Tinh chế bằng ethyl acetate <
3.2.2. Quy trình trích ly và thu nhận polyphenol
Xử lý acid ' Lắng, làm trong ’ Lọc ’
Tinh chế bằng ethyl acetate -<
Cô đặc —
*<
3.2.2. Quy trình trích ly và thu nhận polyphenol polyphenol
*^Thu hồi ethỵl acetaT)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP http://www.ebook.edu.vn Trang
GVHD: TS HOÀNG KIM ANH SVTH: NGUYẼN XUÂNTRÌNH TRÌNH
b) Thuyết minh quy trình
♦♦♦ Lựa chọn nguyên liệu
Lá sakê dùng làm thí nghiệm là lá sakê đã chuyển màu vàng. Lá được lựa chọn kỹ để loại bỏ lá hư, sâu, quá già khô, chọn lá không bị dập nát, chỉ lấy các lá tốt còn nguyên vẹn. Sau đó đem đi cân lấy lOg/ mẫu. Cân theo số lượng mẫu cần trích sau đó tiến hành diệt men.
♦♦♦ Diệt men:
Mục đích: xử lý để làm mất hoạt tính của enzyme polyphenol oxydase, ngăn chặn hoạt động của hệ enzyme này làm polyphenol bị oxy hóa.
Cách thực hiện: Lá sakê được diệt men bằng nước nóng ở 100°c, trong thời gian 2-3 giây. Vớt ra để ráo, sau đó chuyển sang giai đoạn xay.
❖ Xay nhỏ:
Mục đích: Lá sakê sau khi diệt men được xay nhỏ để thuận tiện cho việc tiếp xúc của nguyên liệu với dung môi, làm tăng khả năng khuyếch tán và thẩm thấu của các chất vào trong dung môi, làm tăng khả năng trích ly.
Cách thực hiện: Dùng máy xay thông thường để thực hiện quá trình xay nhỏ, sau đó đem chia đều khôi lượng cho các mẫu trích ly. Sau khi diệt men lá sẽ hấp thụ một lượng nước nên khôi lượng tăng 8 - 10%.
❖ Trích ly:
Dung môi dùng để trích ly là cồn và nước.
Mục đích: Trích ly polyphenol trong lá sakê nhờ dung môi cồn và nước. Cồn và nước là 2 loại dung môi phân cực nên được sử dụng để trích ly các chất phân cực có trong lá sakê, cụ thể là polyphenol.
Thực hiện thí nghiệm nhiều lần với các dung môi là nước, cồn được thay đổi ở các nồng độ khác nhau. So sánh lượng polyphenol có trong dịch trích từ đó chọn loại dung môi, nồng độ dung môi thích hợp.
Khảo sát các yếu tô" ảnh hưởng đến quá trình trích ly, dựa theo các tài liệu công bô" các yếu tô" ảnh hưởng đến quá trình trích ly gồm có: Loại dung môi, tỉ lệ nguyên liệu/ dung môi, nhiệt độ trích ly, thời gian trích ly, pH.
♦♦♦ Lọc
Để thu hồi dịch chiết cần phải qua khâu lọc thô để loại cặn lá lẫn trong dịch chiết, thu dịch trong để chuẩn bị quá trình tinh chế.
Nhằm thu hồi dung môi ethanol để tái sử dụng. Dịch sau cô đặc được chuyển sang dung môi khác để loại bỏ tạp chất khác không mong muôn cũng như thực hiện quá trình tiếp theo.
Cô đặc bằng cách đun cách thủy ở nhiệt độ 70 - 80°c, sau đó tiến hành quá trình xử lý acid.
❖ Xử lý bằng acid HC1
Mục đích: Tạo môi trường acid thích hợp cho sự tồn tại của polyphenol vì polyphenol rất bền trong môi trường acid. Đồng thời dùng acid để phá hủy cấu trúc liên kết của các nhóm phức như đường, protein... với polyphenol để giải phóng polyphenol tự do.
Hướng nghiên cứu xử lý acid, dựa theo tài liệu công bô" các yếu tô" ảnh hưởng của quá trình xử lý acid gồm có: pH, tỷ lệ dịch cao chiết/ dung môi, nhiệt độ, thời gian... Quá trình được tiến hành trên nhiều mẫu và thí nghiệm được lặp lại nhiều lần.
❖ Lắng làm trong
Dịch trích sau khi xử lý acid thường có kết tủa vón, nhựa, có protein... Do đó cần lắng để làm trong dịch.
Cách thực hiện: Dịch sau khi xử lý acid xong, tiến hành khảo sát thời gian tôi ưu của quá trình kết lắng để chuẩn bị bước vào quá trình tinh chế polyphenol.
❖ Lọc
Mục đích: Loại kết tủa sáp, nhựa, protein... để làm trong dịch. Sau khi lắng một thời gian, một sô" thành phần bị kết tủa. Do đó cần phải lọc để thu lấy dịch trong. Dịch trong này chứa các thành phần tan trong nước như polyphenol, đường, cafein...
Quá trình lọc thường lặp lại 3 lần cho đến khi thu được dịch trong.
❖ Chiết polyphenol:
Mục đích: Để loại bỏ dần các tạp chất, thành phần không mong muôn như đường, protein... nhằm làm tăng độ tinh sạch của chế phẩm polyphenol.
Dùng dung môi là ethyl acetate để lôi kéo polyphenol có trong dung dịch. Sau khi để yên, hỗn hợp phân tách thành 2 lớp, lớp bên trên là dịch ethyl acetate, bên dưới là nước. Polyphenol sẽ nằm trong ethyl acetate. Đem cô đặc để thu hồi dung môi, thu được cao dạng paste chứa chủ yếu là polyphenol.
Các yếu tô" ảnh hưởng đến quá trình này gồm: Tỷ lệ dung dịch polyphenol/dung môi, thời gian...