LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP

Một phần của tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh dạy thêm Ngữ văn lớp 6 tham khảo (3) (Trang 53)

I. Phương pháp, kỹ năng làm văn miêu tả:

LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP

I.Mục tiêu cần đạt : Giúp HS

- Phát hiện, phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng.

- Rèn luyện kỹ năng vận dụng các biện pháp tu từ từ vựng vào văn bản miêu tả

- Rèn kỹ năng làm văn tả người

II. Thời gian : 2 tiết làm bài, 1 tiết chữa bài. III.Luyện tập :

1. Đề bài 1:

Câu 1 : Em hãy tìm biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau và phân tích tác dụng cụ thể của mỗi biện pháp tu từ đó :

Từ ấy trong toi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chỏi qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim. (Từ ấy-Tố Hữu)

Câu 2: Viết đoạn văn ngắn, tả một khu vườn sau trận mưa. Trong đoạn văn, em có sử dụng phép so sánh, nhân hoá một cách thích hợp.

Câu 3: Hình dung và tả lại hình ảnh của chú bé liên lạc trong bài thơ Lượm của Tố Hữu.

3. Những yêu cầu cơ bản: Câu 1: Chỉ ra hai phép ẩn dụ :

- bừng nắng hạ: là hình ảnh thể hiện cho sự chỏi sáng. Trong lòng người , trong nhận thức có sự chói loà. Cách sử dụng ẩn dụ nhằm diễn tả niềm vui sướng khi bắt gặp ánh sáng lí tưởng, cảm thấy con đường đi rực rỡ ánh sáng của niềm tin, niềm lạc qua cách mạng. - Mặt trời chân lí : chỉ lí tướng. Lí tưởng như mặt trời soi sáng con

đường phía trước.

Phép so sánh : Hồn tôi là một vườn hoa lá....

Tâm hồn trở nên vui vẻ, lòng người rộn rã ngập tràn niềm vui, lòng yêu đời, yêu cuộc sống.

Câu 2 : Đoạn văn phải chọn được những chi tiết làm nổi bật sự xanh tươi, mát mẻ, tinh khôi của cây cối sau trận mưa. Khu vườn sau trận mưa còn có thêm tiếng chim lảnh lót, vui tươi.

Có thể sử dụng phép so sánh:

- Những hạt mưa vẫn còn đọng lại trên lá, dưới ánh nắng long lanh như những hạt ngọc lấp lánh.

Phép nhân hoá:

- Gió đùa trên cây na, gió mơn trớn mấy bông hồng nhung mớí nở. Câu 3:

Tả làm nổi bật:

- hình dáng nhỏ nhắn, nhanh nhẹn của chủ bé qua dáng đi, qua cử chỉ.

- Sự hồn nhiên, yêu đời, ham hoạt động cách mạng qua cử chỉ, điệu bộ, lời nói, nụ cười, ánh mắt.

- Sự dũng cảm, gan dạ qua hành động của lần đưa thư cuối cùng. Trong tả có kết hợp kể để hình ảnh trở nên sống hơn, thật hơn. Có sử dụng phép so sánh phù hợp.

2.Đề bài 2 :

Câu 1: ( 3 điểm) Cho đoạn văn sau:

“ Ngày mai, trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhưng, trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi.”

b. Em hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trong đoạn trích trên? Đoan trích có mấy câu trần thuật đơn?

c. Hãy viết một đoạn văn ngắn, trình bày cảm nhận của em về cây tre qua đoạn trích trên.

Dựa vào văn bản “ Cây tre Việt Nam” của Thép Mới, em hãy thay lời cây tre tự kể về mình.

HĐ3: Chữa bài.( t 3)HS trình bày bài viết, nhận xét. GV nhận xét bổ sung.

Câu 1:

a.Yêu cầu xác định: . Có 6 câu trần thuật đơn. b.Yêu cầu:

- Về kĩ năng: biết dựng đoạn văn cảm nhận: câu mở đoạn nêu cảm nhận chung. Các câu khác triển khai trên cơ sở những hình ảnh, chi tiết của đoạn văn. Câu kết chọt lại vấn đề.

- Về kiến thức: nêu được những cảm nhận sâu sắc của bản thân.

VD: Hình ảnh cây tre Việt Nam vẫn mãi là hình ảnh gắn bó, yêu thương trong cuộc sống hàng ngày của người nông dân, của người dân Việt Nam. Tre toả bóng mát, xoa dịu cơn nắng hè trong những buổi trưa đi làm về. Tiếng vi vu của luỹ tre làng trong cơn gió mênh mang. Tiếng sáo tre gửi tâm tình của những nỗi niềm buồn vui cuộc sống. Chiếc đu tre bay bổng, mang theo niềm vui khi mỗi dịp xuân về. Cánh diều tre trong những chiều hè như mang theo ước mơ tuổi thơ bay cao, cao mãi.

Câu 2: - Về kĩ năng:

Biết xây dựng một bài văn tự sự ( kể chuyện tưởng tượng) theo bố cục 3 phần.

Biết cách triển khai các đoạn văn, cách kể chuyện, dùng từ đặt câu chính xác.

Biết sử dụng ngôi thứ nhất để kể câu chuyện. - Về nội dung:

Bám vào bài Cây tre Việt Nam để thể hiện được:

+ Cây tre tự giới thiệu về hình dáng, phẩm chất của mình.

+ Cây tre kể về sự gắn bó đối với con người trong cuộc sống đời thường, trong lao động sản xuất.

+ Cây tre kể về sự đóng góp của mình trong công cuộc chống ngoại xâm. + Mong ước gần gũi mãi với con người Việt Nam trong hiện tại và tương lai.

Một phần của tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh dạy thêm Ngữ văn lớp 6 tham khảo (3) (Trang 53)