Phê phán xã hội quan trường thối nát

Một phần của tài liệu Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết gia đình của khái hưng (Trang 28)

7. Bố cục khóa luận

2.1.3.Phê phán xã hội quan trường thối nát

Giai cấp phong kiến hiện lên trong tác phẩm của các nhà văn là sản phẩm tiêu biểu của xã hội thối nát với đầy đủ các thói hƣ tật xấu. Từ gia đình ông Án Báo, ngòi bút của Khái Hƣng đã phanh phui xã hội quan trƣờng thối nát với tất cả sự trâng tráo và bỉ ối của nó. Từ những đố kỵ ghen ghét giữa các thành viên trong gia đình đến những ham muốn vật chất đã đẩy họ vào tình trạng tự đánh mất dần đi những phẩm chất tốt đẹp của mình. Khi miêu tả con đƣờng thăng quan tiến chức của huyện Viết, Khái Hƣng cũng đồng thời tái hiện con đƣờng tha hóa về nhân cách của hắn. Xã hội đƣơng thời dƣờng nhƣ đang đồng lõa với sự tha hóa đó. Ngồi trong ô tô, Viết cƣời một mình. Chàng không còn hổ thẹn với lƣơng tâm nhƣ hồi mới xuất chính nữa. “Tàn ác lâu ngày đã thành thói quen. Buổi đầu, khi nghe bọn thơ lại xui giục, chàng làm một việc bất nhân, thì chàng bứt rứt áy náy, đắn đo rụt rè, có lần hối hận suốt đêm không nhắm mắt ngủ đƣợc. Nhƣng dần dần chàng trở nên “can đảm” và giữ đƣợc “trơ nhƣ đá, vững nhƣ đồng” khi đứng trƣớc những cảnh thƣơng tâm, khi có những hành vi dã man tàn ngƣợc. Đến nỗi hễ thấy bạn đồng nghiệp nào hơi giữ gìn, hơi có lòng liêm sỉ là chàng liệt ngay vào hàng giả đạo đức” [6, 77]. Viết không phải là nhân vật có bản chất tốt đẹp từ đầu nên khi miêu tả nhân vật này, Khái Hƣng để cho nhân vật của mình tự do trƣợt dài trên con đƣờng tha hóa. Qua việc miêu tả sự tha hóa trầm trọng của huyện Viết, Khái Hƣng tỏ rõ thái độ phê phán sâu sắc cái hiện thực xã hội đang hiện hữu lúc bấy giờ. Chỉ vì đồng tiền, quyền lực mà con ngƣời có thể sẵn sàng đánh đổi với danh dự của bản thân.

Trong Gia đình, ngƣời khổ nhất trong chốn quan trƣờng có lẽ chính là An. Là ngƣời theo Tây học, chịu ảnh hƣởng của sách báo lãng mạn và đã đỗ tú tài song tƣ tƣởng lại bị lung lay bởi các thế lực tồn đọng của xã hội phong kiến. An không phải là một ngƣời hám danh lợi, ham mê của cải vật chất và không học với mục đích làm quan. Chàng muốn “quy điền”, muốn sống một đời tự do phóng khoáng, vui thú với thiên nhiên, với đồng quê, chứ không phải để thành địa chủ trọc phú thông thƣờng. Vị dòng họ, vì sự háo danh của vợ, gia đình vợ nên An đã phải từ bỏ sở thích của mình, dấn thân vào con đƣờng quan trƣờng để cho êm cửa êm nhà. An lên Hà Nội học tiếp để ra làm quan dù biết rằng tƣơng lai của mình sẽ phải sống một cuộc đời giả dối, xấu xa, nhục nhã, buồn chán. Làm quan, rồi cũng phải ăn hối lộ: Thế nào rồi An cũng phải đi đến chỗ đó nhƣ mọi ngƣời khác, đi đến chỗ xoay tiền. Bây giờ, kể chàng cũng chịu nhận lễ đấy, nhƣng chỉ nhận những thứ ngƣời ta lễ chứ không “bóp cổ” để cho ngƣời ta phải há họng.

Sự thật về chốn quan trƣờng đã đƣợc vạch ra, An tự nhủ: “Phải ta bình tĩnh sao đƣợc! “Thời nay hai chữ quan trƣờng đã trở nên có cái ý nghĩa ghê sợ, huyền bí. Đến ta, ta cũng rùng mình mỗi khi ta nghe kể những câu chuyện về quan, những công trình tàn ác của một vài viên tri Huyện, tri Phủ bất lƣơng mà mục đích làm quan là đi bóc lột dân quê ngu dại. Ta biết thế mà ta còn đâm đầu vào! Hừ… Chẳng qua chỉ tại vợ ta, chú ta và cậu ta, chỉ tại gia đình ta cả.” [6, 142]. Làm quan, phải mua chuộc Công sứ, Tuần phủ, “cụ lớn vợ bé”, “phán đầu tòa”. Vợ An đã phải đi lại thậm thụt ở nhà tổng đốc, mua chuộc cụ lớn bà, đánh tổ tôm với các quan lớn… Sự cạnh tranh trong giới quan lại, nhân một buổi “hầu quan Công sứ” đƣợc miêu tả: “Mọi ngƣời lũ lƣợt kéo nhau vào buồng giấy quan chánh, ai nấy trong trí đầy những mánh khóe để làm tỏ rạng cái tốt, cái hay của mình, và nếu gặp dịp, để làm giảm thế lực, hạ giá trị của kẻ khác”.

Dƣới ngòi bút của Khái Hƣng, mọi sự thật trong gia đình hay ngoài xã hội đều đƣợc phơi bày một cách chân thực. Nhà văn không ngần ngại che giấu đi những thói xấu xa, ích kỉ trong gia đình cũng nhƣ chốn quan trƣờng.

Một phần của tài liệu Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết gia đình của khái hưng (Trang 28)