Triển khai Internet banking tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro giao dịch trong internet banking tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 28)

II. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG INTERNET BANKING TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3. Triển khai Internet banking tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam

Cùng với sự phát triển của mạng lưới Internet ngày càng lớn mạnh ở Việt Nam, những khách hàng tiềm năng của Internet banking thực sự là một lực lượng đáng kể. Và Internet banking cũng là hướng đi và là chiến lược tiếp cận mang tầm thời đại của nhiều ngân hàng Việt Nam hiện nay. Phần này sẽ giới thiệu Internet banking của hai trong số các ngân hàng được đánh giá là đi đầu về ứng dụng dịch vụ này.

3.1. Ngân hàng Đông Á

Ngân hàng Đông Á là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Ngày 15/8/2005, Ngân hàng Đông Á chính thức triển khai Internet banking, tính đến nay trải qua 03 giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, Internet banking của Đông Á chỉ cho phép khách hàng kiểm tra số dư tài khoản (tài khoản cá nhân và doanh nghiệp) và xem, in sao giao dịch. Một năm sau đó, dịch vụ tiến thêm bước mới bằng việc cung cấp tiện ích chuyển khoản trong nội bộ ngân hàng với hạn mức từ 50.000 VND/lần đến 500 triệu đồng/lần. Tiện ích này giúp khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí để thực hiện các giao dịch chuyển khoản. Thay vì phải trực tiếp xếp hàng tại các quầy giao dịch,

người tiêu dùng có thể thực hiện thao tác chuyển khoản một cách nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi. Tiện ích đánh dấu bước phát triển mới, đưa dịch vụ ngân hàng trực tuyến của ngân hàng Đông Á tới nhiều người sử dụng hơn.

Sau ba tháng triển khai tiện ích chuyển khoản nội bộ, ngân hàng Đông Á đã thu hút được một lượng khách hàng lớn. Tháng 1/2008, chỉ có 11.000 khách hàng đăng kí sử dụng. Cho tới tháng 2/2008, số lượng đã tăng đột biến lên khoảng 117 nghìn người. Các tháng tiếp theo dịch vụ vẫn duy trì được số tài khoản đăng kí tăng dần đầu. Đến tháng 12/2008, số tài khoản đăng kí sử dụng đạt khoảng 150 nghìn người.

Đồ thị 7: Thống kê số giao dịch và giá trị chuyển khoản của dịch vụ Internet banking Đông Á năm 2008

(Nguồn: Báo cáo tình hình triển khai Internet banking tại Đông Á 2008)5

Biểu đồ trên cho thấy lượng giao dịch khá ổn định và giá trị chuyển khoản tăng mạnh trong 03 tháng cuối năm, xu hướng này tiếp tục được duy trì ổn định trong năm 2009.

Trong giai đoạn ba, dịch vụ tiếp tục được bổ sung thêm chức năng thanh toán trực tuyến khi mua hàng tại www.golmart.vn; www.123mua.vnvà mua thẻ trả trước 5 Báo cáo tình hình triển khai Internet banking tại ngân hàng Đông Á, 2008,

cho các loại thẻ di động, thẻ Internet, điện thoại cố định. Nhận thức sớm được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro Internet banking, từ tháng 10/2007, Internet banking của ngân hàng Đông Á đã chính thức sử dụng chứng nhận SSL Certificate with Extended Validation cung cấp bởi hãng VeriSign (Công ty chuyên về các giải pháp bảo mật của Mỹ), mã hóa toàn bộ các dữ liệu truy cập theo chuẩn AES-256 bit- chuẩn mã hóa an toàn nhất trên Internet. Đông Á là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng giải pháp này.

Sau 3 năm hình thành và phát triển, dịch vụ ngân hàng trực tuyến của Đông Á đang dần khẳng định vị thế của mình, đóng góp cho sự phát triển của thanh toán điện tử và giúp cải thiện thói quen thanh toán của người tiêu dùng Việt Nam nói chung.

Do xác định được sự ảnh hưởng của các rủi ro trong Internet banking, đặc biệt là rủi ro giao dịch; ngân hàng Đông Á đã có những triển khai đáng kể trong việc quản trị rủi ro, đặc biệt là an toàn thông tin, như:

• Năm 2010 là năm đánh dấu những bước chuẩn bị cho dự án tái cấu trúc hạ tầng trung tâm dữ liệu của toàn ngân hàng trong năm 2011 nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho kế hoạch phát triển chung của toàn ngân hàng, đặc biệt là đẩy mạnh việc phát triển các ứng dụng hỗ trợ hoạt động Internet banking.

• Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công nghệ thông tin, khắc phục nhanh chóng mọi sự cố có thể xảy ra, đảm bảo sự hài lòng của người dùng, Trung tâm điện toán đã triển khai thành công các quy trình quản trị dịch vụ công nghệ thông tin- những bước đầu tiên trong quá trình xây dựng hệ thống quản lí dịch vụ công nghệ thông tin theo đúng Thư viện hạ tầng công nghệ thông tin.

• Chính sách an ninh đóng vai trò quyết định hướng đi chiến lược về an ninh thông tin cho ngân hàng. Chính vì thế, trong năm 2010, trung tâm điện toán đã tập trung nguồn lực để phối hợp với Phòng thí nghiệm an ninh thông tin (ISeLAB) đánh giá mức độ an toàn của hệ thống thông tin toàn ngân hàng. Đồng thời, trung tâm cũng đã chủ động xây dựng thành công và đưa vào áp dụng chương trình quản lí phân quyền người sử dụng URM nhằm kiểm soát việc truy cập ứng dụng và quyền sử dụng trong toàn bộ các ứng dụng của ngân hàng.

3.2. Ngân hàng Quốc tế Việt Nam VIBank

Mỗi ngân hàng có một chiến lược phát triển Internet banking nói chung và quản trị rủi ro giao dịch nói riêng. Trong khi Đông Á bank quản trị rủi ro giao dịch bằng cách nâng cao khả năng an toàn thông tin, thì VIBanktập trung vào khả năng sẵn sàng cung cấp dịch vụ, đặc biệt là đa dạng hóa gói sản phẩm. Tiêu biểu là, ngày 28/7/2008, ngân hàng quốc tế VIBank bắt đầu đưa ra sản phẩm dịch vụ Internet banking với tên gọi VIB4U. VIB4U là dịch vụ Internet banking cho phép khách hàng cá nhân và doanh nghiệp có thể truy vấn thông tin và thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản tiền gửi, chuyển tiền, tiền vay, tài trợ thương mại với VIBank.

So với các dịch vụ ngân hàng điện tử đã được giới thiệu trước đó trên thị trường Việt Nam, ngoài các tính năng cơ bản, VIB4U còn cung cấp cho khách hàng nhiều tính năng khác như: chuyển tiền ra ngoài hệ thống, chuyển tiền định kì (chuyển tiền theo kế hoạch đã đặt sẵn), chuyển tiền theo lô (chuyển tiền từ một hay nhiều tài khoản đến nhiều tài khoản khác cùng lúc), chuyển tiền quốc tế, mở/ sửa đổi L/C, trả nợ, đề nghị giải ngân…

Với khách hàng cá nhân, VIB4U cung cấp 03 gói dịch vụ cơ bản để khách hàng lựa chọn theo nhu cầu: e-Silver4U, e-Gold4U, e-Diamond4U. Sử dụng dịch vụ e- Silver4U, khách hàng có thể truy vấn thông tin tài khoản, thông tin khoản vay. Với gói e-Gold4U, ngoài các tính năng như trong gói e-Sliver4U, còn cho phép chuyển tiền trong và ngoài hệ thống VIB với hạn mức mỗi lần là 100 triệu VND, hạn mức giao dịch tài khoản ngày là 250 triệu VND. E-Gold4U còn cho phép thực hiện yêu cầu giải ngân, yêu cầu mở tài khoản. Với e-Diamond4U, khách hàng được phép chuyển tiền trong hay ngoài hệ thống VIB theo hạn mức mỗi lần 200 triệu VND, hạn mức giao dịch tài khoản ngày là 500 triệu VND/ngày.

Đối với khách hàng doanh nghiệp, VIB4U cung cấp 03 gói dịch vụ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao dịch trực tuyến của doanh nghiệp: Value Silver, Value Gold, Value Diamond. Gói Value Silver cho phép doanh nghiệp truye vấn được tổng quan chi tiết thông tin về tài khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản tiền vay, L/C, bộ chứng từ L/C, bảo lãnh nhận hàng. Gói Value Gold và Value Diamond cung cấp đầy đủ các dịch vụ

về tài khoản, chuyển tiền, tiền vay, tài trợ thương mại. Gói Value Diamond sẽ cấp cho khách hàng một hạn mức giao dịch cao hơn so với gói Value Gold.

Với những tiện ích vượt trội của mình, Internet banking của ngân hàng quốc tế VIB hiện đang được đánh giá rất cao và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro giao dịch trong internet banking tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w