Phân tích đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch thực hiện hợp phần vệ sinh thuộc chương tình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 2015 (Trang 42)

Việc phân tích khách hàng và nhu cầu khách hàng sẽ giúp cho việc phân khúc thị trường dễ dàng hơn, thúc

đẩy thị trường phát triển theo điều kiện thực tế. Bảng sau là một số gợi ý về phân tích đối tượng khách hàng cho sản phẩm là nhà tiêu hợp vệ sinh.

Bảng 13: Đối tượng và đặc điểm nhu cầu về vệ sinh

TT Đối tượng Đặc điểm Biện pháp tiếp cận

1 Hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách Chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 5-10% tùy vùng) Nhu cầu về nhà tiêu không phải là vấn đề ưu tiên

Loại nhà tiêu chi phí thấp, cần có sự trợ giá để khuyến khích

2 Trung bình

Chiếm tỷ lệ cao nhất

Nhu cầu về nhà tiêu không phải là vấn đề ưu tiên Thường có thái độ trông chờ, khó tiếp cận với các kênh truyền thông

Loại nhà tiêu giá thấp

Cho họ nhìn thấy, thử rồi mới tin

3 Khá giàu

Chiếm tỷ lệ vừa

Trình độ nhận thức khá cao

Nhu cầu về nhà tiêu là một vấn đề ưu tiên

Loại nhà tiêu với thiết bị khá đắt tiền như tự hoại, xây trong nhà, tiện lợi, đẹp

4 Cán bộ

Chiếm tỷ lệ thấp

Trình độ nhận thức khá cao

Nhu cầu về nhà tiêu là một vấn đề ưu tiên Dễ tiếp cận và không cần truyền thông nhiều.

Vận động theo kênh chính quyền, đoàn thể

Loại nhà tiêu đắt tiền hơn, đẹp, tiện lợi

6.1 Hỗ trợ khách hàng tìm nguồn vốn vay xây dựng nhà tiêu

Khi tổ chức các cuộc truyền thông, nếu các hộ dân có mức thu nhập khác nhau thì sẽ có nhiều thách thức trở ngại khi thảo luận và giới thiệu chi phí của các loại nhà tiêu, và khi người dân đã mong muốn để xây hoặc cải tạo nhà tiêu nhưng lại không đủ tiền để xây nhà tiêu như mong muốn thì hiệu quả của chương trình sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, do đó việc cung cấp các thông tin

liên quan đến tìm nguồn vốn trong hoạt động tiếp thị vệ sinh là rất quan trọng.

Cung cấp thông tin về các nguồn vốn vay ưu đãi cho vệ sinh, cách huy động và tiết kiệm cho xây nhà tiêu, sẽ giúp người dân giải đáp được băn khoăn về tài chính. Dưới đây sẽ là một số mô hình tài chính cho vệ sinh đã áp dụng ở Việt Nam, anh/chị cần xác định và sử dụng các thông tin này để đưa vào kế hoạch hoạt động cho địa phương mình.

Bảng 14: Các hình thức và nguồn vốn vay xây nhà tiêu HVS

Mô hình tài chính Thông tin

Chiến lược: Tín dụng (chính thức) Vốn vay cho vệ

sinh của Ngân hàng chính sách xã hội

Quyết định số 62 của ngân hàng CSXH về chương trình vay vốn nước và vệ sinh cho phép mỗi HGĐ nông thôn có thể vay đến 4 triệu đồng để xây nhà tiêu HVS. Ngành y tế làm việc với Ngân hàng CSXH ở địa phương để kết nối và giới thiệu nguồn vốn vay cho người dân, ưu tiên cho hộ nghèo và cận nghèo vay trước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để lập kế hoạch vốn hàng năm, Trung tâm YTDP tỉnh và huyện cần phối hợp, thảo luận với Ngân hàng CSXH vào tháng 6 - 7 của năm trước để xác định nguồn vốn cho vệ sinh cũng như cách phối hợp giữa 2 bên để đảm bảo rằng nguồn vốn được phân bổ cho địa phương sẽ hỗ trợ để người dân vay xây dựng công trình vệ sinh.

Hiện nay, Cục Quản lý môi trường y tế đã kết thúc dự án “vệ sinh hộ gia đình: gắn kết nhu cầu của người dân với hỗ trợ vốn vay ưu đãi” do Bộ Hỗ trợ quốc tế vương quốc Anh tài trợ cho 20 xã ở 5 tỉnh. Anh/chị có thể liên hệ với Cục Quản lý môi trường y tế để tham khảo thông tin và các bài học kinh nghiệm.

Mô hình tài chính Thông tin Quỹ quay vòng

thông qua hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam

Quỹ này do Hội Liên Hiệp Phụ Nữ địa phương quản lý và thực hiện thông qua trỗ trợ của chính phủ và/hoặc tổ chức quốc tế. Thành viên của quỹ quay vòng tín dụng tiết kiệm có thể vay và trả dần để xây nhà tiêu HVS. Nếu có chương trình này ở địa phương mình, anh/chị hãy thảo luận và phối hợp với Hội phụ nữ tỉnh/huyện để giới thiệu/tuyên truyền quỹ này cho HGĐ tham gia và có cơ hội vay để xây nhà tiêu HVS.

Nguồn vốn này có thể phù hợp cho nhiều đối tương, nghèo, cận nghèo, và cả không nghèo. Các chương trình

tín dụng khác của chính phủ

Các chương trình tín dụng và hỗ trợ khác của chính phủ có thể hỗ trợ hộ nghèo và cận nghèo ở địa phương, anh/chị tìm hiểu và xác định những chương trình nào hiện có như cho hộ nghèo vay để xây nhà, chương trình 134, 135, 30A hỗ trợ người dân xây nhà tiêu…để lồng ghép và phối hợp các chương trình đó một cách hiệu quả, đảm bảo các công trình hỗ trợ (vay vốn/trợ cấp) xây được nhà tiêu HVS theo tiêu chuẩn của cục quản lý môi trường Y tế.

Nguồn vốn này được áp dụng chủ yếu là cho hộ nghèo và cận nghèo được bình chọn. Chiến lược: Tín dụng (không chính thức)

Nhóm tín dụng tiết kiệm cộng đồng

Đây là cách một số HGĐ thống nhất và tự thành lập nhóm. Mỗi thành viên đóng 1 khoản tiền nhất định vào hàng tháng/tuần/quý để lần lượt các thành viên trong nhóm vay và xây nhà tiêu HVS. Các thành viên sẽ đóng cho đến khi tất cả thành viên trong nhóm đã xây được nhà tiêu HVS. Một số nghiên cứu thấy rằng HGĐ muốn tham gia vào nhóm những người có thu nhập và điều kiện tương tự nên có thể có nhóm HGĐ nghèo/cận nghèo/trung bình thành lập theo nhóm của họ.

Cách này phù hợp với tất cả các đối tượng. Tín chấp với nhà

cung cấp dịch vụ và vật liệu

Ở nhiều nơi, các cửa hàng bán vật liệu sẵn lòng cho khách hàng trả chậm. các nghiên cứu chỉ ra rằng thợ xây nhiều nơi đồng ý trả 50% trước, còn 50% còn lại HGĐ có thể trả sau từ 2-6 tháng tùy theo từng khách hàng và địa phương. Người bán vật liệu cũng đồng ý cho HGĐ trả chậm sau 3 tháng.

Cách này có thể khó đối với người nghèo và cận nghèo, ở một số địa phương Hội phụ nữ hoặc UBND xã đứng ra đảm bảo tín chấp để người dân có thể mua vật liệu để xây nhà tiêu và trả cho cửa hàng/thợ xây dựa theo cam kết của 3 bên: HGĐ-UBND xã- nhà cung cấp dịch vụ/vật liệu.

Cách này phù hợp với tất cả các đối tượng. 7. Nâng cao năng lực thực hiện

7.1 Mục đích

Khi tất cả các hợp phần của chương trình (bao gồm 3, 4, 5, 6 ở BƯỚC 3) được xác định cho những xã mục tiêu tại một huyện, thì việc xác định ai ở tuyến nào cần được tập huấn để thực hiện hoạt động gì trong chương trình sẽ rõ ràng hơn. Thường sẽ hiệu quả hơn khi tập hợp các hoạt động tập huấn cho toàn bộ huyện hay một số xã với nhau. Người lập kế hoạch nên xác định giảng viên, chương trình tập huấn, bài giảng và tài liệu, và quy trình tổ chức các hoạt động tập huấn cho cấp huyện hoặc cấp tỉnh.

7.2 Các hoạt động nâng cao năng lực

Cán bộ thực hiện cấp huyện nên tổng hợp thông tin về ai là người thực hiện các hoạt động đó, bao nhiêu người mỗi huyện và sau đấy quyết định:

a) Phương pháp nào nên sử dụng để trang bị cho cán bộ những kỹ năng và kiến thức cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ được giao;

b) Khi nào thì sẽ tiến hành; và

c) Chi phí hàng năm cho các hoạt động nâng cao năng lực.

Bảng 15: Tổng hợp thông tin về thực hiện hoạt động

Loại hình hoạt động người thực hiện Ai và bao nhiêu cho một huyện

Họ sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng

như thế nào*

Chi phí cho một khóa tập huấn & tổng chi

phí cho mỗi năm

Tạo nhu cầu vệ sinh qua các hoạt động kích cầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các hoạt động hậu kích cầu và giám sát tại cộng đồng

Hoạt động truyền thông thay đổi hành vi cho:

• Giảm phóng uế bừa bãi • Xây và sử dụng nhà tiêu HVS • Nâng cấp từ nhà tiêu không

HVS thành nhà tiêu HVS

• Sử dụng, vận hành và bảo quản nhà tiêu một cách HVS

Tuyên truyền các loại nhà tiêu HVS giá rẻ Xây nhà tiêu HVS chi phí thấp

Hỗ trợ doanh nghiệp vệ sinh (với các doanh nghiệp, nhà sản xuất và nhà cung cấp hiện có)

Giám sát thực hiện chương trình ở cộng đồng

Giám sát chương trình và báo cáo tiến độ cho cấp huyện, tỉnh

Các hoạt động khác

* Ví dụ: Hội thảo, tập huấn, đào tạo tại chỗ, kinh nghiệm thực tế, định hướng, học nghề, giao ban hàng tháng, dụng cụ, vật liệu, và giảng viên.

BƯỚC 4: GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ BÁO CÁO

Giám sát và đánh giá là một phần không thể thiếu trong chương trình vệ sinh nông thôn. GS & ĐG giúp theo dõi quá trình thực hiện hoạt động có đúng như kế hoạch và mục tiêu đưa ra, xem xét xem có cần phải thay đổi hay điều chỉnh gì so với tình hình thực tế cũng như giải quyết kịp thời những rào cản, thay đổi trong quá trình thực hiện. Bước 4 này sẽ giải thích rõ cần GS & ĐG những gì, làm như thế nào và chế độ báo cáo cập nhật ra sao cho các cấp.

1. Giám sát

1.1 Mục đích

Giám sát đánh giá là việc thu thập thường xuyên và có hệ thống các số liệu về tiến độ chương trình. Việc giám

sát đánh giá giúp người thực hiện chương trình biết được các hoạt động chương trình có đang được thực hiện theo đúng kế hoạch và được triển khai theo đúng mục tiêu hay không. Đồng thời, việc giám sát đánh giá cũng đảm bảo các kết quả, quá trình và kinh nghiệm thực hiện chương trình được ghi chép lại để làm nguồn tài liệu và hoàn thiện các chương trình khác trong tương lai.

1.2 Cách làm

Có 2 chỉ số giám sát đó là chỉ số hoạt động và chỉ số kết quả chương trình. Chỉ số hoạt động bao gồm chỉ số về số lượng và chỉ số về chất lượng các hoạt động. Bảng sau là thí dụ về các chỉ số đánh giá hoạt động trong chương trình vệ sinh.

Bảng 16: Các chỉ số hoạt động và kết quả hoạt động có thể sử dụng trong Chương trình vệ sinh

Hoạt động Chỉ số hoạt động Chỉ số kết quả hoạt động (*)

Vận động chính sách, xây dựng

sự hỗ trợ của chính quyền Tổ chức được bao nhiêu cuộc gặp gỡ với lãnh đạo như hội thảo, họp, tham quan… Có bao nhiêu văn bản có liên quan được ban hành

Nguồn kinh phí được phân bổ tăng lên là bao nhiêu, bao nhiêu văn bản chỉ đạo từ lãnh đạo… Tiến trình hoạt động nhanh, thuận lợi hơn như thế nào…

Hoạt động nâng cao năng lực

(đào tạo tập huấn) Số cán bộ cấp huyện, thôn được tập huấn theo các nội dung

Số hay tỷ lệ % cán bộ có đủ kiến thức và kỹ năng áp dụng các kiến thức từ tập huấn cho công việc Các hoạt động truyền thông,

tạo nhu cầu và cung cấp thông tin dịch vụ: họp các đối tượng (đảng viên, cán bộ, giáo viên…) họp dân, thăm hộ gia đình…

Số lượng các cuộc họp đối tượng, họp dân, thăm hộ của cán bộ cấp xã, y tế thôn…

Số hộ hay tỷ lệ hộ dân nhận được thông tin và đăng ký cải tạo, xây mới nhà tiêu hợp vệ sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hướng dẫn về sử dụng và bảo

dưỡng nhà tiêu Số lần đến thăm giám sát vận hành & bảo dưỡng nhà tiêu Số lượng hay tỷ lệ hộ dân sử dụng nhà tiêu HVS Các hoạt động cải thiện cung

ứng vệ sinh Số chủ cửa hàng vật liệu xây dựng bán lẻ được tập huấn về nhà tiêu của chương trình Số buổi giám sát tại hộ trong quá trình xây nhà tiêu

Số cửa hàng bán lẻ ở mỗi thôn/bản/xã có trưng bày tài liệu tuyên truyền về các loại nhà tiêu giá cả phù hợp do chương trình giới thiệu

Số nhà tiêu do thợ xây được chương trình tập huấn xây

Số hộ hay tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh tăng lên

(*) Có nhiều hoạt động khó có thể đánh giá được chất lượng, cán bộ chương trình cần phải dựa vào nội dung các hoạt động mà thiết kế mẫu đánh giá nhanh đối tượng đích thì mới có thể đánh giá được một cách khách quan.

1.2.1 Giám sát hoạt động

Bao gồm giám sát trực tiếp (tham gia trực tiếp các hoạt động) và giám sát định kỳ (giám sát sau khi hoạt động diễn ra một thời gian).

Giám sát trực tiếp: Thông thường cán bộ cấp trên

xuống trực tiếp tham dự các hoạt động ban đầu để giúp cấp dưới thực hiện các hoạt động tiếp theo tốt hơn. Thí dụ như tham dự các cuộc tập huấn cho TTV, tham dự cuộc họp thôn, đi thăm một số hộ gia đình…

Giám sát định kỳ: Cán bộ giám sát không trực tiếp tham

dự hoạt động nên phải dựa vào báo cáo, hỏi, thăm hộ dân, quan sát thực tế sau đó ghi chép, phân tích mới đánh giá được số lượng và chất lượng các hoạt động trước đó. Bảng sau là một số thí dụ về chỉ số đánh giá hoạt động và kết quả hoạt động.

Thí dụ: Tập huấn về tiêu chí hơp vệ sinh cho TTV của xã A, sau 3 tháng anh chị gặp khoảng 10 TTV và sử dụng bảng hỏi nhanh với các nội dung như đã được tập huấn. Sau đó thu thập lại phân tích thì thấy 8/10 (80%) TTV trả lời đúng các nội dung. Điều này có thể nói rằng chất lượng của cuộc tập huấn là tốt.

Sau rất nhiều hoạt động như họp thôn, thăm hộ gia đình, giới thiệu các thợ xây có uy tín… thì đến cuối năm 30% hộ

dân chưa có nhà tiêu đã xây mới nhà tiêu HVS (số liệu này những năm trước là khoảng 2%) thì chỉ số này là chỉ số kết quả của nhiều hoạt động hay là kết quả của chương trình.

Anh/chị có thể tham khảo mẫu giám sát hoạt động ở phần phụ lục và có thể sử dụng thay cho biên bản giám sát hoạt động.

1.2.2 Giám sát kết quả chương trình

Sau đây là các chỉ số giám sát đánh giá CTMTQG3 về CN & VSNT:

• Số gia đình/ tỷ lệ % GĐ nông thôn có nhà tiêu • Số gia đình/ tỷ lệ % GĐ nông thôn có nhà tiêu

hợp vệ sinh

• Số gia đình có nhà tiêu không hợp vệ sinh • Số gia đình/ tỷ lệ % gia đình nghèo có nhà tiêu

hợp vệ sinh

• Số gia đình nghèo có nhà tiêu không hợp vệ sinh

• Số nhà tiêu HVS được xây mới trong năm • Số nhà tiêu bị hỏng trong năm

Để có số liệu kết quả của chương trình thì cần có sự thu thập số liệu từ dưới lên. Y tế thôn/bản/ấp thu thập số liệu của các hộ gia đình và báo cáo lên cho y tế xã,

y tế xã tổng hợp và báo cáo lên cấp TTYTDP huyện. TTYTDP huyện tổng hợp số liệu của các xã và báo cáo lên TTYTDP tỉnh (xem chi tiết ở phần Báo cáo).

Cách xác định tần suất, chọn mẫu và trách nhiệm triển khai động giám sát: Chương trình vệ sinh nông thôn

cần giám sát ở 4 cấp độ:

• Cán bộ cấp tỉnh (Sở y tế, y tế dự phòng tỉnh): giám sát ít nhất mỗi năm 2 lần ở tất cả các huyện, 1/5 số xã, 1/5 số thôn và 5% số hộ gia đình có công trình cải tạo và xây dựng mới. • Cán bộ y tế cấp huyện: đi giám sát ở tất cả các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xã trong huyện và 1/5 số thôn trong xã, ít nhất 5% hộ gia đình có công trình cải tạo và xây dựng mới. Hoạt động giám sát này mỗi năm ít nhất 2 lần, có thể lồng ghép với việc giám sát các chương trình khác như chương trình dinh dưỡng, tiêm chủng…

• Cán bộ y tế xã: thường xuyên giám sát hoạt động cấp thôn/bản, hoạt động này có thể lồng ghép với các chương trình khác

• Cán bộ y tế thôn/bản/ấp: giám sát việc sử dụng

Một phần của tài liệu sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch thực hiện hợp phần vệ sinh thuộc chương tình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 2015 (Trang 42)