7. Bố cục khóa luận
2.1.2. Phê phán chế độ đại gia đình phong kiến
Khái Hƣng là một nhà báo phê phán lễ giáo và đại gia đình phong kiến rất quyết liệt. Ông là ngƣời mở đầu cho những tiểu thuyết chống phong kiến của Tự lực văn đoàn. Với hai cuốn Hồn bướm mơ tiên và Nửa chừng xuân, những tƣ tƣởng phản phong của những ngƣời Tự lực lần đầu tiên đƣợc thể hiện trong lĩnh vực tiểu thuyết. Nếu Hồn bướm mơ tiên phác họa và hé mở cuộc chiến chống chế độ đại gia đình thì Nửa chừng xuân, ngòi bút của Khái Hƣng đã trực tiếp chĩa mũi nhọn vào lễ giáo và đạo đức phong kiến. Đến Gia đình, tác phẩm không chỉ đi sâu vào miêu tả sự rạn nứt của đại gia đình phong kiến mà còn là bản cáo trạng kết án lễ giáo phong kiến về nhiều phƣơng diện: chế độ quan trƣờng, thói háo danh, ma chay, khao vọng, giỗ chạp, đa thê…
Ở Gia đình, nổi bật là cuộc sống của đại gia đình trí thức phong kiến với nề nếp gia phong đã lỗi thời. Với vợ chồng ông Án Báo, phải học để làm quan, phải có chức có quyền thì mới khẳng định đƣợc giá trị của bản thân cũng nhƣ khẳng định đƣợc vị thế của gia đình. Vì tƣ tƣởng đó mà ông lần lƣợt áp đặt cho mọi thành viên trong gia đình. Ông bà sẵn sàng chút giận lên con
dâu (Vân) khi không ép đƣợc con trai (Phƣơng) tham gia kì thi tri Huyện dù anh đã đỗ đến chức Tham tá lục sự. Khi huyện Viết đã công thành danh toại với chức tri Huyện thì ông bà lại đổ dồn áp lực lên An. Chính những khát khao danh vọng, quyền lực mà ông bà Án đã tạo nên bao mâu thuẫn, xung đột trong gia đình. Ông bà Án chính là nguyên nhân gây nên những đổ vỡ trong gia đình mình. Huyện Viết ngày càng lún sâu vào con đƣờng tha hóa, từ tham ô đến dâm đãng. Việc chồng đƣợc thăng quan tiến chức cũng có tác động mạnh mẽ đến Phụng. Mặc dù hạnh phúc gia đình đang ngày một tan vỡ nhƣng Phụng vẫn có cớ dựa vào chồng để ra oai, hắt hủi các chị em trong gia đình. Điều này làm Nga vô cùng căm tức. Để thực hiện đƣợc khát vọng làm bà lớn của mình, Nga đã tìm mọi cách ép chồng (An) theo con đƣờng thi cử, làm quan. Mặc dù không hứng thú với chốn quan trƣờng nhƣng với bản tính nhu nhƣợc, An cũng phải lao vào học hành, thi cử ra làm quan và dần dần cũng trở nên bỉ ổi. An trở thành nạn nhân của gia đình Án Báo nói riêng, của xã hội phong kiến đang suy thoái, mục ruỗng nói chung và cũng là minh chứng cho sự tha hóa đang dần phổ biến. Từ một ngƣời hiền lành, yêu cuộc sống tự do đến khi đặt chân vào chốn quan trƣờng An đã biết gian lận, ngoại tình…
Chống lễ giáo và đại gia đình phong kiến, ngòi bút Khái Hƣng cũng có những mảng màu khá rõ nét. Tiểu thuyết của ông vừa chứa đựng nhiều chất liệu của đời sống, vừa thể hiện một thái độ khoan hòa. Tác giả đã phát hiện ra những mâu thuẫn, rạn nứt khó hàn gắn do tính chất lỗi thời của lễ giáo phong kiến về quyền lực của đồng tiền, danh vọng gây nên. Đây là những mâu thuẫn có thật và rất gay gắt trong cuộc sống lúc ấy, nhất là ở thành thị. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung chính xác cho rằng Khái Hƣng muốn khẳng định: Gia đình là địa ngục đối với ngƣời nào đó đâu óc ít nhiều mới mẻ, muốn sống tự do. Tâm lý háo danh và đầu óc gia tộc hẹp hòi đã đầu độc tâm hồn con ngƣời, phá hoại cả mối quan hệ cốt nhục. Đây là tiếng chuông cảnh báo còn
Qua tác phẩm Khái Hƣng đã cho chúng ta thấy cái gia đình ấy hiện ra với tất cả những sai sót, những khía cạnh bi hài vốn có. Đó cũng là hệ quả tất yếu khi sự bừng tỉnh của ý thức cá nhân đã dâng cao, lễ giáo và đại gia đình phong kiến với lối sống cũ trở nên lỗi thời.