3. Tính chất chống oxy hoá của ALA và vai trò của nó trong dự phòng và điều trị
3.3. Vai trò của ALA trong phòng và điều trị bệnh
Một sự thực là thiếu ALA sẽ là nguyên nhân chủ yếu cho một số vấn đề bệnh lý. ALA có thể ức chế quá trình tái tạo của virus HIV, ALA ngăn chặn bệnh đục nhân mắt, bảo vệ thận từ sự tấn công của gốc tự do và kháng sinh có hại, phòng bệnh viêm tuỵ, viêm phổi và ngăn chặn cả ĐTĐ, bệnh gan. Ngoài ra ALA bảo vệ tế bào lympho T và khả năng miễn dịch của CO'
thể. ALA còn làm giảm tác dụng phụ gây độc của phương pháp điều trị ung thư, ngoài ra ALA bảo vệ các mô máu do phóng xạ điện ly và hạn chế bệnh về máu. ALA còn bảo vệ tim, não trong cơn đau tim hoặc đột quỵ.
ALA đã đem tới nhiều hiệu quả cho sức khoẻ nhiều bệnh nhân. Nó sẽ trở thành một chất rất cần thiết cho mọi hoạt động hợp lý của cơ thể [11 ].
3.3.1. ALA và quá trình ỉão hoá
3.3.1.1. Gốc tự do và quá trình lão hoầ
Ngày nay sức khoẻ chúng ta bị đe doạ do sống trong một môi trường độc hại. Con người càng tiếp xúc nhiều chất độc hoá học hơn trước kia bởi quá trình tiến hoá,hiện đại trên hành tinh này. Mọi chất độc công nghiệp đã gây ra rất nhiều tình trạng stress oxy hoá trong hệ thống sinh học. Nó có thể tạo ra hàng tỷ các gốc tự do- phá vỡ cân bằng các phân tử mà phản ứng với các phân tử ổn định gần nó và bắt đầu một chuỗi các phản ứng mà sau cùng dẫn đến nguy hiểm cho tế bào. Chỉ tuân theo chế độ ăn với cung cấp vitamin thông thường là không đủ, mà phải bảo vệ cơ thể khỏi các độc tố. Khi các gốc tự do gây hại quá mức khả năng bảo vệ của cơ thể, chúng ta cần dùng chế độ ăn nhiều chất chống oxy hoá và chất dọn gốc tự do khác. Nếu chúng ta nhận biết và ngăn chặn được gốc tự do nguy hiểm sẽ giúp làm chậm quá trình hoá già [11].
Lão hoá là quá trình tích tụ gốc tự do từ chính hoạt động sống của cơ thể theo năm tháng. Gốc tự do tấn công liên tục vào các phân tử sinh học, vào vật chất di truyền, vào màng tế bào và các tế bào miễn dịch làm phát sinh bệnh tật và lão hoá. Từ năm 1956 nhà khoa học Harman đã cho rằng già là hậu quả của gốc tự do và quá trình biến đổi gây ra. sản phẩm của quá trình oxy hoá do gốc tự do tích tụ trong tổ chức tăng lên theo tuổi. Các ty lạp thể bị ảnh hưởng hoá già sớm hom các cơ quan khác, liên quan tới phản ứng hoạt hoá các gốc tự do tại những chỗ có quá trình oxy hoá mạnh. Có
thể cho là việc tạo ra khối lượng lớn các gốc tự do trong ty lạp thể gây ra những tổn thương theo tuổi [9].
Các gốc tự do tích luỹ nhiều năm trong tế bào, với phản ứng hoá học tự nhiên ở mức cao sẽ tàn phá cấu trúc tế bào- gồm các vi cơ quan hoạt động và ADN, ARN. Khi chúng ta già, gốc tự do có hại tác động mạnh áp đảo mọi cơ quan, ngăn cản nhiều hoạt động dẫn đến có thể chết.
Các phân tử gốc tự do có số lẻ electron gây ra tình trạng bất ổn định.Gốc tự do luôn cố gắng bền vững cấu trúc phân tử của nó bằng cách bắt giữ một điện tử từ một phân tử bền vững. Do đó bất kỳ phân tử bền vững nào mà đến tiếp xúc với một gốc tự do đều có nguy cơ bị mất một điện tử cho kẻ trộm điện tử không bền vững này. Quá trình này dẫn đến một phản ứng dây chuyền có thể phá huỷ cấu trúc tinh tế của tế bào [11].
3.3.I.2. Vai trò của ALA trong quá trình lão hoá
Người ta thấy rằng các sản phẩm của sự oxy hoá tế bào bình thường và các gốc tự do có hại gây ra hoá già. Cơ thể chúng ta mất đi khả năng đề kháng, trở nên ốm yếu. Tuy nhiên chúng ta có thể làm chậm quá trình hoá già một cách hiệu quả với antioxidant. Thêm antioxidant vào không thê khôi phục được tất cả các tổn thương gây ra bởi các gốc tự do, nhưng có thể giúp ngăn chặn làm giảm bớt phần nào những tổn thương này. Nhiều nhà khoa học coi ALA như “một antioxidant lý tưởng” vì nó được hấp thu nhanh chóng và dễ dàng trong hệ tiêu hoá và có khả năng trung hoà các gốc tự do một cách nhanh chóng.
Một thuộc tính quan trọng của ALA là khả năng hỗ trợ và tái tạo vitamin c , và E và glutathion. Khi bất kỳ các antioxidant này thực hiện công việc của mình và bị sử dụng hết, ALA có khả năng tái tạo và làm chúng hoạt động tốt hơn. Vì thế mà ALA hoạt động tích cực trong mọi tế bào và trong các gian bào. Với những lợi ích này, ALA có thể ngăn chặn
điều trị hiệu quả nhiều tình trạng bệnh lý liên quan đến quá trình lão hoá và các bệnh tuổi già [11].
ALA còn bảo vệ collagen khỏi mất đi tính đàn hồi, do đó ngăn chặn da khỏi bị hoá già [22].
ALA làm chậm quá trình lão hoá do tác dụng làm giảm glycation. Glycation tạo ra do glucose phản ứng với một vài protein, như là collagen. Phân tử glucose gắn với một vài amino acid của một protein và làm giảm chức năng protein dẫn tới sai lệch chức năng. Pha đầu tiên của sự gắn kết này được gọi là glycation hoá. Khi chúng ta già, số lượng glycation của các protein trong cơ thể có xu hướng tăng. Chúng ta cũng biết là đường máu thường tăng lên khi chúng ta già. Glycation của collagen trong các gân và động mạch tăng lên, ứng với sự tăng lên trong glucose máu xuất hiện khi chúng ta hoá già. ALA có thể giúp hạ thấp mức độ tiến triển của glycation, do đó làm chậm lại quá trình hoá già. Một nghiên cứu được công bố vào năm 1997, ALA làm giảm glycation của các protein trong các mô cơ thể [17].
Số lượng quá mức của kim loại nặng trong mô cơ thể có thể làm tăng mức gốc tự do. Sự tăng gốc tự do như thế có thể thúc đẩy những thay đổi có hại hoặc giết các tế bào mà cấu thành nên các mô và cơ quan, dẫn tới hoá già và một số bệnh nguy hiểm. ALA là một tác nhân giải độc tốt, nó tạo phức chelat với một số kim loại nguy hiểm (Hg, As,....) do đó ngăn chặn sự gia tăng các gốc tự do trong cơ thể, vì thế làm chậm lại quá trình hoá già
[11].
3.3.2. ALA và bệnh lý tim mạch
3.3.2.I. Hậu quả của gốc tự do trong bệnh lý tim mạch
XVĐM là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các nước phương tây. Tổn thương của bệnh XVĐM xuất hiện ở thành động mạch và gây ra cục máu đông, tắc mạch, chảy máu và tổn thương toàn bộ động mạch do vỡ và
tan ra của các phình mạch lớn. Khi XVĐM tiến triển dễ gây ra các cơn đau tim (mất máu tói cơ tim) và đột quỵ (mất máu tới não). Các tác nhân nguy cơ chính của XVĐM là mỡ cao trong máu, hút thuốc lá, và cao HA. Tất cả các tác nhân này dẫn đến sản xuất một lượng lớn các gốc tự do tạo nên tình trạng stress oxy hoá. Stress oxy hoá có thể trực tiếp giết các tế bào bình thường hoặc can thiệp vào sự thay đổi giữa tế bào và tế bào, gián tiếp gây chết tế bào. Đặc điểm tình trạng viêm thành mạch, giai đoạn sớm của hẹp động mạch được coi là do bởi các gốc tự do. Các công ty Dược và phòng thí nghiệm trên thế giới đang rất mất nhiều thời gian, tiền bạc để thử nghiệm antioxidant như chất làm giảm stress oxy hoá. Nếu sự sản xuất của các gốc tự do vượt quá khả năng chống oxy hoá của cơ thể, các gốc tự do gây tổn thương tới các mô và cơ quan. Hàng tỷ các gốc tự do được tạo ra trong thành động mạch và số lượng lớn những ion kim loại có mặt tại thương tổn này. Các kim loại này sẵn sàng xúc tác cho các phản ứng gốc tự do và gây tổn thương thêm mạch máu.
Một số lượng lớn các gốc tự do trong thương tổn XVĐM dẫn tới sự oxy hoá và gây nguy hiểm cho các vị trí mang LDL cholesterol và các chất béo khác, đường, protein và thậm chí acid nucleic. Sự tổn thương các acid nucleic và các gốc tự do làm bộc lộ những biểu hiện hư hại gen.
Các nhân tố sao mã và chuyển nạp tín hiệu cũng đóng vai trò quan trọng. Các gốc tự do gây ảnh hưởng tới gen, và thay đổi biểu hiện gen, bằng cách kích hoạt nhân tố sao mã NF kappa B. Nhân tố sao mã này bình thường bất động trong bào tương của tế bào nhưng được thúc đẩy nếu có mặt phong phú của các gốc tự do. Khi được kích hoạt, NF kappa B di chuyển tới hạt nhân tế bào và có thể gắn vào ADN. Phức hợp NF kappa B- ADN ép buộc tế bào sản xuất một số lượng lớn các chất gây hại làm tăng tính nghiêm trọng của XVĐM [11].
3.3.2.2. ALA và bệnh tim mạch
ALA có vai trò bảo vệ và ổn định mạch máu. ALA còn có tác dụng ngăn chặn việc gắn dính của các đại thực bào với thành động mạch; do đó, sử dụng ALA với liều dùng hợp lý sẽ ngăn chặn quá trình bệnh XVĐM.
Vitamin E và c cũng hạn chế sự oxy hoá của LDL cholesterol, đây là quá trình xảy ra trong thành các động mạch khi LDL cholesterol vượt quá mức bình thường. ALA tái tạo vitamin E và c, do đó ngăn chặn hiệu quả hơn sự oxy hoá của LDL cholesterol. ALA cũng là một chất hạn chế trực tiếp peroxid hoá lipid (POL) là quá trình chính gây phá huỷ màng tế bào của các gốc tự do trong bệnh XVĐM.
Một trong những kiểu hoạt động quan trọng nhất của ALA là hiệu quả ức chế của nó trên các nhân tố sao mã. Chúng ta biết rằng sự hoạt hoá của NF kappa B là nguyên nhân khởi đầu trong tiến triển XVĐM. ALA hạn chế hoạt động của NF kappa B trong các tế bào nối với động mạch và do đó ngăn chặn quá trình viêm gây ra XVĐM. ALA còn có tác dụng ngăn cản NF kappa B di chuyển từ bào tương tới nhân tế bào, nơi nó có thể gây hại gen dẫn tới XVĐM. Nhiều nhà khoa học tin là ALA tương lai như là một thuốc điều trị bệnh tim [11].
3.3.3. ALA và bệnh đái tháo đường (ĐTĐ)
3.3.3.I. Gốc tự do trong bệnh ĐTĐ
Trong ĐTĐ, quá trình oxy hoá cơ chất có sự tăng cường peroxyd hoá lipid (POL tăng) do phải đốt cháy mỡ thay vì đốt glucose, vì vậy khi không có đủ glucose trong tế bào, quá trình POL tăng, sinh ra nhiều gốc tự do. Hệ thống bảo vệ chống gốc tự do của cơ thể suy yếu; lipid, protid bị đốt dở dang (do thiếu chuyển hoá glucose); oxy không đốt glucose nên có thế thừa... dẫn đến các gốc tự do tăng mạnh , góp phần tạo hậu quả nghiêm trọng của bệnh [7].
Trong các máu và mô của bệnh nhân ĐTĐ, xuất hiện mức gốc tự do tăng cao. Điều đó làm cho người bị ĐTĐ có mức glutathion thấp trong máu, và có mức LDL- cholesterol lớn hơn nhiều so với người bình thường.
* Biến chứng của ĐTĐ
Có một vài biến chứng liên quan bệnh lý mạn tính nghiêm trọng của ĐTĐ. Đường máu cao và các sản phẩm trao đổi chất của chuyển hoá glucose không bình thường có thể gây ra bệnh thần kinh, bệnh mạch máu thận và vấn đề thị giác. Một trong những biến chứng thông dụng nhất của việc duy trì đường máu cao là bệnh thần kinh do ĐTĐ. Cơ bản của bệnh này là sự nguy hiểm tới các động mạch cấp máu cho dây thần kinh. Thường khi sự tan rã của lớp bảo vệ quanh dây thần kinh xuất hiện, dễ gây ra chứng dị cảm và về sau sẽ tiếp tục gây ra sự huỷ hoại và đau. Thỉnh thoảng, sự huỷ hoại các đầu ngón chân quá nặng đến nỗi mà không thể đi được bình thường. Bệnh thần kinh thường cũng sẽ ảnh hưởng tới các dây thần kinh của hệ tiêu hoá. Trường hợp này ăn uống có thể làm thêm đau và sự trống rỗng của dạ dày có thể bị trì hoãn với một sự sưng lên không thể chịu đựng nỗi sau mỗi bữa ăn.
Các màng của các mạch máu nhỏ nhất dầy lên là biến chứng thường xuất hiện trong ĐTĐ. Tình trạng này có thể là hậu quả từ máu nghèo đi tới cơ quan quan trọng. Khi bệnh tiến triển, bệnh mao mạch trở nên tồi tệ hơn và thậm chí có thể ảnh hưởng tới mắt và thận. ĐTĐ làm thay đổi võng mạc của mắt gọi là bệnh võng mạc do tiểu đường là hậu quả của việc mất mát lượng máu tới các mô của mắt. Bệnh võng mạc này trở nên tồi tệ đặc biệt với bệnh nhân ĐTĐ có tuổi. Thậm chí mắt có thể bị mờ đi, hình thành bệnh đục nhân mắt, có thể gây mù. Ở Mỹ, ĐTĐ có lẽ là tình trạng thông dụng nhất dẫn tới bệnh thận. Các protein sớm bắt đầu thoát ra từ máu đi qua thận vào trong hệ tiết niệu. Đây thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh thận ĐTĐ.
Biến chứng khác của ĐTĐ là bệnh mạch máu vi mô. Tình trạng này kéo theo sự phá huỷ các thành mạch máu lớn của cơ thể bởi mức đường máu cao. Mạch máu hư hại gây ra bởi mức đường máu cao có thể dẫn tới sự thay thế trong sợi các mô động mạch bình thường. Các chất béo bao gồm cholesterol được lắng đọng vào trong các tấm động mạch. Qua nhiều thời gian, Ca lắng đọng và đè nặng các động mạch. Nếu một bệnh nhân ĐTĐ tiến triển những thay đổi trong các động mạch mà cung cấp máu cho tim (các động mạch vành) gây ra bệnh động mạch vành. Các cơn đau tim (nhồi máu cơ tim) hậu quả từ bệnh động mạch vành, đang gây ra nhiều cái chết trong ĐTĐ typ II.
Một tình trạng khác thường xuất hiện trong bệnh nhân ĐTĐ là thiếu máu tới chân tay gọi là bệnh mạch máu ngoại vi. Nó gây ra bởi sự tiến triển của các bản XVĐM gây cản trở những mạch máu chính tới chân và ngón chân. Ở Mỹ, một số lượng lớn người trung tuổi mắc ĐTĐ phát triển chứng hoại tử ở ngón chân và họ thậm chí phải đi cắt cụt.
Hơn 50% trường hợp phải cắt cụt không gây chấn thương ở bệnh viện Mỹ là hậu quả do bệnh mạch máu ngoại vi thứ yếu của ĐTĐ. Khoảng 10% những người này chết sau khi dời viện. Theo nhiều bác sỹ điều trị ĐTĐ, tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở bệnh nhân bị ĐTĐ phải cắt cụt chỉ tầm 40%.
Biến chứng khác của ĐTĐ không thể kiểm soát được là rủi ro của nhiễm trùng. Những vết thương ở các ngón chân thường không được để ý vì thiếu cảm giác ở ngón chân. Thiếu cảm giác dẫn tới bệnh ĐTĐ mạch máu
ở ngoại vi và ĐTĐ thần kinh. Dấu hiệu của đau đớn không xuất hiện nữa. Khi mà có một sự phá huỷ trong da, bệnh nhân ĐTĐ có tuổi không thể có đủ các thành phần trong máu chống lại bệnh để phá huỷ các vi khuẩn lây nhiễm gây ra vết thương [11].
ALA có thể ngăn chặn sự oxy hoá của LDL- cholesterol, và làm tăng đáng kể mức glutathion nội bào, do đó làm giảm rõ rệt các biến chứng của ĐTĐ.
Một số nhà nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra là do ALA làm tăng mức glucose nội bào, làm cho Insulin được đẩy mạnh vào trong tế bào. Trong ĐTĐ các tế bào não và tổ chức cơ phải chịu đựng những tác động gây hại quá mức khi đường máu cao mạn tính. ALA có tác dụng cải thiện việc dịch chuyển glucose từ máu vào trong các tế bào. Sự tăng lượng đường chuyển vào trong các tế bào sinh ra nguồn năng lượng có ích cho não và hoạt động của cơ bắp. Khi các tế bào cơ thể nhận được lượng đường thừa trong máu, ty lạp thể làm việc nhiều hiệu quả hơn, lượng đường giảm xuống và bệnh