Là một doanh nghiệp do Nhà nước cấp vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, có quyền tự chủ và chịu trách nhiệm trước những kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được. Để có thể khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế, cũng như hoàn thành kế hoạch mà Nhà nước và Tổng công ty Thuỷ tinh và gốm xây dựng giao cho.Công ty phải không ngừng nâng cao công tác quản lý vốn nhằm sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả . Thực tế trong một số năm qua , bên cạnh những kết quả mà công ty đạt được, còn tồn tại không ít những mặt hạn chế trong công tác quản lý nguồn vốn kinh doanh của
minh dẫn đến tình trạng lãng phí và hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Điều này được biểu hiện thông qua các báo cáo kết quả kinh doanh được lập
vào cuối các niên độ kế toán.
Qua bảng 5 ta thấy vốn kinh doanh cũng như nguồn vốn kinh doanh của công ty liên tục giảm xuống từ năm 1999 đến năm 2001, năm 1999 tổng tài sản của công ty là 177.075.830 (NĐ) nhưng đến năm 2001 con số này giảm xuống còn 157.427.252 (NĐ). Trong khi đó các khoản phải thu, hàng tồn kho lại tăng lên. Kết quả này cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 1999 đến năm 2001 không những không được mở rộng mà có phần bị thu hẹp lại. Tuy nhiên việc đánh giá thông qua bảng cân đối kế toán chỉ mang tính tổng hợp, chưa đánh giá được thực chất của vấn đề. Vì vậy chúng ta cần phải xem xét và đánh giá thực trạng của công ty thông qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm và phân tích kết quả đó bằng các chỉ
tiêu tài chính đặc trưng.
Qua bảng 6 ta thấy tổng doanh thu đạt được trong năm 2001 tăng so với năm 2000 là 5.059.647 (NĐ) tương ứng với tỷ lệ tăng doanh thu là 2,36%. Kết quả này có
được là do trong năm 2001 công ty đã tăng sản lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ. Chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2001 giảm so với năm 2000 là 1.394.495 (NĐ) tương ứng với tỷ lệ giảm là 5,39%. Đây là một kết quả đáng khích lệ mà công ty cần phát huy hơn nữa nhằm góp phần tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho
công ty trong những năm tới.
Nhưng bên cạnh đó, các khoản về chi phí bán hàng, các khoản giảm trừ lại tăng lên, các khoản giảm trừ ở đây chủ yếu là giảm trừ do hàng bán bị trả lại. Năm 2000 giá trị khoản giảm trừ doanh thu là 356.987 (NĐ) và năm 2001 là 32.850 (NĐ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 9,13%. Các khoản giảm trừ doanh thu do hàng hoá bị trả lại tăng lên cho thấy chất lượng sản phẩm của công ty chưa đáp ứng được yêu cầu của khách
Đối với các khoản chi phí bán hàng năm 2001 tăng lên rất lớn so với năm 2000. Trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy tổng năm 2000 chi phí bán hàng là 34.197.632 (NĐ) nhưng sang tới năm 2001 tăng lên là 40.383.515 (NĐ), tăng 6.185.833 (NĐ) so với năm 2000 tương ứng với tỷ lệ là tăng là 18,09 % .
Chi phí bán hàng và các khoản giảm trừ tăng lên dẫn tới lơi nhuận đạt được trong năm 2001 giảm so với năm 2000. Tổng lợi nhuận đạt được trong năm 2000 là 3.847.233 (NĐ). Sang năm 2001, mặc dù tổng doanh thu tăng lên nhưng lợi nhuận đạt được không những không tăng mà còn bị giảm so với năm 2000. Cụ thể tổng lợi nhuận đạt được trong năm 2001 là 3.686.144 (NĐ) giảm 161.089 (NĐ) so với năm 2000 tương
ứng với tỷ lệ giảm là 4,19%.
Để đánh giá một cách chính xác hơn nữa kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm, chúng ta cần phải tính toán các chỉ tiêu tài chính đặc trưng. So sánh các chỉ tiêu đó giữa các năm và với các chỉ tiêu của ngành.
Thông qua bảng 5 và bảng 6 ta có các kết quả tính toán sau: Tổng tài sản
* Khả năng thanh toán tổng quát = Nợ phải trả
- Khả năng thanh toán tổng quát 2000 = = 1,08 - Khả năng thanh toán tổng quát 2001 = = 1,11
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn * Khả năng thanh toán hiện thời =
Tổng nợ ngắn hạn
- Khả năng thanh toán hiện thời 2000 = = 1,33 - Khả năng thanh toán hiện thời 2001 = = 1,29
TSLĐ - Vốn VTHH * Khả năng thanh toán nhanh =
- Khả năng thanh toán nhanh 2000 = = 0,03 - Khả năng thanh toán nhanh 2001 = = 0,01
Nợ phải trả * Hệ số nợ = x 100% Tổng nguồn vốn - Hệ số nợ 2000 = x 100% = 92% - Hệ số nợ 2001 = x 100% = 90% * Tỷ suất tự tài trợ = 1 - Hệ số nợ - Tỷ suất tự tài trợ 2000 = 1- 0,92 = 0,08 - Tỷ suất tự tài trợ 2001 = 1 - 0,9 = 0,1 Giá trị còn lại TSCĐ và ĐTDH * Tỷ suất đầu tư = x 100%
Tổng tài sản
- Tỷ suất đầu tư 2000 = x 100% = 57% - Tỷ suất đầu tư 2001 = x 100% = 55%
Vốn CSH * Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = x 100% Giá trị TSCĐ - Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ 2000 = x 100% = 13% - Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ 2001 = x 100% = 18% Giá vốn hàng bán * Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân 148.545.968 - Số vòng quay hàng tồn kho 2000 = 23,58
4.
149.042.736
- Số vòng quay hàng tồn kho 2001 = = 16,31
8.
Doanh thu thuần
* Vòng quay khoản phải thu = Số dư bình quân các khoản phải thu
213.735.206
- Vòng quay khoản phải thu 2000 = = 3,89
218.762.273
- Vòng quay khoản phải thu 2001 = = 3,18
DTT * Vòng quay toàn bộ vốn = Vốn SXBP 213.735.206 - Vòng quay toàn bộ vốn 2000 = = 1,22 218.762.273 - Vòng quay toàn bộ vốn 2001 = = 1,33
Lợi nhuận thuần * Doanh lợi doanh thu = x 100%
DTT
- Doanh lợi doanh thu 2000 = x 100% = 1,8% - Doanh lợi doanh thu 2001 = x 100% = 1,68%
Lợi nhuận thuần * Doanh lợi tổng vốn = x 100% Vốn SXBP 3.847.233 - Doanh lợi tổng vốn 2000 = x 100% = 2,2% 3.686.144 - Doanh lợi tổng vốn 2001= x 100% = 2,23%
Lợi nhuận thuần * Doanh lợi vốn chủ sở hữu = x 100%
Vốn CSHBP
3.847.233
- Doanh lợi vốn CSH 2000 = x 100% = 30,75%
3.686.144
- Doanh lợi vốn CSH 2001 = x 100% = 25,54%
Từ kết quả tính toán trên ta có bảng 7: so sánh các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của Công ty Gạch ốp lát Hà Nội năm 2000 - 2001.
Qua số liệu về các chỉ tiêu tài chính đặc trưng ta có một số nhận xét chung về tình hình tài chính và tình hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty như sau:
- Đối với nhóm các chỉ tiêu về khả năng thanh toán ta thấy rằng khả năng thanh toán tổng quát của công ty trong năm 2001 tăng một chút so với năm 2000. Nhưng khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh lại có xu hướng giảm. Nếu xem xét kỹ hoá đơn ta có thể thấy khi TSLĐ tăng lên kịp thời thì các khoản nợ ngắn hạn cũng tăng. Điều này chứng tỏ công ty chủ yếu dùng vốn vay ngắn hạn đề đầu tư cho TSLĐ. Việc sử dụng vốn vaty ngắn hạn để đầu tư cho TSLĐ là rất hợp lý. Tuy nhiên công ty cần phải có kế hoạch cho việc hoàn trả nợ đúng hạn, phải xây dựng được một cơ
cấu vốn hợp lý và cân đối tránh tình trạng mất khả năng thanh toán.
- Đối với các chỉ tiêu phản ánh kết cấu tài chính cho thấy hệ số nợ của công ty còn khá cao, mặc dù có xu hướng giảm vào cuối năm 2001. Điều này chứng tỏ vốn kinh doanh của công ty chủ yếu phụ thuộc vào vốn vay của ngân hàng và các tổ chức tài chính tín dụng. Đây là một hiện tượng không lành mạnh trong kinh doanh, rất dễ dàng đưa đến tình trạng mất khả năng thanh toán, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bị phụ thuộc và không được chủ động trong việc sử dụng các nguồn vốn. Tuy nhiên trong điều kiện vốn ngân sách Nhà nước cấp còn hạn hẹp, vốn tự bổ sung không lớn thì hiện tượng này rất khó tránh khỏi. Nhưng một cơ cấu nguồn vốn như vậy, nếu công ty quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay, thì nó sẽ có tác dụng như một đòn bẩy tài chính, kích thích tăng doanh lợi vốn chủ sở hữ của công ty và ngược lại nếu công ty không quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn trên sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán thậm chí còn dẫn đến phá sản. Vấn đề đặt ra ở đây ngoài việc công ty cần phải tìm được các nguồn vốn vay ổn định, thời hạn dài để giảm bớt những rủi ro Công ty còn phải có những biện pháp nhằm quản lý nguồn vốn vay và sử dụng chúng
sao cho có thể đem lại hiệu quả cao nhất.
- Đối với các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho thấy: duy nhất chỉ có vòng quay toàn bộ vốn năm 2001 lên một chút cho với với năm 2000. Còn lại các chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu và vòng quay VLĐ đều giảm so với năm 2000 vòng quay hàng tồn kho là 23,58 vòng nhưng sang năm 2001 số vòng quay giảm xuống còn 16,31 vòng. Điều này cho thấy trong năm 2001 số hàng tồn kho của công ty tăng lên rất lớn so với năm 2000. Đây là vấn đề mà công ty cần phải xem xét nhằm giảm bớt số lượng vốn bị ứ đọng do hàng hoá chậm tiêu thụ.
Đối với các chỉ tiêu về khả năng sinh lời cho thấy trong năm 2001 hầu hết các chỉ tiêu này đều giảm so với năm 2000. Trong đó giảm mạnh nhất là doanh lợi vốn chủ sở hữu, từ 30,75% năm 2000 xuống còn 25,54% năm 2001. Kết quả này phản ánh trong năm 2001 việc sử dụng vốn của công ty là chưa đem lại hiệu quả.
Để có một cách nhìn toàn diện hơn nữa về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Chúng ta cần phải gắn những kết quả mà công ty đã đạt được với mặt bằng chung của các doanh nghiệp Nhà nước khác hay các doanh nghiệp trong cùng ngành. Thông qua việc so sánh các chỉ tiêu tài chính của công ty với các chỉ tiêu tài chính của
các doanh nghiệp.
Qua số liệu cho thấy: hiệu quả sử dụng vốn của công ty nhìn chung còn nhiều mặt yếu kém.
- Về các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho thấy số vòng quay toàn bộ vốn ở cả 2 năm 2000 và 2001 đều thấp hơn so với chỉ tiêu của các doanh
nghiệp. Nhưng số vòng quay VLĐ trong 2 năm lại cao hơn so với mức bình quân chung. - Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời so với mức bình quân của các doanh nghiệp, các chỉ tiêu về doanh lợi tổng vốn, doanh lợi vốn chủ sở hữu trong 2 năm đều thấp hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí sản xuất còn quá cao, hiệu quả sử dụng các loại tài sản còn quá thấp và hơn nữa công ty chưa tận dụng hết khả năng huy động vốn từ bên ngoài vào hoạt động sản xuất kinh doanh.