Cao và khẳng định ý thức cá nhân

Một phần của tài liệu Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết gia đình của khái hưng (Trang 30)

7. Bố cục khóa luận

2.2.1. cao và khẳng định ý thức cá nhân

Thực tế cuộc sống thành thị với lối sống cạnh tranh kiếm lời của xã hội tƣ sản, với quyền lực ngày càng mạnh mẽ của đồng tiền đã buộc con ngƣời phải thay đổi cách nghĩ, quan niệm để tồn tại, thích nghi với cuộc sống hiện đại tƣ sản. Số phận của con ngƣời giờ đây luôn phải đối diện với xã hội đồng tiền khắc nghiệt, với cuộc sống xô bồ cùng những mối quan hệ phức tạp. Cũng vì hiện thực xã hội đó mà con ngƣời nhận thấy đƣợc giá trị của bản thân mình, không chịu sự bó buộc của đẳng cấp, địa vị đƣợc xác lập trong xã hội phong kiến.

Con ngƣời cá nhân giờ đây đã trở thành những cá nhân đang bứt phá khỏi những ràng buộc tôn ti, trật tự phong kiến và là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế tƣ bản. Tiền bạc, danh vọng đang phá tan mối quan hệ luân thƣờng đạo lí và đẩy con ngƣời vào cảnh khốn cùng. Tình nghĩa chị em, gia đình trong tiểu thuyết Gia đình giờ chuyển thành mối quan hệ xã giao bình thƣờng. Sống trong xã hội đó, con ngƣời phải tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình.

Bên cạnh đó, sống trong xã hội phát triển theo hƣớng tƣ sản, con ngƣời muốn đƣợc tiếp cận cuộc sống văn minh, nhiều luồng tƣ tƣởng mới nên trong họ xuất hiện những nhu cầu, ham muốn, ƣớc mơ và khát vọng khác trƣớc. Họ muốn đƣợc tự mình định đoạt hạnh phúc trong ý thức đòi quyền tự do hôn nhân luyến ái. Họ muốn đƣợc thể hiện, đƣợc mọi ngƣời công nhận khả năng, đƣợc sống là chính bản thân mình. Phƣơng trong Gia đình quyết tâm kết hôn với Vân dù gia đình anh không ƣng thuận cô. Trong cuộc sống, Vân luôn bị mẹ chồng hằn học và chê trách. Dù rằng bị đối xử nhƣ vậy nhƣng cô vẫn giữ

thì bà đã rủ lòng tha thứ và không cay nghiệt với cô nữa. Có thể khẳng định rằng, con ngƣời cá nhân dù mới xuất hiện đã thể hiện vai trò quan trọng của nó trong sự phát triển của xã hội và lên tiếng đấu tranh chống lại chế độ phong kiến luôn thù địch với cá nhân.

Khi ý thức cá nhân bừng tỉnh, con ngƣời luôn khao khát đƣợc khẳng định, thể hiện mình trong xã hội. Không sống theo khuôn phép của lễ giáo phong kiến để ghen ghét, đố kỵ với chị em, Bảo và Hạc quyết định sống cuộc sống của riêng mình. Họ yêu và gắn bó với những ngƣời nông dân với mong muốn thay đổi cuộc sống khốn khó của họ bằng một công cuộc cải cách. Bảo và Hạc biết ngƣời dân muốn gì, cần gì cho nên họ là ngƣời đem ánh sáng, niềm tin đến cho những con ngƣời nghèo khổ và lạc hậu. Với lòng nhiệt huyết say mê, hai ngƣời đã nhận đƣợc nhiều sự ủng hộ và thành công mãn nguyện.

Đề cao tinh thần dân chủ, đòi quyền tự do, quyền đƣợc sống hạnh phúc cho con ngƣời khẳng định bƣớc chuyển biến lớn trong văn học thời kì 1930 - 1945. Nếu trong xã hội phong kiến, cá nhân và hạnh phúc cá nhân chìm hẳn trong gia đình, quốc gia thì giờ đây, con ngƣời cá nhân, hạnh phúc cá nhân nổi lên nhƣ một vấn đề của xã hội và văn học. Trong quan niệm truyền thống trƣớc đây: “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, mỗi con ngƣời không đƣợc trực tiếp quyết định số phận của mình trong cuộc sống cũng nhƣ trong tình yêu. Nhƣng đến thời kì này, quan niệm đó đã trở nên lỗi thời và không còn phù hợp. Con ngƣời đƣợc biết đến với tƣ cách cá nhân, có vị trí tƣơng đối độc lập với xã hội, đƣợc tự do thể hiện ƣớc mơ, khát vọng, ham muốn riêng,… hay nói cách khác, họ đƣợc khẳng định quyền làm ngƣời, quyền sống chính đáng của mình. Chú ý và khẳng định vai trò của con ngƣời cá nhân là bƣớc chuyển biến lớn và góp phần mở ra những giá trị mới cho văn học, đƣa văn học chuyển nhanh sang thời kì hiện đại.

Sống trong xã hội mới với những tƣ tƣởng mới, khi xã hội luôn biến đổi không ngừng thì trong tƣ tƣởng của con ngƣời cũng có những sự biến đổi nhất định. Họ dƣờng nhƣ không chịu khuất phục trƣớc số phận, quyết tâm đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc của mình.

Tiểu thuyết của Khái Hƣng đã tập trung khám phá, miêu tả một mẫu hình nhân vật mới. Đó là con ngƣời cá nhân, cá thể mà tập trung nhất là hình tƣợng ngƣời trí thức Tây học. Họ là con những ông Tuần, ông Án, bà Phán không theo nề nếp Nho giáo, gia huấn, gia đạo, hay tập tục của cổ nhân truyền lại. Họ trẻ trung, học chữ Tây, trọng tự do cá nhân và nếp sống phƣơng Tây. Trong con mắt của những ngƣời theo lối mới thì Âu hóa là thức thời. An suy nghĩ và rất biết ơn cha: “…Không bao giờ chàng quên nhãng rằng nhờ cha sớm hiểu thời thế nên chàng mới nhận đƣợc nền học vấn và giáo dục Âu Tây ngày nay” [6, 9].

Với Minh trong Gia đình thì anh quan niệm: “Hai ngƣời càng ăn ở lâu ngày với nhau càng thêm kính trọng, yêu mến nhau” [6, 95]. Hạnh phúc là hai ngƣời cùng làm việc, cùng yêu mến nhau: “Anh chị sung sƣớng quá. Làm vua ở giang sơn của mình, sống trong một cảnh đẹp, bình tĩnh. Hai vợ chồng cùng yêu việc đồng áng và cùng yêu nhau” [6, 91].

Trong tác phẩm, Bảo và Hạc hiện lên hết sức đáng yêu. Ban đầu, nhận đƣợc cái nhìn khinh bỉ của cha mẹ với hoàn cảnh tội nghiệp của Hạc thì Bảo đã buồn rầu đến phát ốm. Nhƣng dù vậy cô vẫn không bỏ cuộc. Tình yêu mãnh liệt của hai ngƣời cùng với sự ủng hộ của vợ chồng An khiến Bảo có thêm động lực để đấu tranh giành lại quyền tự do yêu đƣơng. Cuối cùng thì ý thức tự do cá nhân trong Bảo đã thắng thế. Cô và Hạc đến với nhau trong sự ủng hộ của tất cả mọi ngƣời. Hạc và Bảo là đại diện cho những con ngƣời dám đấu tranh cho hạnh phúc của mình. Hơn thế nữa, họ là đại diện cho con ngƣời có tƣ tƣởng tiến bộ, tiến tới công cuộc cải cách xã hội.

Một phần của tài liệu Cảm quan hiện thực trong tiểu thuyết gia đình của khái hưng (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)