Giám sát

Một phần của tài liệu sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch thực hiện hợp phần vệ sinh thuộc chương tình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 2015 (Trang 44)

1.1 Mục đích

Giám sát đánh giá là việc thu thập thường xuyên và có hệ thống các số liệu về tiến độ chương trình. Việc giám

sát đánh giá giúp người thực hiện chương trình biết được các hoạt động chương trình có đang được thực hiện theo đúng kế hoạch và được triển khai theo đúng mục tiêu hay không. Đồng thời, việc giám sát đánh giá cũng đảm bảo các kết quả, quá trình và kinh nghiệm thực hiện chương trình được ghi chép lại để làm nguồn tài liệu và hoàn thiện các chương trình khác trong tương lai.

1.2 Cách làm

Có 2 chỉ số giám sát đó là chỉ số hoạt động và chỉ số kết quả chương trình. Chỉ số hoạt động bao gồm chỉ số về số lượng và chỉ số về chất lượng các hoạt động. Bảng sau là thí dụ về các chỉ số đánh giá hoạt động trong chương trình vệ sinh.

Bảng 16: Các chỉ số hoạt động và kết quả hoạt động có thể sử dụng trong Chương trình vệ sinh

Hoạt động Chỉ số hoạt động Chỉ số kết quả hoạt động (*)

Vận động chính sách, xây dựng

sự hỗ trợ của chính quyền Tổ chức được bao nhiêu cuộc gặp gỡ với lãnh đạo như hội thảo, họp, tham quan… Có bao nhiêu văn bản có liên quan được ban hành

Nguồn kinh phí được phân bổ tăng lên là bao nhiêu, bao nhiêu văn bản chỉ đạo từ lãnh đạo… Tiến trình hoạt động nhanh, thuận lợi hơn như thế nào…

Hoạt động nâng cao năng lực

(đào tạo tập huấn) Số cán bộ cấp huyện, thôn được tập huấn theo các nội dung

Số hay tỷ lệ % cán bộ có đủ kiến thức và kỹ năng áp dụng các kiến thức từ tập huấn cho công việc Các hoạt động truyền thông,

tạo nhu cầu và cung cấp thông tin dịch vụ: họp các đối tượng (đảng viên, cán bộ, giáo viên…) họp dân, thăm hộ gia đình…

Số lượng các cuộc họp đối tượng, họp dân, thăm hộ của cán bộ cấp xã, y tế thôn…

Số hộ hay tỷ lệ hộ dân nhận được thông tin và đăng ký cải tạo, xây mới nhà tiêu hợp vệ sinh.

Hướng dẫn về sử dụng và bảo

dưỡng nhà tiêu Số lần đến thăm giám sát vận hành & bảo dưỡng nhà tiêu Số lượng hay tỷ lệ hộ dân sử dụng nhà tiêu HVS Các hoạt động cải thiện cung

ứng vệ sinh Số chủ cửa hàng vật liệu xây dựng bán lẻ được tập huấn về nhà tiêu của chương trình Số buổi giám sát tại hộ trong quá trình xây nhà tiêu

Số cửa hàng bán lẻ ở mỗi thôn/bản/xã có trưng bày tài liệu tuyên truyền về các loại nhà tiêu giá cả phù hợp do chương trình giới thiệu

Số nhà tiêu do thợ xây được chương trình tập huấn xây

Số hộ hay tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh tăng lên

(*) Có nhiều hoạt động khó có thể đánh giá được chất lượng, cán bộ chương trình cần phải dựa vào nội dung các hoạt động mà thiết kế mẫu đánh giá nhanh đối tượng đích thì mới có thể đánh giá được một cách khách quan.

1.2.1 Giám sát hoạt động

Bao gồm giám sát trực tiếp (tham gia trực tiếp các hoạt động) và giám sát định kỳ (giám sát sau khi hoạt động diễn ra một thời gian).

Giám sát trực tiếp: Thông thường cán bộ cấp trên

xuống trực tiếp tham dự các hoạt động ban đầu để giúp cấp dưới thực hiện các hoạt động tiếp theo tốt hơn. Thí dụ như tham dự các cuộc tập huấn cho TTV, tham dự cuộc họp thôn, đi thăm một số hộ gia đình…

Giám sát định kỳ: Cán bộ giám sát không trực tiếp tham

dự hoạt động nên phải dựa vào báo cáo, hỏi, thăm hộ dân, quan sát thực tế sau đó ghi chép, phân tích mới đánh giá được số lượng và chất lượng các hoạt động trước đó. Bảng sau là một số thí dụ về chỉ số đánh giá hoạt động và kết quả hoạt động.

Thí dụ: Tập huấn về tiêu chí hơp vệ sinh cho TTV của xã A, sau 3 tháng anh chị gặp khoảng 10 TTV và sử dụng bảng hỏi nhanh với các nội dung như đã được tập huấn. Sau đó thu thập lại phân tích thì thấy 8/10 (80%) TTV trả lời đúng các nội dung. Điều này có thể nói rằng chất lượng của cuộc tập huấn là tốt.

Sau rất nhiều hoạt động như họp thôn, thăm hộ gia đình, giới thiệu các thợ xây có uy tín… thì đến cuối năm 30% hộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dân chưa có nhà tiêu đã xây mới nhà tiêu HVS (số liệu này những năm trước là khoảng 2%) thì chỉ số này là chỉ số kết quả của nhiều hoạt động hay là kết quả của chương trình.

Anh/chị có thể tham khảo mẫu giám sát hoạt động ở phần phụ lục và có thể sử dụng thay cho biên bản giám sát hoạt động.

1.2.2 Giám sát kết quả chương trình

Sau đây là các chỉ số giám sát đánh giá CTMTQG3 về CN & VSNT:

• Số gia đình/ tỷ lệ % GĐ nông thôn có nhà tiêu • Số gia đình/ tỷ lệ % GĐ nông thôn có nhà tiêu

hợp vệ sinh

• Số gia đình có nhà tiêu không hợp vệ sinh • Số gia đình/ tỷ lệ % gia đình nghèo có nhà tiêu

hợp vệ sinh

• Số gia đình nghèo có nhà tiêu không hợp vệ sinh

• Số nhà tiêu HVS được xây mới trong năm • Số nhà tiêu bị hỏng trong năm

Để có số liệu kết quả của chương trình thì cần có sự thu thập số liệu từ dưới lên. Y tế thôn/bản/ấp thu thập số liệu của các hộ gia đình và báo cáo lên cho y tế xã,

y tế xã tổng hợp và báo cáo lên cấp TTYTDP huyện. TTYTDP huyện tổng hợp số liệu của các xã và báo cáo lên TTYTDP tỉnh (xem chi tiết ở phần Báo cáo).

Cách xác định tần suất, chọn mẫu và trách nhiệm triển khai động giám sát: Chương trình vệ sinh nông thôn

cần giám sát ở 4 cấp độ:

• Cán bộ cấp tỉnh (Sở y tế, y tế dự phòng tỉnh): giám sát ít nhất mỗi năm 2 lần ở tất cả các huyện, 1/5 số xã, 1/5 số thôn và 5% số hộ gia đình có công trình cải tạo và xây dựng mới. • Cán bộ y tế cấp huyện: đi giám sát ở tất cả các

xã trong huyện và 1/5 số thôn trong xã, ít nhất 5% hộ gia đình có công trình cải tạo và xây dựng mới. Hoạt động giám sát này mỗi năm ít nhất 2 lần, có thể lồng ghép với việc giám sát các chương trình khác như chương trình dinh dưỡng, tiêm chủng…

• Cán bộ y tế xã: thường xuyên giám sát hoạt động cấp thôn/bản, hoạt động này có thể lồng ghép với các chương trình khác

• Cán bộ y tế thôn/bản/ấp: giám sát việc sử dụng nhà tiêu hộ gia đình trên địa bàn mình phụ trách và báo cáo hàng tháng với y tế xã.

Lưu ý:

• Trong các xã chọn đi giám sát thì cần chia thành 2 nhóm và ưu tiên nhóm có hoạt động can thiệp.

• Khi cấp tỉnh, huyện đi giám sát cấp xã thì cần làm việc với lãnh đạo UBND xã chứ không chỉ làm việc với trạm y tế xã.

• Khi đi giám sát thì cán bộ cần chuẩn bị kế hoạch và sử dụng công cụ để đi giám sát như: mẫu giám sát (xem phần phụ lục), máy chụp ảnh… Mẫu giám sát có thể sử dụng thay cho biên bản kết quả giám sát để có thể giúp cải thiện những vấn đề chưa tốt.

Một phần của tài liệu sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch thực hiện hợp phần vệ sinh thuộc chương tình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 2015 (Trang 44)