Ngôn ngữ đối thoại

Một phần của tài liệu Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết gia đình của khái hưng (Trang 43)

7. Bố cục khóa luận

3.2.2. Ngôn ngữ đối thoại

Đối thoại là hình thức nhà văn để các nhân vật trò chuyện, trao đổi, thậm chí tranh luận gay gắt với nhau về một vấn đề nào đó. Các mối quan hệ giữa các nhân vật càng đa dạng, các nhân vật đối thoại càng nhiều, càng bộc lộ các đặc điểm về tính cách, cá tính, giai cấp, lứa tuổi của mình… Qua đối thoại, ta có thể biết đƣợc tính cách nhân vật và thái độ của tác giả. Hơn nữa, sự bộc lộ đó còn thể hiện qua nội dung lời nói, qua cách nhân vật đối thoại.

Khái Hƣng đã sử dụng ngôn ngữ đối thoại nhƣ một biện pháp quan trọng để thể hiện tâm lí, tính cách của từng nhân vật. Nổi bật trong tác phẩm

Gia đình là ngôn ngữ đối thoại hƣớng tới khai thác tâm lí và chiều sâu nội tâm. Qua ngôn ngữ đối thoại, thái độ, tâm lí, tính cách nhân vật đƣợc thể hiện rất rõ.

Nhà văn đã tái hiện một cách khá sống động chân dung nhiều loại ngƣời qua ngôn ngữ đối thoại của họ. Nhân vật ông bà Án Báo là những ngƣời đại diện cho lối sống tƣ tƣởng cũ: Phải học để ra làm quan. Chính tƣ tƣởng này đã làm cho con cái ông bà bị ảnh hƣởng sâu sắc. Khi nói đến vợ chồng ông bà Án Báo, Khái Hƣng không hề nói đến hành động, mà đó chỉ là những câu đối thoại tƣởng chừng nhƣ đơn giản nhƣng đó lại là những lời nói châm chọc tạo nên những mâu thuẫn, xung đột ngay chính trong gia đình ông bà. Ông Án nói không nhiều, thứ ngôn ngữ mà ông sử dụng rất ngắn gọn, chỉ là những câu nói xã giao nhƣng cũng đầy ẩn ý. “Ông Án quay lại đáp: “Phải”, “Chỉ thiếu mình anh chị thôi”; Ông Án cƣời nói tiếp: “Cho nó ra tam quốc giao tranh” [8, 167]. Chính những câu nói và thái độ lạnh nhạt đó của nhân vật ông Án đã làm cho An cũng nhƣ độc giả đoán biết đƣợc một phần nào đó về con ngƣời của ông. Đó còn là những lời đối thoại mỉa mai, khích bác, sắc cạnh của bà Án đối với con gái của mình – Nga: “Khá nhỉ? Còn nhớ ngày giỗ ông kia. Ngồi chơi đấy”, “Xa xôi thế, về làm gì?”. Hay khi nắm bắt đƣợc tâm lí ghen tị của Nga, bà buông một câu sâu cay hơn nữa là: “Thì cô bảo cậu ấy học đi rồi cũng đỗ tri Huyện chứ sao. Việc gì mà phải ghen với ghét” [6, 57]. Và để đáp lại lời của thầy mẹ, để giễu cợt và nhắc cho huyện Viết rằng mình chỉ chỉ đỗ bằng Thành chung trƣớc lúc học tại trƣờng Pháp chính, Nga đã thốt ra một câu chua chát và tự thƣởng cho mình một hớp rƣợu sau khi đã hả cơn tức: “Bẩm thầy, ở làng bên có hai ngƣời đỗ bằng Thành chung đến xin học tƣ nhà con để dự kì thi Tú tài sang năm, nhƣng nhà con đều từ chối không dạy” . Và câu nói khi bà châm chọc Phƣơng: “Ở đời có lắm đứa sợ vợ thế. Vợ bắt sao thì phải theo vậy. Vợ không cho phép thì không dám… Mà lạ nữa. Sợ là sợ thôi chứ chẳng phải ngƣời vợ có xinh đẹp hay là con ông cháu cha gì cho cam”. Với bà Án, khích bác đƣợc con là phƣơng châm hành động để thúc đẩy con đƣờng tiến thân của con cái và bà đã tạo nên không khí hiềm khích, bất

hòa trong gia đình. Chỉ qua một vài đoạn đối thoại nhƣ vậy, Khái Hƣng đã diễn tả thành công âm mƣu của bá Án và qua đó thấy đƣợc những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật.

Tất cả những lời đối thoại giữa ông bà án Báo hay với An, Nga đều chứng tỏ mặc dù chỉ xuất hiện trong dăm ba câu đối thoại song lộ ngay ông bà Án là một ngƣời hám danh lợi, hám quyền lực, bà Án còn là một ngƣời đàn bà nanh nọc, xúc xiểm con cái, hễ cất lời là giọng hiềm khích, châm chọc. Vì cái danh lợi viển vông mà bà Án trở nên cay nghiệt với các con, dùng mọi lời nói độc ác của mình để châm ngòi nổ cho gia đình tƣởng chừng nhƣ nề nếp gia phong của mình.

Bên cạnh ông bà án Báo, nhân nhân vật Phụng là một cô gái có học hành, sinh ra trong gia đình quyền quý song cũng đại diện cho tuýp ngƣời hám tiền tài danh vọng. Khái Hƣng đã rất sành và diễn tả rất đúng tâm lí phụ nữ. Ngôn từ của Phụng phát ra cho ta thấy cô là một ngƣời phụ nữ nhỏ nhen, ích kỉ, nóng nảy và đanh đá…Qua những cuộc đối thoại của mình, Phụng đã bộc lộ rõ tất cả thái độ và con ngƣời thật của mình. Ngôn ngữ của Phụng đƣợc xây dựng gần với ngôn ngữ đời thƣờng và ta tƣởng nhƣ vẫn bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày.

“Phụng đƣa cho chồng một lá thƣ và cau có gắt:

- Ngủ gì mà sớm thế? Hãy đọc thƣ của thầy mẹ đây này. … Phụng ném bức thƣ lên bàn.

- Lần nào cũng thế, cứ ở tỉnh về là y nhƣ ngƣời không hồn ấy thôi. Không biết con nào bắt mất hồn mất vía thế?

- Lại tổ tôm ở nhà Phán San phải không? …

- Phải, tôi biết, tôi thoát sao đƣợc con mẹ Phán San” [7, 155]. Hay nhƣ:

- “Thế nào, cậu có đƣa bảy trăm bạc cho tôi không thì cậu bảo?

- Thế thì tháng nào tôi cũng đƣa đủ số lƣơng cho mợ

- Lƣơng thì nói làm gì? Cậu tƣởng trăm bạc lƣơng của cậu to lắm đấy, ăn tiêu nhƣ phá, cậu lại không biết à? Này nhé...”.

Lúc nói chuyện với Nga thì cô tỏ ra mình là ngƣời có chức có quyền nên nói với giọng nhƣ ra lệch “Này, Nga, đƣa con dao đây”. Suy ngĩ của An cũng cho thấy bản chất thật của con ngƣời Phụng “Vợ mình tức tối chị, vì chị là bà Huyện đã đành, nhƣng sao chị ấy cũng có vẻ khinh khỉnh đối với vợ mình. Hay chị ta cậy chị ta là bà quan”.

Qua ngôn ngữ đối thoại của Phụng đối với mọi ngƣời cho chúng ta thấy đƣợc cái bản chất xấu xa của nhân vật: Nhỏ nhen, ích kỉ, khinh rẻ chị em…

Trong tác phẩm, cuộc đối thoại giữa Nga và An đƣợc nói đến nhiều nhất, vì một trong số những cuộc đối thoại đó lại đẩy mâu thuẫn, xung đột giữa vợ chồng Nga dâng lên cao. Nga đã đánh vào thái độ vô can, hờ hững của An “không biết tức, biết nhục” làm cho An tức giận.

Có thể khẳng định, bao trùm lên tiểu thuyết Gia đình đó là tâm lí đố kị, hẹp hòi trong con ngƣời, nói nhƣ cách nói của Vũ Trọng Phụng thì: Không ai muốn ai hơn cả. Trong cái nhìn của Khái Hƣng, tâm lí ích kỉ, hẹp hòi kết hợp với tâm lí hám danh là một trong những nguyên nhân cơ bản đẩy con ngƣời vào tình trạng biến chất, tha hóa. Khát vọng đƣợc làm bà Huyện, bà Phủ là khát vọng thƣờng trực trong tâm lí của Nga và nó hiện hữu trong từng câu nói của ngƣời đàn bà này. Từ những câu nói vui vẻ khiến chồng ngạc nhiên đến những câu nói đầy ẩn ý, những câu nói bóng gió xa xôi, sự im lặng vờ “thầm nghĩ” của Nga đều toát lên sự hám danh. Cuộc đối thoại của đôi vợ chồng trẻ diễn ra trong tâm lí này:

“Một lúc lâu, An bảo vợ:

Nga trả lời:

- Không, em thì em cần gì, em nói anh kia chứ

- Nói anh?

- Vâng. Anh định già đời với cái nghề làm ruộng hay sao? … Nhƣng còn ngờ vực. An hỏi lại:

- Nga không thích nghề làm ruộng? Nga cƣời:

- Anh nói thế thì em trả lời sao đƣợc!”

Và chƣa lay chuyển đƣợc thú điền viên của chồng “thích làm ruộng và nuôi súc vật”, thì thái độ khích bác mỉa mai…vẫn ẩn sâu sau những cuộc đối thoại của hai vợ chồng nàng. Đối với Nga, khi bực tức trƣớc thái độ bƣớng bỉnh của An thì ẩn trong những lời “tru tréo”, trong cơn phẫn nộ vẫn là thứ tâm lí háo danh ấy: “Phải, tôi bần tiện! Tôi bần tiện vì tôi chỉ là con nhà quê mùa, con nhà nông phu”. Câu nói đã chạm đến gốc gác và lòng tự ái của An khiến chàng “cáu tiết cự lại”: “Dễ mợ phải nhắc, tôi mới nhớ mợ là con quan, và tôi là con thƣờng dân”.

Nhƣng Nga thì theo liền, nhƣ xoắn lấy với cái ý tƣởng độc nhất với cái định kiến bất di, bất dịch.

- “Cậu thì không biết tức, biết nhục…”

Qua một loạt cuộc đối thoại của Nga với chồng cho ta thấy Nga hiện lên là một nhân vật ích kỉ, đố kị, khao khát danh vọng đến mãnh liệt: “Lại còn chị nào nữa! Chị huyện Viết chứ còn ai vào đấy, chị ấy bảo em, bảo xách mé: “Này, Nga, đƣa con dao đây”, em chả thèm nói gì, cứ nghiễm nhiên ngồi thái thịt. Chị ấy lên bộ làm giọng bà Huyện phết: “Nga, mày điếc à?”. Em cáu tiết ngửng lên một hồi: “chị làm nhƣ em là cô chánh Tổng, cô Lí trƣởng sở tại, vào chỗ hầu quan không bằng!”. Anh biết chị ấy đáp lại em ra sao không? Chị ấy bảo: “Vậy cô Tú làm ơn cho chị mƣợn con dao”. Đấy, anh nghe đã hiểu

chƣa?” [7, 40]. Những lời so sánh, khích bác của Nga đã gây cho An thêm nhiều áp lực. Cuối cùng chàng cũng phải nhu nhƣợc chiều theo ý vợ mà đi thi. Trong Gia đình, nhân vật điển hình cho xã hội quan trƣờng thời ấy chính là Viết. Khái Hƣng tái hiện trƣớc mắt ngƣời đọc một ông quan lọc lõi trong nghề ăn tiền, lại vô cùng dâm ô, đê tiện và xảo quyệt. Với tình nhân, hắn sử dụng những câu nói vô cùng ngọt ngào và tình tứ: “Thoa! Em Thoa (…) Đây anh đền”. Với vợ hắn lại rất cục cằn, tính toán: “Thì đừng ăn tiêu nhƣ phá có hơn không? (…) thôi tôi không biết, mặc mợ làm sao đủ thì thôi, tôi không giết ai ra tiền đƣợc” [8, 66].

Nhƣ vậy, thông qua những cuộc đối thoại nảy lửa của những con ngƣời mang tâm lí hám danh, con ngƣời thật của nhân vật đƣợc bộc lộ đầy đủ và quan trọng hơn nhà văn đã tạo dựng đƣợc những cá tính rất riêng nhƣ nhân vật vợ chồng ông Án Báo, Phụng, Nga, Viết… Không những xây dựng thành công cá tính nhân vật, tiểu thuyết của Khái Hƣng cho thấy sự lỗi thời của chế độ đại gia đình và phanh phui xã hội quan trƣờng thối nát.

Bên cạnh những cuộc đối thoại mang đầy những tính chất hiềm khích và tiêu cực của những gia đình quyền quý thì Khái Hƣng lại làm dịu đi bởi cuộc đối thoại của những ngƣời thấp cổ, bé họng trong xã hội nhƣ bác Nhật trong nông trại của Hạc:

- “Thƣa ông, cháu sang bên làng thăm bà cháu đã hai hôm nay…” - “Thƣa ông, cháu nó sợ bà lắm”

…“Thƣa ông, nhà cháu mới hạ mấy sào khoai. Bu cháu chọn một ít khoai tốt, định để biếu ông bà xơi cho mát” [7, 127].

Ở giai đoạn đầu sáng tác văn chƣơng, nhân vật của Khái Hƣng lãng mạn hơn trong cách nghĩ và cách nói do vậy ngôn ngữ đối thoại con xa rời hiện thực, sáo mòn và công thức. Nhƣng đến giai đoạn thứ hai, văn chƣơng của ông gắn với hiện thực, tái tạo hiện thực cuộc sống, nên ngôn ngữ của

nhân vật là ngôn ngữ của chính cuộc sống. Đó là bƣớc phát triển trong quan niệm và tƣ duy sáng tác của Khái Hƣng qua hai giai đoạn sáng tác khác nhau.

Qua đây, ta thấy đƣợc cách sử dụng ngôn ngữ của Khái Hƣng rất giản dị, khả năng diễn đạt cao. Khi dùng ngôn ngữ để khắc họa tính cách nhân vật, ngòi bút của Khái Hƣng vô cùng sắc sảo, gãy gọn, lập luận chặt chẽ, đầy tính thuyết phục. So với trƣớc 1930, thời kì này các nhà văn của Tự lực văn đoàn

đã kết hợp đƣợc khá nhuần nhị ngôn ngữ truyền thống và hiện đại, giữa phƣơng Đông và phƣơng Tây cho nên ngôn ngữ văn học cũng trở nên giản di, trong sáng. Hơn nữa, ngôn ngữ của họ giàu khả năng diễn đạt và đặc biệt rất gần gũi với tâm hồn dân tộc. Khái Hƣng đã cho chúng ta thấy ông đúng là một nhà văn trí thức Tây học, là ngƣời am hiểu văn chƣơng Pháp nên văn của ông sáng sủa, thanh thoát và dễ hiểu.

Một phần của tài liệu Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết gia đình của khái hưng (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)