Nhó chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động chung

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Autoid (Trang 45)

- Phải trả ngƣời lao động: như đã phân tíc hở trên có thể đánh giá năm

2.4.1.Nhó chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động chung

Bảng 2.8. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lƣu động chung của công ty Cổ phần Autoid giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 1. Số vòng quay vốn lưu động Vòng 2,34 2,49 1,88 0,15 (0,61)

2. Khả năng sinh lời của

vốn lưu động % 7,18 7,62 4,24 0,44 (3,37)

3. Hệ số đảm nhiệm của

vốn lưu động Lần 0,43 0,40 0,53 (0,03) 0,13

46 - Số vòng quay vốn lƣu động

Năm 2011 vốn lưu động của công ty quay được 2,34 vòng, đến năm 2012 vốn lưu động quay được 2,49 vòng tương ứng tăng nhẹ 0,15 vòng so với năm 2011.

Qua bảng 2.1 cho thấy tổng doanh thu tiêu thụ năm 2012 tăng 350.810.019 đồng tương ứng tăng 3,57% so với năm 2011. Năm 2012 công ty muốn thu hút thêm khách hàng nên đã thực hiện chính sách giảm giá hàng bán, với chính sách này đã làm cho doanh thu của công ty tăng lên; bên cạnh đó công ty không tham gia vào các hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán và đầu tư ngoại hối. Doanh thu thuần có tăng nhưng chỉ tăng nhẹ 3,57%, trong khi vốn lưu động giảm nhẹ 2,63% khiến cho số vòng quay vốn lưu động năm 2012 tăng nhẹ 0,15 vòng so với năm 2011.

Sang đến năm 2013 số vòng quay vốn lưu động giảm còn 1,88 vòng tương ứng giảm 0,61 vòng so với năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do: với chính sách giảm giá hàng bán khiến lượng hàng tiêu thụ của công ty năm 2013 tiếp tục tăng, và trong năm 2013 công ty vẫn chỉ tập trung vào việc kinh doanh chính nên không phát sinh các khoản thu nhập khác, mặt khác do công ty tăng lượng tiền gửi ngân hàng nên làm cho doanh thu tài chính của công ty có tăng lên nhưng vẫn rất thấp (năm 2013 doanh thu tài chính chỉ đạt 127.450 đồng) nên không ảnh hưởng đáng kể đến tổng doanh thu, tổng doanh thu vẫn gần bẳng doanh thu thuần, doanh thu thuần năm 2013 đạt 10.977.816.000 đồng, tăng 808.140.320 đồng tương ứng tăng 7,95% so với năm 2012; trong khi vốn lưu động lại tăng với tốc độ cao hơn (tăng 42,65%) khiến cho số vòng quay vốn lưu động năm 2013 lại giảm xuống.

- Khả năng sinh lời của vốn lƣu động:

Sức sinh lời của vốn lưu động có xu hướng biến động thất thường. Năm 2011 sức sinh lời của vốn lưu động là 7,18% cho biết 100 đồng vốn lưu động của công ty đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra được 7,18 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2012 sức sinh lời của vốn lưu động tăng lên thành 7,62% tương ứng tăng 0,44% so với năm 2011, điều này có nghĩa là 100 đồng vốn lưu động của công ty đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra được 7,62 đồng lợi nhuận sau thuế tương ứng tăng 0,44 đồng so với năm 2011.

Qua bảng 2.1 cho thấy lợi nhuận sau thuế năm 2012 tăng nhẹ 9.990.859 đồng tương ứng tăng 3,31% so với năm 2011. Do năm 2012 công ty muốn thu hút thêm khách hàng nên đã thực hiện chính sách giảm giá hàng bán để đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng doanh thu, công ty cũng nhập nhiều hàng hóa hơn, lượng hàng tiêu thụ nhiều hơn nên giá vốn hàng bán của công ty có xu hướng tăng lên xấp xỉ bằng doanh thu, nên đã khiến cho lợi nhuận sau thuế chỉ tăng nhẹ 3,31%. Lợi nhuận sau thuế tăng nhẹ 3,31%, trong khi đó vốn lưu động năm 2012 giảm 110.681.834 đồng tương ứng giảm 2,63% nên sức sinh lời của vốn lưu động tăng nhẹ 0,44% so với năm 2011.

47

Năm 2013 sức sinh lời của vốn lưu động lại giảm xuống chỉ còn 4,24% tương ứng giảm 3,37% so với năm 2012, có nghĩa là 100 đồng vốn lưu động của công ty đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ còn tạo ra được 4,24 đồng lợi nhuận sau thuế tương ứng giảm 3,37 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do mặc dù doanh thu của công ty tiếp tục tăng trong năm 2013 (doanh thu năm 2013 đạt 10.977.816.000 đồng), lượng hàng tiêu thụ nhiều hơn nên giá vốn hàng bán của công ty có xu hướng tăng hơn so với năm 2012 và đạt mức rất cao (giá vốn hàng bán của công ty đạt 10.293.847.635 đồng) xấp xỉ bằng doanh thu, bên cạnh đó chi phí quản lý của công ty lại có xu hướng tăng lên (tăng 64.245.278 đồng tương ứng tăng 83,3% so với năm 2012), nên đã làm cho lợi nhuận của công ty giảm 63.866.326 đồng tương ứng giảm 20,50% so với năm 2012. Trong khi đó Vốn lưu động năm 2013 tăng mạnh 42,65% so với năm 2012, đạt giá trị 5.837.084.895 đồng. Điều này đã khiến sức sinh lời của VLĐ năm 2013 giảm sút.

Sức sinh lời của vốn lưu động có xu hướng giảm vào năm 2013 và trong cả 3 năm rất thấp cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty kém. Doanh thu tuy đều tăng qua các năm nhưng lợi nhuận lại có xu hướng giảm nên công ty cần phải xem lại việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty đã thực sự hợp lý và có sự điều chỉnh để doanh nghiệp đạt được lợi nhuận tăng trưởng và ổn định nhất.

- Hệ số đảm nhiệm vốn lƣu động

Năm 2011 hệ số đảm nhiệm vốn lưu động là 0,43 lần, có nghĩa là để đạt được 1 đồng doanh thu tiêu thụ thì công ty cần bỏ ra 0,43 đồng vốn lưu động. Đến năm 2012, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động là 0,4 lần, giảm 0,03 lần so với năm 2011, tức là để đạt được 1 đồng doanh thu thuần thì năm 2012 công ty cần bỏ ra 0,4 đồng vốn lưu động tương ứng giảm 0,03 đồng so với năm 2011. Sang năm 2013 thì hệ số này lại tăng 0,13 lần so với năm 2012 và để đạt được 1 đồng doanh thu thuần công ty cần bỏ ra 0,47 đồng vốn lưu động.

Nguyên nhân của sự biến động không ổn định này là do: như đã phân tích ở trên thì mặc dù năm 2012 tổng doanh thu tiêu thụ tăng 3,57%, nhưng vốn lưu động lại giảm 2,63% nên khiến cho hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giảm xuống so với năm 2011. Sang đến năm 2013 thì cả tổng doanh thu tiêu thụ và vốn lưu động đều tăng, nhưng vốn lưu động tăng 42,65% với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu tiêu thụ (tăng 7,95%), nên đã làm cho hệ số đảm nhiệm vốn lưu động năm 2013 tăng lên so với năm 2012.

Nhìn chung hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động thấp, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty khá tốt trong việc tạo ra doanh thu cho công ty, số vốn lưu động tiết kiệm được nhiều.

48

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Autoid (Trang 45)