúa chín lan rộng mênh mông tới bốn phía chân trời” [6, 227]. Qua đây, ta thấy nhân vật Bảo là đại diện cho những tƣ tƣởng mới vô cùng tiến bộ. Những hành động và suy nghĩ của vợ chồng Bảo cho thấy họ là đại diện cho những con ngƣời mới, giàu lòng nhân hậu. Họ hi vọng vào một ngày nhân dân ta sẽ thoát khỏi cảnh nghèo đói nhờ vào những chính sách đổi mới của mình.

Mẫu hình con ngƣời Khái Hƣng muốn quảng bá, thể hiện, chẳng những có ý thức về quyền sống cá nhân với lối sống mới mẻ, cảm giác dồi dào, có thể chất đẹp đẽ, mà họ có tinh thần tạm gọi là “dân tộc, dân chủ”. Khác với những mối quan hệ khác, Bảo và Hạc đến với nhau bằng tình yêu thực sự, họ đấu tranh vì tình yêu đích thực của mình. Và cuộc đấu tranh khẳng định con ngƣời cá nhân đã giành đƣợc thắng lợi. Con ngƣời cá nhân tiếp tục hoàn thiện và phần nào trở thành chủ thể đi tìm lý tƣởng sống. Bảo và Hạc không hề có thái độ miệt thị đối với những ngƣời nông dân lạc hậu. Họ gần gũi, giúp đỡ những ngƣời nghèo khổ, đói rách, dốt nát và muốn cải cách đời sống xã hội, cải thiện đời sống dân quê. Họ mong muốn làm sao để những ngƣời dân nghèo có công ăn việc làm, có đời sống vật chất và tinh thần khá hơn.

Trong tác phẩm, Khái Hƣng miêu tả đối lập với cuộc sống nhỏ nhen, kình địch về địa vị xã hội của chị em trong đại gia đình phong kiến (Phụng, Nga) - vợ chồng Bảo yên tâm chọn cuộc sống thanh thản, tràn đầy hạnh phúc. Cuộc sống của họ bình dị với những ngƣời nông dân mộc mạc nơi vùng quê xa chốn thị thành. Hạc đang học đốc tờ, bỏ về lập đồn điền cùng với Bảo thực hiện chƣơng trình cải cách. Họ cũng thu tô, nhƣng sau khi nộp đủ thuế còn lại bao nhiêu dốc cả vào công cuộc cải thiện đời sống tá điền: phát thuốc, mở chợ, đắp đƣờng, xây trƣờng học, lập khu nghỉ mát… Hai ngƣời thành công một cách dễ dàng. Họ sống vui vẻ, thỏa mãn trong lao động và công cuộc từ thiện. Đôi bạn trẻ ấy đã biết tìm hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của kẻ khác. Giản dị và vui vẻ, họ sống bình tĩnh, không ham muốn, không so bì, ghen tị. Đƣợc Bảo che chở và giúp sức, Hạc theo đuổi công cuộc của chàng: Nâng cao trình độ dân quê về vật chất và tinh thần. Khái Hƣng dựng lên cái hạnh phúc của Bảo nhƣ sau:

Bảo ngƣớc nhìn con chim chích chòe đang phƣỡn ngực, cất đuôi hót từng nhịp dài. “Bảo so sánh cái sung sƣớng hồn nhiên của mình với tiếng hót

vui vẻ của con chim một buổi sáng êm mát. Đời nàng, đời chồng, đời con nàng cứ thế này mãi, ngày nay nhƣ ngày mai, tựa tiếng hót mỗi sáng của con chim chích chòe. Nhƣng không bao giờ nàng sẽ thấy nó buồn tẻ, chán nản vì chuỗi ngày kia giống nhau là giống nhau ở chỗ đầy đủ, chứ mỗi lúc mỗi phút, nàng đƣợc hƣởng bao sự mới lạ khác nhau, sự mới lạ của vạn vật và tâm hồn, nhất là sự mới lạ của tâm hồn. Ban nãy, nàng vừa nghĩ đến những bộ quần áo nhẹ mát, lành sạch mà bọn ngƣời sống chung quanh nàng nhờ vào sự làm việc của gia đình nàng sẽ có nay mai. Bây giờ, nàng lại mong chờ ngày khánh thành khu nhà nghỉ mát của cả hàng ấp mà chồng nàng đang để hết tâm lực xây dựng. Cái vui sƣớng của nàng mỗi lúc có một màu, một chất khác nhau” [6, 226].

Đặt nhân vật của mình trong xung đột mới - cũ, nhà văn Khái Hƣng không chỉ đề cao dân chủ, bài bác lễ giáo phong kiến cổ hủ mà còn khẳng định vai trò cá nhân đối với sự tiến bộ xã hội. Những con ngƣời mới còn có một lối sống mới. Họ có những tƣ tƣởng về đời sống tự lập. Bảo và Hạc muốn trở thành một nhà cải cách xã hội với ý tƣởng “làm thay đổi hiện tình dân quê” bằng hành động lập ấp, phát thuốc cho dân nghèo… Với họ yêu nghề là một sự sung sƣớng. Bảo đã nói với hai chị: “Ngày nay chúng em yêu mến nghề nông quá. Thì ra, hai chị ạ, bất cứ mình theo nghề gì, hễ mình yêu nghề thì bao giờ mình cũng sung sƣớng” [6, 192]. Bảo suy nghĩ: “Chỉ sự làm việc mới có thể đem đến cho con ngƣời một tâm hồn khoáng đạt, để sống một đời khoáng đạt” [6, 222]. Bởi vậy:

“Trƣớc kia Bảo chỉ đọc sách và cùng chồng bàn bạc việc mở mang đồn điền. Nay nghe lời Hạc, nàng chia hẳn thời giờ của nàng ra, theo một bảng chƣơng trình vạch sẵn: lúc nào đọc sách, lúc nào dệt vải, lúc nào cùng chồng đi thăm các nƣơng chè, vƣờn cam. Mùa nào việc ấy, quanh năm không bao giờ nàng buồn phiền vì ngồi rỗi” [6, 223]. Bảo còn rất sung sƣớng thỏa mãn

khi “Trông thấy ở trƣớc mắt những ngƣời dân quê mặt mũi sạch sẽ, quần áo sạch sẽ nô đùa trò chuyện thảnh thơi. Giờ ở các làng khác, họ sẽ theo gƣơng, dựng những nơi nghỉ mát cao ráo nhƣ thế cho dân làng”. Theo Bảo, phải làm cho nông dân có học thức, hiểu biết, không để họ sống mãi trong đêm tối vì không ai soi sáng họ, dạy họ sống một cách sống khác. Do đó cần phải cải thiện đời sống nhân dân ở các đồn điền nhƣ nhân vật Bảo và Hạc. Trong khi tất cả mọi ngƣời trong gia đình chạy theo những xa hoa phù phiếm của danh lợi thì Bảo và Hạc lại chọn cho mình con đƣờng khác. Họ thấy những ngƣời nông dân bị “lép vế, bị bắt nạt, bị đòi hỏi, bị kiện cáo”. Họ muốn giúp nhân dân con đƣờng làm ăn khá hơn. Bảo và Hạc là những nhân vật nuôi một chí hƣớng hành động với lòng từ thiện cuối cùng theo tinh thần hƣớng về bình dân của xã hội.

Có thể thấy trong tác phẩm Gia đình, nhà văn dành khá nhiều tâm huyết vào chủ đề mang nặng tƣ tƣởng cải lƣơng tƣ sản này. Vì muốn giúp đỡ những ngƣời dân quê nghèo khổ thoát khỏi cảnh đời lầm than. Cặp vợ chồng Bảo, Hạc đã không quản ngại khó khăn và bỏ công sức ra làm công cuộc cải tạo xuất phát từ thiện chí cao cả của bản thân hai ngƣời. Họ muốn đem trí tuệ và sức lực đóng góp vào công cuộc cải thiện đời sống nông dân nghèo. Hàng ngày, Hạc quan tâm đến họ, chữa bệnh và phát thuốc cho những ngƣời đau ốm. Bảo cũng theo kế hoạch của chồng cũng trồng dâu nuôi tằm, ƣơm tơ, dệt vải… Cái mộng tƣởng cao nhất của họ là làm sao để cuộc sống ở đồn điền, trại ấp phát đạt, mọi ngƣời sung sƣớng. Tuy nhiên, những việc từ thiện ấy, ở trƣờng hợp cá biệt, có thể đi đôi với một tấm lòng chân thành. Chúng ta sẵn sàng tin ở tấm lòng chân thành của Hạc và Bảo. Nhƣng nó chỉ làm cho nông dân đỡ khổ trong chốc lát, nó không thể xóa bỏ đƣợc vĩnh viễn nỗi đau khổ của nông dân. Hơn nữa, nó còn gây ra một ảo tƣởng nguy hiểm, là cản trở cuộc cách mạng “ruộng đất”. Vì thế, đây còn đƣợc coi là cuộc cải cách mơ

CHƢƠNG 3

CẢM QUAN HIỆN THỰC THỂ HIỆN QUA HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT

Một phần của tài liệu Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết Gia đình của Khái Hưng (KL06785) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)