Đánh giá chương trình

Một phần của tài liệu sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch thực hiện hợp phần vệ sinh thuộc chương tình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 2015 (Trang 46)

3.1 Mục đích

Mục đích của việc đánh giá thường là nhằm xác định xem chương trình có đạt được những mục tiêu cụ thể đã đề ra hay không, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về nguyên nhân thành công hoặc thất bại để đề xuất cho năm sau hoặc giai đoạn sau. Trong khuôn khổ chương trình vệ sinh cấp tỉnh thì việc đánh giá do cán bộ cấp tỉnh, huyện thực hiện và dựa vào các kết quả của các đợt giám sát và chỉ số kết quả của chương trình.

3.2 Cách làm

3.2.1 Sử dụng các chỉ số để đánh giá

Việc đánh giá cũng dựa trên mục tiêu, bản kế hoạch, các hoạt động như: xây dựng sự hỗ trợ của chính quyền, tạo nhu cầu, hỗ trợ dịch vụ cung cấp, các kết quả đạt được so sánh giữa kế hoạch và thực tế. Bảng sau là gợi ý giúp anh chị hệ thống tổng hợp cho công việc đánh giá.

Bảng 17: Chỉ số đánh giá hoạt động theo từng hợp phần

TT Nội dung Kết quả mong đợi theo kế

hoạch

Kết quả

thực tế Bài học kinh nghiệm

I. Xây dựng sự hỗ trợ của chính quyền:

1 Các chính sách thúc đẩy vệ sinh của địa phuong

2 Các văn bản thúc đẩy, hỗ trợ, triển khai hợp phần vệ sinh của tỉnh

II. Các hoạt động:

1 Các hoạt động nâng cao năng lực 2 Các hoạt động tạo nhu cầu

3 Các hoạt động hỗ trợ hệ thông dịch vụ vệ sinh III. Sử dụng kinh phí:

1 Dự án 2 (xây dựng nhà tiêu trạm y tế) 2 Dự án 2: hỗ trợ nhà tiêu hộ GĐ

3 Dự án 3: nâng cao năng lực, truyền thông, đánh giá… IV. Kết quả

1 Số gia đình/ tỷ lệ % GĐ nông thôn có nhà tiêu

2 Số gia đình/ tỷ lệ % GĐ nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh 3 Số gia đình/ tỷ lệ % gia đình nghèo có nhà tiêu hợp vệ sinh 4 Số gia đình nghèo có nhà tiêu không hợp vệ sinh

5 Số nhà tiêu HVS được xây mới trong năm 6 Số nhà tiêu bị hỏng trong năm

V. Những vấn đề khác:

3.2.2 Các hoạt động đánh giá có sự tham gia

Đánh giá ngay sau các hoạt động

Các thành viên thực hiện các hoạt động cần họp với nhau sau mỗi lần triển khai một hoạt động về những vấn đề liên quan đến triển khai hoạt động như các công việc chuẩn bị, triển khai… để rút kinh nghiệm cho các lần sau.

Hội thảo tổng kết đánh giá hàng năm, kết hợp

định hướng lập kế hoạch năm sau

Hội thảo đánh giá hàng năm là một hoạt động đánh giá mà các chương trình hệ thống vệ sinh nông thôn cần phải thực hiện. Hội thảo đánh giá có thể gợi ý tưởng về việc chương trình có đạt được mục tiêu hay không, điều gì hoạt động tốt, điều gì không, giúp người đánh giá hiểu được nguyên nhân. Hội thảo đánh giá

hàng năm có thể là công cụ hiệu quả để các bên liên quan học hỏi nếu hội thảo được thiết kế cho mục tiêu này.

Hội thảo tổng kết hàng năm nên được tổ chức ở tỉnh. Nên mời lãnh đạo và người thực hiện cấp huyện, xã tham gia và chia sẻ kinh nghiệm. Hội thảo tổng kết là cơ hội tốt để thu hút sự chú ý và hỗ trợ của lãnh đạo các cấp và tổ chức quần chúng cho chương trình hệ thống vệ sinh nông thôn.

Cán bộ cấp tỉnh (TTYTDP tỉnh) viết một báo cáo tóm tắt những vấn đề, kết quả như đã đề cập trong bảng trên. Trong nội dung hội thảo cần để tạo điều kiện cho cán bộ thực hiện ở cấp huyện, xã trình bày những vấn nổi cộm và bài học kinh nghiệm chia sẻ với mọi người.

Mục đích

Ở phần II đã hướng dẫn cách thu thập số liệu, lựa chọn ưu tiên, lập kế hoạch và lựa chọn các chỉ số GS & ĐG. Để thực hiện chương trình giai đoạn, kế hoạch năm cần được xây dựng cho cấp tỉnh và mỗi huyện để xác định rõ các hoạt động cần thiết ở mỗi cấp (tỉnh, huyện, xã, thôn) cũng như vai trò và trách nhiệm của các cấp để thực hiện tốt kế hoạch đó.

Mẫu lập kế hoạch hoạt động giai đoạn và kế hoạch hàng năm 1. Mẫu kế hoạch giai đoạn

PHẦN III

MẪU KHUNG LẬP KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN VÀ KẾ HOẠCH NĂM

KẾ HOẠCH

CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN 2014 – 2015

I. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH……….………

1. Đặc điểm chung của tỉnh……….

Cần phân tích đầy đủ các khía cạnh liên quan đến vệ sinh để làm cơ sở lập kế hoạch và thực hiện, thí dụ:

Hành chính: số huyện, xã, thôn bản

Địa lý: địa hình (vùng núi, đồng bằng, ven biển, vùng lũ lụt …)

Dân số: tổng số dân, số hộ, trong đó vùng nông thôn? Dân tộc? Tỷ lệ hộ nghèo chung và sự phân bố theo địa lý hay theo dân tộc?

Thông tin về các dự án, chương trình trên địa bàn có liên quan đến hoạt động phát triển cộng đồng, cấp nước và vệ sinh thí dụ như chương trình 134, 135, dự án của tổ chức quốc tế (UNICEF, PLAN, Tầm nhìn Thế giới, CARE…)

2. Thực trạng công tác Vệ sinh………

Phân tích số liệu từ bộ chỉ số mới nhất để đưa vào bảng sau:

Vệ sinh hộ gia đình: TT Tên huyện Tổng số xã Số xã có tỷ lệ nhà tiêu HVS Ghi chú (Số cán bộ chuyên trách vệ sinh) <30% 30% - 50% 50% - 65% >65% 1 2 3

CN & VS trạm y tế:

TT Tên huyện Tổng số trạm

y tế Số trạm chưa có nước sạch Số trạm chưa có nhà tiêu HVS (ghi tên các trạm)Ghi chú

1 2 3

Tình hình nguồn nhân lực cán bộ thực hiện lĩnh vực vệ sinh: Số lượng và kinh nghiệm, năng lực ở cấp tỉnh, huyện, xã, y tế thôn bản.

Thực trạng nguồn kinh phí đã và đang được cấp từ Chương trình MTQG NSVSMT.

TT Năm

Vốn đầu tư phát triển (xây công trình CN & VS trạm y tế)(dự án 2) Vốn sự nghiệp Hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hộ gia đình (dự án 2)

Nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát, đánh giá chương trình (dự án 3) Giám sát chất lượng nước (Dự án 3) 2010 2011 2012 2013 Tổng

3. Thuận lợi, khó khăn………

TT Nội dung Thuận lợi Khó khăn

1 Sự quan tâm của chính quyền địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã)

Các văn bản, chỉ thị của địa phương Một số chính quyền chưa quan tâm, phân bổ kinh phí thấp

2 Cơ chế chính sách Các văn bản của địa phương phân bổ nguồn kinh phí cho hoạt động vệ sinh

3 Nguồn nhân lực TTYTDP tỉnh, TTYTDP huyện phân

công cán bộ chuyên trách… Kinh nghiệm về lĩnh vực vệ sinh còn hạn chế…

4 Kinh phí Kinh phí trên cấp không đầy đủ, chậm…

5 Kỹ thuật Một số vùng trung tâm đã có dịch

vụ xây dựng nhà tiêu giá thấp… Loại nhà tiêu 2 ngăn mà hộ dân đang sử dụng xuống cấp nhanh và không bản đảm hợp vệ sinh…dịch vụ vệ sinh chưa có sẵn trên các địa bàn vùng sâu, vùng xa.

6 Địa bàn, kinh tế, xã hội, nhận thức của người dân

Giao thông đi lại vận chuyển đến vùng xa đã thông suốt

Sự giao lưu của thế hệ trẻ đã làm thay đổi hành vi vệ sinh các gia đình vùng sâu, vùng dân tộc

7 Thị trường 8 Truyền thông

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ………

(Liệt kê các văn bản, quyết định, thông tư hướng dẫn liên quan cho công tác định hướng, lập kế hoạch, vai trò trách nhiệm… thí dụ):

Kế hoạch tổng thể giai đoạn 2012 – 2013 UBND tỉnh…………phê duyệt về mục tiêu và nguồn kinh phí cho giai đoạn 2012 – 2015.

Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLT – BNNPTNT – BTC- BKHDT ngày 16/1/2013 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho chương trình mục tiêu quốc gia CN & VSMTNT giai đoạn 2012 – 2015.

Công văn 1808 ngày 3/3/2012 của bộ Y tế về tăng cường triển khai hợp phần vệ sinh thuộc chương trình mục tiêu quốc gia CN & VSMTNT 2012 – 2015;

Chỉ thị 29/ CT-TTg ngày 26/11/2012 của thủ tướng chính phủ về triển khai “Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân”

Quyết định số …/QĐ – UBND, ngày … của UBND tỉnh ………… về giao kế hoạch vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia năm ….

Thông báo số …/TB – SKHĐT ngày …. của sở KHĐT về giao kế hoạch CTMTQG năm ….tỉnh …………

III. MỤC TIÊU

2.1 Mục tiêu giai đoạn

Dựa vào bảng phân tích mục tiêu của các địa bàn từ đó mới xác định mục tiêu giai đoạn vào đây: thí dụ đến cuối năm 2015 thì có 60 % hộ dân vùng nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh. 100% trạm y tế có nhà tiêu HVS trong đó 60% có nước sạch sử dụng…

2.2 Mục tiêu cụ thể từng năm

Nội dung Mục tiêu cụ thể hàng năm

2011 2012 2013 2014 2015

Nhà tiêu hộ

gia đình 32%, tổng số hộ (H) 35,2% Tương đương H x (35,2% - 32%) nhà tiêu xây mới và cải tạo.

41%

Tương đương H x (41%-35%) nhà tiêu xây mới và cải tạo.

53% Tương đương H x (53%-41%) nhà tiêu xây mới và cải tạo.

65% Tương đương H x (65%-41%) nhà tiêu xây mới và cải tạo. Cấp nước và

VS trạm y tế 6 trạm xây dựng mới, 7 trạm cải tạo

4 trạm xây dựng mới, 2 trạm cải tạo

Quản lý chất

lượng nước 60% Trạm cấp nước (50 trạm) 80% trạm cấp nước 100% trạm cấp nước …

Bảng trên là thí dụ cách tính mục tiêu

IV. ĐỊNH HƯỚNG CAN THIỆP………

Tăng cường hoạt động điều hành và phối hợp của Ban Chỉ đạo tỉnh, huyện, xã. Đưa mục tiêu vệ sinh vào trong một mục tiêu phát triển của địa phương.

Định hướng xã hội hóa, thị trường hóa lĩnh vực vệ sinh bằng cách khuyến khích sự chủ động tham gia của hộ dân, thợ địa phương, các doanh nghiệp cung ứng vật liệu, thiết bị vệ sinh… để mọi hộ dân có thể

tiếp cận được với loại nhà tiêu chi phí thấp.

Tập trung ưu tiên cho các vùng khó khăn, có tỷ lệ bao phủ về nhà tiêu hộ gia đình thấp

Tăng cường công tác truyền thông kết hợp chế tài với các đối tượng là Đảng viên, Đoàn viên, cán bộ nhà nước, Hội viên các Hội (phụ nữ, Cựu Chiến binh v.v.) tự bỏ tiền xây dựng và cải tạo nhà tiêu hộ gia đình. Tăng cường phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các dự án, chương trình liên quan như Dự án cho vay vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội, Dự án 135…. để thống nhất về các giải pháp kĩ thuật và phương án hoạt động nhằm triển khai các hoạt động một cách có hiệu quả nhất.

V. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH………

4.1 Cấp tỉnh:

Lập kế hoạch, tổ chức các cuộc họp, hội thảo, đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho cấp huyện, cấp xã. Giám sát hoạt động, kết quả cấp huyện, xã.

Báo cáo cho cấp trên

4.2 Cấp huyện:

Phối hợp cấp tỉnh đào tạo tập huấn cho cấp xã, thôn. Giám sát hỗ trợ cấp xã, thôn thực hiện

4.3 Cấp xã, thôn:

Thực hiện các hoạt động truyền thông, tạo nhu cầu

Hỗ trợ các nhóm cung cấp dịch vụ (thợ xây địa phương), cửa hàng bán vật liệu vệ sinh tại địa phương.

VI. KẾ HOẠCH KINH PHÍ………

TT Năm

Vốn đầu tư phát triển (xây công trình CN&VS trạm y tế) (dự án 2) Vốn sự nghiệp Hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hộ gia đình (dự án 2)

Nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát, đánh giá chương trình (dự án 3) Giám sát chất lượng nước (Dự án 3) 2014 2015 Tổng Đơn vị thực hiện

Thông qua Sở Y tế Giám Đốc

Nơi nhận

- Cục QLMTYT – Bộ Y tế - UBND tỉnh ....

- Sở Y tế

2. Mẫu kế hoạch hàng năm

TỈNH ………

KẾ HOẠCH

HỢP PHẦN VỆ SINH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN NĂM ………

I. TÌNH HÌNH CHUNG

(Nêu những vấn đề thay đổi hay khác biệt so với tình hình trong bản kế hoạch tổng thể)

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ:

Nêu văn bản kế hoạch giai đoạn mà tỉnh phê duyệt

Văn bản phê duyệt cách tiếp cận và giá nhà tiêu mẫu mà tỉnh phê duyệt để áp dụng hỗ trợ hộ nghèo…

III. MỤC TIÊU NĂM:

- Mục tiêu về nhà tiêu hộ gia đình: hiện tại đầu năm là …% mục tiêu cuối năm là …% (tăng ….%) tương đương với … nhà tiêu được cải tạo và xây dựng mới hợp vệ sinh. Bảng ở phần phụ lục cho con số cụ thể mục tiêu ở các xã không can thiệp và xã có can thiệp năm nay.

- …% trạm y tế xã có công trình nước và nhà tiêu hợp vệ sinh tương ứng với xây dựng mới …. công trình, …. Công trình cải tạo;

- …% nhà máy/trạm cấp nước tập trung ở khu vực nông thôn được giám sát chất lượng nước tương ứng với …trạm cấp nước được giám sát.

IV. LỰA CHọN ĐỊA BÀN CAN THIỆP NĂM……

Phân tích số liệu bộ chỉ số và đưa danh sách và mục tiêu của các xã có can thiệp năm ……

TT huyệnTên Tên xã Tổng số hộ Tỷ lệ đầu năm cuối nămMục tiêu

Số nhà tiêu xây mới, cải tạo Ghi chú (miền núi, đồng bằng, ven biển, vùng lũ lụt) 1. Các hoạt động:

TT Tên hoạt động Đơn vị thực hiện Dự trù kinh phí

A Cấp tỉnh: 1 Chuẩn bị

Củng cố Ban Điều hành chương trình tuyến tỉnh/huyện Điều tra, khảo sát, nghiên cứu

Hội nghị triển khai Kế hoạch năm Phát triển và in ấn tài liệu truyền thông

2 Tập huấn nâng cao năng lực cho tuyến huyện, xã:

Tập huấn về xây dựng kế hoạch chi tiết, chuyên môn kỹ thuật các loại nhà tiêu, các mô hình truyền thông, quản lý, giám sát, báo cáo

TT Tên hoạt động Đơn vị thực hiện Dự trù kinh phí

3 Giám sát hoạt động cấp huyện, xã; thu thập báo của các huyện để báo cáo lên cấp cao hơn.

Giám sát chất lượng nước

Xây dựng công trình CN&VS các trạm y tế

Tổ chức hội thảo đánh giá và lập kế hoạch năm sau

B Cấp huyện

Phối hợp với cấp tỉnh nâng cao năng lực cho cấp xã và y tế thôn bản, thợ xây dựng, cửa hàng cung cấp vật liệu, thiết bị vệ sinh về kỹ thuật xây dựng nhà tiêu chi phí thấp,

Giám sát, hỗ trợ các hoạt động ở các xã, thôn, báo cáo lên cấp tỉnh

C Cấp xã thôn/ ấp

1 Hoạt động tạo nhu cầu:

Truyền thông gián tiếp: thông qua loa đài, tài liệu, …

Truyền thông trực tiếp: họp lồng ghép với các đối tượng: Đảng viên, cán bộ, các hội đoàn thể, họp thôn, nhóm hộ gia đình…

2 Hoạt động hỗ trợ dịch vụ vệ sinh

Cửa hàng bán vật liệu, thợ xây dựng triển khai các hoạt động xây dựng cho các hộ dân

Thăm hộ gia đình: Giám sát chất lượng kỹ thuật xây dựng, thống kê báo cáo cho cấp xã, huyện

Hộ gia đình xây dựng nhà tiêu mẫu

Xây dựng và cải tạo công trình NSVS tại trạm y tế xã:

TT Tên hoạt động Người thực hiện Kinh phí

Khảo sát hiện trạng Thiết kế, phê duyệt thiết kế Đấu thầu

Thi công

Giám sát chất lượng và nghiệm thu

Giám sát chất lượng nước

TT Tên hoạt động Người thực hiện Kinh phí

Giám sát chất lượng nước tại các trạm cấp nước tập trung

Giám sát chất lượng nước tại các trường học, cơ sở y tế

Dự trù kinh phí:

Dựa trên bảng tính dự trù kinh phí và phân tích theo các mục sau:

TT Tổng Vốn đầu tư phát triển (xây công trình CN&VS trạm y tế) (dự án 2) Vốn sự nghiệp Hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hộ gia đình (dự án 2) Tập huấn, hội thảo, nâng cao năng lực cho các đơn vị thực hiện Truyền thông, vận động, … (dự án 3) Giám sát, đánh giá chương trình (dự án 3) Giám sát chất lượng nước (Dự án 3) Nguồn kinh phí Đơn vị thực hiện Ghi chú Quản lý và sử dụng ngân sách:

Ai quản lý vốn gì, như thế nào: thí dụ Sở y tế quản lý vốn đầu tư phát triển để phối hợp các đơn vị xây dựng công trình C N& VS trạm y tế xã, TTYTDP tỉnh quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp, trực tiếp sử dụng cho hoạt động giám sát chất lượng nước, nâng cao năng lực… chịu trách nhiệm phân bổ xuống cấp huyện, xã.

Mẫu Bảng kinh phí chi tiết (nên lập bảng tính trên file excel với các mục như sau)

TT Tên hoạt động Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Tổng Ghi chú

Một phần của tài liệu sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch thực hiện hợp phần vệ sinh thuộc chương tình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 2015 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)