Các biện pháp nhằm khai thác nguồn khác

Một phần của tài liệu Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 52)

Bên cạnh các biện pháp đã nêu trên, để huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty còn chú trọng đến việc khai thác các nguồn vốn khác: nguồn phải trả cho công nhân viên; phải trả cho người bán; phải nộp Nhà nước.

- Đối với các khoản phải trả cho người bán.

Trong cơ chế thị trường thì việc các doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhau là điều tất yếu. Nếu doanh nghiệp không chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác thì cũng vị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốnư. Tuy nhiên việc chiếm dụng vốn phải dựa trên chế độ kinh tế tài chính hiện hành và dựa trên các điều khoản của hợp đồng kinh tế giữa các bên. Trong thời gian qua, công ty đã rất năng động trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế, có các điều khoản tronghợp đồng kinh tế có lợi cho công ty.

2.3.2. Nhận xét về các biện pháp tạo vốn kinh doanh ở Công ty Gạch ốp lát Hà Nội 2.3.2.1. Những điểm mạnh

- Công ty có lực lượng cán bộ tài chính có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong công tác và quản lý tài chính nói chung và công tác huy động vốn nói riêng. Chính vì vậy trong thời gian qua công tác huy động vốn của công ty hết sức thuận

lợi.

- Công tác lập kế hoạch tài chính được công ty quán triệt và thực hiện một cách

Kế hoạch tải chính đã trơ thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động tài chính nói chung của và hoạt động tổ chức quản lý nói riêng, được tiến hành một cách trôi chảy, góp phần đảm bảo cho hoạt động sản xuất được diễn ra một cách liên tục, kịp thời và

đảm bảo hanh toán các khoản nợ đúng hạn theo quy định.

Thông qua việc thực hiện đẩy đủ nghiêm túc các kỹ thuật thu nộp và thanh toán, các điều khoản hợp đồng kinh tế với khách hàng và các khế ước vay nợ ký kết vớ chủ nợ nên công ty đã tạo được uy tín với các ngân hàng và việc huy động vốn có nhiều thuận lợi hơn.

Công ty rất tích cực, năng động trong việc trong việc đa dạng hoá các nguồn vốn, từ những nguồn vốn có khối lượng lớn như các ngồn vay từ ngân hàng, cho đến các nguồn có khối lượng hạn chế như nguồn lợi nhuận để lại, nguồn vốn chiếm dụng... Nhờ vậy công ty đã huy động được một khối lượng vốn lớn, đồng thời cũng đảm bảo mức độ

an toàn trong các nguồn huy động.

Công ty cũng đã rất linh hoạt trong việc vận dụng các chính sách chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước, đặc biệt là các chính sách liên quan đến tổ chứchuy động vốn của doanh nghiệp Nhà nước. Tận dụng những ưu đãi của chế độ để huy động vốn kinh doanh đảm bảo không vi phạm kỷ luật thu nộp và thanh toán của chế độ tài chính. Nhừ vậy công ty đã tạo lập được một nguồn vốn kinh doanh lớn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.

2.3.2.2 Những khó khăn trong công tác huy động vốn ở Công ty Gạch ốp lát Hà nội.

Bên cạnh những thuận lợi, những điểm mạnh mà Công ty Gạch ốp lát Hà nội đã có được. Thực tế trong thời gian qua vẫn còn không ít những khó khăn và hạn chế đòi hỏi công ty phải tìm cách khắc phục như:

- Trong bối cảnh chung của nền kinh tế là thiếu vốn đầu tư, cũng như các doanh nghiệp khác trong cả nước, Công ty Gạch ốp lát Hà nội cũng ở trong tình trạng thiếu vốn đầu tư nghiêm trọng. Mặc dù đã áp dụng các biện pháp tích cực, song thực tế cho thấy

trong thời gian qua số vốn công ty huy động được vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, nhiều cơ hội kinh doanh có lợi đã bị

bỏ qua, nhiều tiềm năng, lợi thế của công ty vẫn chưa được khai thác đúng mức.

- Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của công ty, nguồn vốn huy động từ Ngân hàng chiếm một tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó, do yêu cầu hạ thấp rủi ro tín dụng nên các Ngân hàng cho vay vốn rất dè dặt. đặc biệt là khi xảy ra hàng loạt các vụ bê bối tài chính liên quan đến các Ngân hàng trong những năm gần đây, thủ tục xét duyệt, cung cấp các khoản tín dụng của các Ngân hàng thương mại còn rất khắt khe và còn gây

nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp.

- Các nguồn vốn vay với khối lượng lớn, thời hạn dài, lãi suất thấp chưa được giành cho công ty. Quỹ hỗ trợ Quốc gia được thành lập để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước. Nhưng công ty lại không thuộc diện ưu tiên của quỹ này. Chính vì

vậy sau nhiều lần đè nghị công ty vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn này.

- Các điều kinh tếện khách quan trong nước, khu vực và trên thế giới cũng có ảnh hưởng tới việc huy động vốn của công ty. Các nguồn vốn vay liên doanh liên kết và các nguồn vốn vay nước ngoài chưa được thực hiện...

Tổng hợp những ảnh hưởng đó đã gây ra không ít những khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác huy động vốn của công ty

Chương 3

Những giải pháp chủ yếu góp phần tạo lập vốn kinh doanh ở Công ty gạch ốp lát

nội.

3.1 Những luận cứ về tạo lập vốn kinh doanh cho Công ty Gạch ốp lát Hà nội

Công ty Gạch ốp lát Hà nội là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Tổng công ty thuỷ tinh gốm xây dựng. Từ khi được chính thức thành lập theo quyết định số 284/QĐ/BXD của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Công ty có nhiệm vụ quan trọng là cùng với tổng công ty khôi phục và đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng, giành lại thị phần đã bị hàng ngoại nhập chiếm lĩnh và bước đầu mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực và trên thế giới. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, ngay từ khi thành lập công ty đã được Nhà nước hỗ trợ một phần vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh. Nhưng thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cho thấy số vốn ngân sách Nhà nước cấp không đáp ứng được nhu cầu về vốn ngày càng tăng của công ty. Vì vậy công ty đã phải chủ động trong việc huy động các nguồn vốn từ bên ngoài nhằm đáp ứng các nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cũng từ đó, hàng loạt các biện pháp kinh tế tài chính đã được công ty áp dụng và đem lại kết quả đáng khích lệ trong công tác huy động vốn. Song thực tế qua các năm cho thấy số lượng vốn mà công ty đã huy động được vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn cho hoạt động về sản xuất kinh doanh của công ty. Để có thể đáp ứng được nhu cầu về vốn cho những năm tới, công ty cần phải đưa ra các giải pháp nhằm huy động một cách tối đa các nguồn vốn. Tuy nhiên để có thể đưa ra được các giải pháp cũng như việc thực hiện huy động vốn một cách có hiệu quả, công ty cần phải nắm rõ được thực trạng sản xuất kinh doanh của mình, xác định được các nhu cầu về vốn, đồng thời phải nắm bắt về các chính sách kinh tế tài chính của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ hiện nay cũng như nắm bắt được các điều kiện khách quan trong nước và quốc tế.

Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ cho nhu cầu của nhân dân. Sản phẩm chính của công ty bao gồm: gạch lát nền, gạch ốp tường với nhiều chủng loại, kích thước và mầu sắc đa dạng, chất lượng cao và có uy tín trên thị trường trong nước. Với hệ thống máy móc sản xuất hiện đại, dây chuyền sản xuất tự động theo công nghệ mới, đạt tiêu chuẩn Châu Âu. Với hệ thống máy móc thiết bị trên đòi hỏi công ty cần phải có một lượng vốn đầu tư lớn và thời gian thu hồi vốn dài. Do đó công ty cần phải tìm và huy động những nguồn vốn ổn định và có tính dài hạn.

Đối với nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm chủ yếu được khai thác tại chỗ như: đất sét.... và một số loại nguyên liệu mua ngoài và nhập khẩu như: cao lanh, feldspar...Các loại nguyên liệu này phải được dự trữ với số lượng lớn nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất được diễn ra một cách liên tục. Vì vậy số vốn sử dụng cho việc nhập khẩu các loại nguyên liệu trên cũng đòi hỏi phải có một số lượng lớn. Tuy nhiên việc đầu tư vốn cho dự trữ nguyên vật liệu, đặc biệt là các nguyên liệu nhập khẩu thường được bổ sung bằng những nguồn vốn vay nợ ngắn hạn vì thời gian thu hồi vốn nhanh

hơn so với vốn đầu tư vào tài sản cố định.

Từ những đặc điểm trên ta có thể thấy tuỳ theo từng loại tài sản mà công ty có thể huy động nguồn tài trợ sao cho hợp lý. Đối với tài sản cố định thì công ty nên huy động các nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay dài hạn để đầu tư. Còn đối với tài sản lưu động thì công ty có thể tài trợ bằng một phần vốn vay dài hạn. Nhưng chủ yếu vẫn phải đầu tư bằng nguồn vay nợ ngắn hạn.

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp Nhà nước đã cố gắng hoàn thành kế hoạch năm 1996 - 2000. Đây là một giai đoạn tiếp tục đưa đất nước chuyển hẳn sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, xây dựng nước ta thành một nước Công nghiệp phát triển. Đối với công ty được thành lập vào tháng 5/1998, thời gian tuy ngắn nhưng đây cũng là một giai đoạn quan trọng để củng cố xây dựng và phát triển cho những giai đoạn tiếp theo. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn song công ty đã cố gắng tận dụng mọi tiềm năng để hoàn thành kế hoạch, tạo bước đệm cho sự phát triển trong thời gian tới.

Phương hướng và mục tiêu chung của công ty trong năm 2002 và những năm tới là công ty vẫn tập trung sản xuất hai loại sản phẩm chính là gạch ốp tường và gạch lát nền. Mở rộng thị trường tiêu thụ ở các tỉnh trong và ngoài nước, không ngừng nâng cao chất lượng và sản phẩm, đa dạng hoá các chủng loại gạch phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, nâng cao năng suất, giảm giá thành của sản phẩm, tăng khả năng cạnh

tranh...Trong thời gian tới công ty tiếp tục đầu tư theo chiều sâu như đổi mới công nghệ, đào tạo và nâng cao tay nghề của công nhân. Mục tiêu của công ty trong giai đoạn 2001 - 2005 công ty dự kiến tăng doanh thu bình quân 5%/năm, tốc độ tăng lợi nhuận 6%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 5%/năm. Để làm được điều đó công ty cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc tạo điều kiện cho công ty thực hiện kế hoạch

đề ra.

Trên cơ sở kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua một số năm, cùng với việc đưa ra những phương hướng và mục tiêu sản xuất kinh doanh cho những năm tới Công ty đã tiến hành lập kế hoạch và đưa ra một số chỉ tiêu cho năm 2002 như sau:

- Sản lượng sản xuất : 4.500.000 m2 Trong đó: Gạch lát nền là 3.250.000 m2 Gạch ốp tường 1.250.000 m2

- Sản lượng tiêu thụ: 4.450.000 m2 Trong đó: Gạch lát nền 3.220.000 m2

Gạch ốp tường 1.230.000 m2

- Tổng doanh thu tiêu thụ đạt: 275.445.550.000 đồng. - Tổng lợi nhuận là: 6.392.000.000 đồng.

Ngoài ra công ty còn đưa ra một số các dự án sản xuất kinh doanh trong dài hạn như dự án nâng cao công suất sản xuất sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và khu vực; dự án mở rộng công ty gạch ốp lát Hà nội, dự tính năm 2003 thực hiện và năm 2004 sẽ đưa vào hoạt động. Các dự án trên đòi hỏi cần phải có một khối lượng vốn rất lớn. Để các dự án được thực hiện theo đúng kế hoạch, công ty đang gấp rút lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, tìm đối tác và giải trình phương án nên Tổng Công ty và Nhà nước. Tuy nhiên để đảm bảo vốn cho việc điều hành các dự án này đang là một khó khăn rất lớn đối với công ty.

3.1.3 Thực tế công tác tạo lập vốn kinh doanh ở công ty gạch ốp lát Hà nội trong thời gian vừa qua.

Những thuận lợi khó khăn, những điểm mạnh điểm yếu của công ty trong thời gian qua đã được đề cập chi tiết trong chương 2. Trong phần này chúng ta chủ yếu phân tích cơ cầu nguồn vốn của công ty trong thời gian qua làm cơ sở cho các quyết định huy động vốn trong thời gian tới. Chỉ tiêu tài chính quan trọng mà chúng ta xem xét là hệ số nợ.

Năm 2000, hệ số nợ bằng 92%. Năm 2001, hệ số nợ bằng 90%.

Qua số liệu trên ta thấy hệ số nợ của công ty rất cao so với mức trung bình chung của các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay, mặc dù năm 2001 hệ số nợ có giảm so với năm 2000 nhưng vẫn ở mức quá cao. Tuy nhiên cũng cần nhận thức rằng do nguồn đầu tư ngân sách Nhà nước vẫn còn hạn hẹp, vốn tự bổ sung của hoạt động sản xuất kinh doanh tuy đã có nhiều cố gắng song vẫn ở mức khiêm tốn thì việc vay vốn kinh doanh là điều không thể tránh khỏi. Do vậy, một cơ cấu vốn kinh doanh thiên về các khoản nợ

3.1.4 Chính sách kinh tế - tài chính của Đảng, Nhà nước.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng nền kinh tế nước ta theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Tới nay chúng ta đã tổng kết 15 năm đổi mới với kết quả đạt được rất đáng khích lệ, tăng trưởng kinh tế ở mức khá, lạm phát được kiềm chế, đời sống nhân dân được cải thiện. Với sự thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX vừa bế mạc vào ngày 22/4/2001 tại thủ đô Hà nội, Đảng và Nhà nước khẳng định cơ bản hình thành thể chế kinh tế thị trường XHCN trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2001 - 2005.

Có thể khẳng định rằng một trong những nguyên nhân của sự thành công trong 15 năm đổi mới đó là chính sách kinh tế - tài chính cởi mở, thông thoáng của Đảng, Nhà nước đã ban hành trong thời gian vừa qua. Trong đó có các chính sách tài chính đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng. Chính những chính sách đó tạo ra một môi trường pháp lý lành mạnh hơn cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt trong lĩnh vực tạo lập vốn kinh doanh, các chính sách của Đảng và Nhà nước cho phép các doanh nghiệp tự chủ cao trong việc huy động vốn và đa dạng hoá các nguồn huy động. Đồng thời ngân sách Nhà nước cũng hỗ trợ một phần cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh những chính sách tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp Nhà nước còn có những chính sách khác gián tiếp nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể huy động vốn sản xuất kinh doanh như: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; chính sách về tín dụng của các Ngân hàng Thương mại ....

Tuy nhiên khi xem xét chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước, các doanh nghiệp còn cần phải tính đến những bất cập trong một số chính sách quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực tạo lập vốn kinh doanh. Có như vậy mới nhìn nhận toàn diện về các

Một phần của tài liệu Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)