Thế giới nhân vật

Một phần của tài liệu Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết Gia đình của Khái Hưng (KL06785) (Trang 37)

7. Bố cục khóa luận

3.1. Thế giới nhân vật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Nhân vật là con ngƣời cụ thể đƣợc miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, Chị Dậu…) cũng có thể không có tên nhƣ (thằng bán tơ…). Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ƣớc lệ, không thể đồng nhất nó với con ngƣời trong cuộc sống” [13, 23].

Nhân vật là một trong những thành tố chính của tiểu thuyết. Mỗi nhà văn lớn thƣờng có những cách xây dựng nhân vật riêng, thể hiện quan niệm của mình về xã hội và con ngƣời. Khái Hƣng đã thành công trong việc xây dựng nhân vật và để lại nhiều hình tƣợng hấp dẫn và có sức sống. Nhân vật trong tiểu thuyết của Khái Hƣng đã đƣợc xây dựng theo kiểu tƣ duy nghệ thuật mới, hiện đại.

Trong Gia đình, Khái Hƣng đã tạo dựng đƣợc một thế giới nhân vật khá phong phú và đa dạng với 106 nhân vật thuộc nhiều giai tầng khác nhau, đại diện cho nhiều hệ tƣ tƣởng với nhiều mối quan hệ xã hội đan xen, phức tạp.

Xét trong tƣơng quan mâu thuẫn gia đình thì trong tác phẩm chỉ có một số nhân vật chính và những nhân vật này góp phần trực tiếp vào việc thể hiện ý đồ của tác giả. Khái Hƣng đã phân chia các nhân vật của mình nhƣ sau: nhân vật mang tâm lý hám danh, hám quyền; nhân vật mang tâm lý lƣỡng phân; nhân vật mang lý tƣởng cải cách xã hội.

Nhà văn đã tạo dựng đƣợc sức sống nội tại cho chính nhân vật của mình. Sự hiểu biết sâu sắc về đời sống của tầng lớp trung lƣu cùng khả năng quan sát tinh tế, một tâm hồn nhạy cảm và một năng lực biểu hiện rất tài hoa

trong miêu tả thế giới nội tâm nhân vật đã giúp Khái Hƣng trở thành cây bút tiểu thuyết xuất sắc của Tự lực văn đoàn.

Trong tiểu thuyết Gia đình không chỉ có một gia đình mà có nhiều gia đình, khi thì đƣợc miêu tả trực diện, đầy đủ nhƣ gia đình ông Án Báo kèm theo gia đình các con nhƣ gia đình An - Nga, Viết - Phụng, Bảo - Hạc khi thì chỉ thấp thoáng hiện lên nhƣ gia đình Phƣơng - Vân, San - Thoa… Tác phẩm cho ngƣời đọc hiểu biết về nếp sống của gia đình phong kiến với những sự cổ hủ, lỗi thời của nó. Tâm lý háo danh và đầu óc hẹp hòi đã đầu độc tâm hồn con ngƣời, phá hoại cả mối quan hệ cốt nhục. Trƣớc hết, đó là ông bà Án với tƣ tƣởng lạc hậu cũ kĩ của mình đã đẩy chính những ngƣời con của mình rơi vào chiều sâu của tội lỗi. Bên cạnh ông bà Án còn có ông Điều vạn (chú ruột của An), cũng vì cái mớ danh hão huyền mà ông tìm đủ mọi cách bắt An phải đi học, ra làm quan. Ông Điều vạn cũng là đại diện cho những tƣ tƣởng vô cùng cũ kĩ và lạc hậu “Một ngƣời làm quan cả họ đƣợc nhờ”. An khinh bỉ cho rằng, chẳng nhẽ làm quan để dung túng cho ngƣời nhà, nhƣ thế mới là một vị quan tốt hay sao? Tƣ tƣởng của ông nay đã lỗi thời bởi: Quan lớn chẳng còn đƣợc trọng nhƣ xƣa nữa rồi. Thời buổi hiện tại lúc bấy giờ thì quan trƣờng đã trở nên vô cùng thối nát và mục ruỗng. Ngay cả Nga (vợ An) - ngƣời tƣởng chừng sẽ thấu hiểu mình, chia sẻ mọi nỗi niềm lại là ngƣời dày vò, làm cho An đau khổ nhiều nhất. Vì chịu ảnh hƣởng của tƣ tƣởng cũ từ gia đình mình mà Nga dần trở thành con ngƣời khác. Khao khát trong cô lên cao đến mứccó thể thay đổi, hi sinh bản thân mình cốt mong chồng mình phải nghe lời, đi học để làm quan. Mà cũng chính vì cái lẽ sống đó nên mấy chị em con ông án Báo bị thói đố kị, ghen tị thiêu đốt, từ chỗ ruột thịt mà trở thành kẻ thù của nhau lúc nào không hay.

Tác phẩm đƣợc Khái Hƣng dành nhiều trang miêu tả hiện thực của đời sống với tất cả mọi khía cạnh của nó. Đó là những trang miêu tả về Huyện

Viết - một quan tham vô lối, sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để móc họng những ngƣời dân nghèo: “Biết làm quan nghĩa là biết ăn tiền” và ăn tiền bằng mọi cách bất chấp liêm sỉ. Rồi kèn cựa, ton hót, luồn cúi, lo lễ lạt từ vợ bé đến thằng hầu quan trên, chơi bời sa đọa tổ tôm, bài bạc, đĩ điếm, chim chuột vợ chồng của nhau… Đằng sau cái danh “quan lớn” mà ngƣời đời kính trọng, thèm khát là sự thật bỉ ổi, nhơ nhớp.

Trong tiểu thuyết Gia đình, một dạng nhân vật nữa hiện lên rất nổi cộm đó là kiểu nhân vật lƣỡng phân, mà đại diện tiêu biểu đó là An - nhân vật chính đƣợc Khái Hƣng nói đến nhiều nhất. An lấy vợ, “lấy vợ không phải vì chàng mà chỉ vì gia đình, vì tổ tiên, vì những ngƣời đã chết…” Và chàng đi học thêm ở trƣờng Luật, ra làm quan cũng vì “gia đình (vì bà Án, vì anh rể, vì em vợ, vì những ghen tị, khích bác) và để đƣợc yên thân: “Chỉ sự phô bày hào nhoáng với những danh giá hão huyền là có thể đƣa lại đƣợc sự bình tĩnh và hạnh phúc cho vợ ta” [7, 80], bởi “Nàng đã quả quyết hi sinh mọi sự, cả ái tình chuyên nhất của chồng, cả hạnh phúc gia đình, hi sinh cho một cuộc tƣơng lai ao ƣớc: An thi đậu ra làm quan”.

Con ngƣời bất lực trƣớc hoàn cảnh là tình trạng chung của các văn nghệ sĩ, trí thức khi nhìn nhận và miêu tả trong văn học trƣớc Cách mạng. Đây cũng chí là bi kịch phổ biến trong đời sống ngƣời của trí thức đƣợc nhà văn tái hiện thành công qua nhân vật này. Chính An đã thấy mình nhu nhƣợc, song vẫn không tránh khỏi vòng luẩn quẩn, ƣu phiền: “Sao tự hòa thuận, sung sƣớng trong gia đình, mình lại không tự tạo lấy đƣợc? Sao cứ phải ngƣời khác đem đến, mình mới hƣởng những thứ ấy? Phải chăng, tại mình nhu nhƣợc không có đủ oai quyền làm chủ gia đình của mình? Nhƣng cuối cùng, An cũng chỉ là loại ba đồng một mớ đàn ông”.

Hạc và Bảo hiện lên trong tác phẩm là đại diện cho tuýp nhân vật mang tƣ tƣởng cải cách xã hội. Họ cần cù và sung sƣớng. Bảo hoàn toàn tâm đầu ý

hợp với chồng. Trong thực tế, hiếm có điền chủ, địa chủ nào nghĩ nhƣ Bảo: “Thƣa mẹ, để dành làm gì? Làm giàu làm gì? Tiền có làm ngƣời ta sung sƣớng đâu? Hai nhân vật này là đại diện cho tƣ tƣởng đổi mới, khát vọng dân chủ của Khái Hƣng. Ƣớc mơ về một cuộc sống giản dị và hạnh phúc của Hạc và Bảo mang đậm nét lãng mạn, mộng tƣởng: “Làm giàu làm gì? Tiền có làm cho ngƣời ta sung sƣớng đâu? Làm cho ngƣời ta sung sƣớng chỉ có những sự sung sƣớng của kẻ khác” [6, 225].

Bên cạnh những nhân vật chính, thì còn hàng loạt các nhân vật phụ cũng góp phần vào mô tả dụng ý nghệ thuật của tác giả: Bác Nhật, cái Ngài…

Trên nửa thế kỉ trôi qua, nền văn học Cách mạng đã có những bƣớc phát triển rất quan trọng. Nhìn nhận lại một cách khoa học và thỏa đáng giá trị của văn chƣơng Tự lực văn đoàn nói chung và văn chƣơng Khái Hƣng nói riêng là một việc làm không những chỉ có ý nghĩa với việc đánh giá một hiện tƣợng văn học quá khứ mà cũng góp phần vào việc xây dựng và phát triển nền văn học mới.

Một phần của tài liệu Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết Gia đình của Khái Hưng (KL06785) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)