Quản lý hàng tồn ho

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Autoid (Trang 60)

- Hệ số thanh toán ngắn hạn:

3.2.2.Quản lý hàng tồn ho

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN AUTOID

3.2.2.Quản lý hàng tồn ho

Việc hàng tồn kho trong năm còn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng vốn lưu động cho thấy lượng hàng hóa mua cũng như gửi tại các đại lý còn nhiều. Việc hàng tồn kho mất mát, hỏng hóc, thất thoát vốn là không tránh khỏi. Tuy nhiên công ty nên có những chính sách quản lý để khắc phục những tồn tại đang có:

- Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi tiết số lượng theo từng tháng, quý. Kiểm tra chất lượng số hàng hóa khi nhập về. Nếu hàng kém phẩm chất thì phải đề nghị người bán đền bù tránh thiệt hại cho công ty.

- Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn.

- Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa. Từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập khẩu và lượng hàng hóa trong kho trước sự biến động của thị trường. Đây là biện pháp rất quan trọng để bảo toàn vốn của công ty.

- Đối với bộ phận liên quan đến mua hàng: Đây là lĩnh vực kinh doanh khá đặc biệt nên nó đòi hỏi một số điều cần quan tâm riêng trước khi tiến hành mua hàng hoá.

+ Phải tổ chức triển khai công tác nghiên cứu thị trường trong nước về tất cả các lĩnh vực: nhu cầu, thị hiếu và xu hướng tiêu dùng dựa trên cơ sở tiềm lực tài chính của khách hàng, nhu cầu có khả năng thanh toán, lối sống văn hoá, trào lưu xã hội... từ đó xác định mặt hàng cần mua về tính chất, đặc điểm, giá cả.

+ Sau khi đã nhận hàng về kho doanh nghiệp là người quản lý trực tiếp chúng lúc này biện pháp duy nhất có thể làm là tìm cách đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ tăng cường công tác tham gia hội chợ triển lãm, hội chợ hàng tiêu dùng để mở rộng quan hệ với khách hàng, duy trì tốt các quan hệ cũ.

Đối với hàng hóa của công ty xuất bán ra thị trường: Đây là lĩnh vực quan trọng vì hàng hóa dịch vụ bán ra thì quan trọng nhất là phải tiêu thụ được. Hàng hóa không thể để tồn kho quá lâu mà không tiêu thụ được. Để có thể tiêu thụ được hàng hóa nhập khẩu và thực hiện dịch vụ thì công ty cần làm những việc sau:

+ Công ty cần nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo ấn tượng và uy tín tốt trên thị trường. Mặc dù hiện nay các công ty cố gắng tạo ra cho mình ưu thế cạnh tranh khác chứ không phải là chất lượng sản phẩm, ví dụ như giá cả, phương thức phục vụ...Song chất lượng hàng hóa dịch vụ vẫn là cốt yếu cho sự tồn tại lâu dài, bền vững. Chất lượng dịch vụ của công ty tốt sẽ là sợi dây vô hình vững chắc nối kết khách hàng với hàng hóa của công ty. Để làm được điều này công ty cần đầu tư trang thiết bị, công cụ

61

dụng cụ trong quá trình lắp đặt, đồng thời công ty cần tiếp tục tìm kiếm nguồn thiết bị chất lượng cao và ổn định.

+ Phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, để thực hiện được điều này công ty cần đầu tư vào việc mua sắm máy móc thiết bị để rút ngắn thời gian lắp đặt và nâng cao chất lượng sản phẩm, sắp xếp lao động hợp lý tránh tình trạng dư thừa nhân lực hoặc thiếu gây khó khăn trong công tác phân công lao động, bố trí các khâu sản xuất hợp lý hạn chế sự lãng phí nguyên vật liệu.

+ Sử dụng có hiệu quả các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Một trong những biện pháp hữu hiệu mà các doanh nghiệp hiện nay vẫn sử dụng là quảng cáo. Thông qua quảng cáo tuyên truyền khách hàng có thể nắm được và hiểu rõ hơn về sản phẩm và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài ra công ty còn có thể kết hợp với phương pháp xúc tiến khác đem lại hiệu quả cho công tác tiêu thụ sản phẩm góp phần làm giảm lượng hàng tồn kho và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.

Trong năm 2013 lượng hàng tồn kho của Công ty tăng 36.754.519 đồng (chiếm tỷ trọng 52% tổng TSLĐ), chủ yếu là do thành phẩm tồn kho tăng, chiếm 86,54% và khoản nguyên vật liệu tồn kho tăng, chiếm 8,20% lượng hàng tồn kho. Đối với thiết bị và dịch vụ của Công ty Cổ phần Autoid thiết bị chiếm tỷ trọng lớn trong hàng tồn kho như vậy thì việc sử dụng tiết kiệm, có kế hoạch dự trữ linh hoạt hợp lý sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc hạ giá thành dịch vụ, chất lượng của dịch vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.

Để đảm bảo cho thành phẩm của Công ty được dự trữ hợp lý công ty có thể áp dụng mô hình EOQ để xác định được điểm đặt hàng hóa tối ưu cho công ty sao cho tổng chi phí tồn kho ở mức tối thiểu, từ đó tính ra mức dự trữ tối ưu.

Công ty Cổ phần Autoid, theo kế hoạch kinh doanh, tổng chi phí hàng hóa trong năm tiếp theo là 10.000.000.000 đồng tương ứng với 4000 đơn vị thiết bị (định mức 2.500.000 đồng / 1 thiết bị). Chi phí mỗi lần đặt hàng là 500.000 đồng, chi phí lưu kho là 200.000 đồng. Từ đó, có thể xác định số lượng thành phẩm cung ứng tối ưu là.

2*4000*500.000 EOQ = Q* =

200.000

Ta được Q*= 142. Vậy mức dự trữ tối ưu sẽ là Q*/2 = 71 đơn vị thành phẩm tương đương với giá trị thành phẩm là 82.160.000 đồng.

62

3.2.3.Quản lý hoản phải thu hách hàng

Tích cực thu hồi các khoản phải thu nhằm tăng lượng vốn bằng tiền để tăng khả năng thanh toán cho công ty. Thúc đẩy tiêu hàng hóa và thu tiền bán hàng đồng thời tăng tốc độ thu hồi các khoản phải thu.

Tiến hàng sắp xếp, phân loại các khoản phải thu theo thời gian và mức độ rủi ro đồng thời thẩm định tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng. Có như thế công ty mới có thể theo dõi dudược thời hạn của khoản nợ, lập kế hoạch thu hồi nợ đúng hạn.

Ngoài ra công ty phải thường xuyên theo dõi số dư của các khoản phải thu trên cơ sở đó đưa ra quyết định có tiến hành cho nợ tiếp hay không, kết hợp trích lập quỹ dự phòng phải thu khó đòi. Quy mô quỹ này phải được điều chỉnh sao cho phù hợp với sự thay đổi của tổng thể các khoản phải thu, không quá nhiều gây lãng phí nhưng cũng không quá ít gây ra rủi ro trong thanh toán cho công ty.

3.2.4.Giải pháp nhằ nâng cao hả năng sinh lời của vốn lưu động

Qua phân tích ở chương 2 cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động vào việc tạo ra doanh thu của công ty khá tốt, nhưng khả năng sử dụng vốn lưu động vào việc góp phần nâng cao lợi nhuận thì lại rất thấp. Nguyên nhân là do công tác quản lý chi phí của công ty chưa tốt đặc biệt là quản lý giá vốn hàng bán (giá vốn hàng bán của công ty năm 2013 tăng lên xấp xỉ bằng doanh thu, nên lợi nhuận của công ty có sự giảm sút). Chính vì thế, để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động công ty nên quản lý chặt chẽ chi phí giá vốn hàng bán.

Đối với thiết bị nhập mua Công ty cần có kế hoạch thu mua, dự trữ hợp lý về số lượng, chất lượng, chủng loại...cần liên hệ với nhiều nguồn cung cấp, tăng cường nghiên cứu, tìm kiếm tiếp cận thị trường đầu vào thông qua các khách hàng của Công ty hay qua mạng Internet để tìm kiến nguồn cung cấp thuận lợi hơn, thường xuyên hơn với giá cả phải chăng hơn.

Tích cực tìm kiếm nguồn thiết bị trong nước có khả năng thay thế cao cho thiết bị nước ngoài để giảm chi phí vận chuyển, thuế nhập khẩu... qua đó giảm được giá vốn hàng bán và tăng lợi nhuận cho Công ty, giảm lượng hàng tồn kho nhằm tránh ứ đọng vốn và tiết kiệm chi phí bảo quản.

Sử dụng các biện pháp quản lý như LIFO, FIFO... để giúp cho công ty hạn chế tối đa sự thay đổi thất thường của giá mua thiết bị đầu vào.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Autoid (Trang 60)