Nguồn vốn kinh doanh của Công ty Gạch ốp lát Hà Nội

Một phần của tài liệu Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 39)

Là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty Gốm thuỷ tinh và gốm xây dựng. Khi được thành lập năm 1998 Công ty được Nhà nước đầu tư một nguồn vốn khoảng gần 10 tỷ đồng. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhân thức được răng trong điều kiện mới của nền kinh tế, công ty phải tự chủ động trong việc tìm kiếm nguồn vốn để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới trang thiết bị công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm… Thực tế trong những năm qua, công ty đã không thụ động trông chờ vào nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước cấp mà chủ động và linh hoạt trong việc huy động vốn các nguồn vốn để đáp ứng được yêu cầu về vốn kinh doanh của mình. Bên cạnh việc tận dụng các nguồn vốn huy động có tính chất truyền thống bên trong như bổ sung vốn từ lợi nhuận để lại, huy động vốn từ các quỹ chuyên dùng… Công ty đã mạnh dạn huy động vốn từ bên ngoài như: vay ngắn hạn, dài hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, huy động vốn liên doanh, liên kết… Với các hình thức huy động vốn đa dạng và phong phú Công ty đã tạo lập được một nguồn vốn kinh doanh rất lớn. Tính đến 31/12/2001 tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty là 157.427.252 (NĐ). Tuy nhiên trong thời gian hoạt động, cơ cấu nguồn vốn của công ty luôn có sự thay đổi

giữa các năm. Để thấy rõ được điều này ta xem xét bảng 4:

* Nguồn vốn chủ sở hữu: nguồn vốn này bao gồm vốn ngân sách Nhà nước cấp và vốn tự bổ sung. Nguồn vốn này không ngừng tăng lên qua các năm. Nếu năm 1999 tổng nguồn vốn chủ sở hữu mới chỉ khoảng trê 10 tỷ đồng thì đến năm 2000 con số này lên tới 13.286.989 (NĐ) và năm 2001 tăng lên 15.575.448 (NĐ) và tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn cũng tăng lên một mức đáng kể. Năm 2000 tỷ trọng nguồn vốn kinh doanh với mức tăng của năm 2001 so với năm 2000 là 17,22% tương

ứng với số tuyệt đối tăng là 2.288.459 (NĐ).

- Trong đó: vốn ngân sách Nhà nước cấp tính đến năm 2000 là 10.453.987 NĐ chiếm tỷ lệ 6,05% trong tổng nguồn vốn của công ty. Sang năm 2001 tổng số vốn ngân sách Nhà nước cấp là 11.984.253 NĐ chiếm tỷ trọng 7,61% trong tổng nguồn vốn. Qua bảng phân tích ta thấy số vốn ngân sách Nhà nước năm 2001 tăng lên so với năm 2000

là 14,64% tương ứng với số tuyệt đối tăng là 1.530.260 (NĐ).

- Vốn tự bổ sung: đây là nguồn cung cấp quan trọng cho nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này chủ yếu là lợi nhuận để tái đầu tư chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty nhưng điều đó đã cho thấy công ty đã tận dụng một cách triệt để nguồn khai thác từ nội bộ. Từ số liệu trong bảng 4 cho thấy tỷ trọng nguồn vốn tự bổ sung trong tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty qua các năm lên từ 1,64% năm 2000 lên 2,28% năm 2001 tỷ lệ tăng là 26,76%.

* Nguồn nợ phải trả: nguồn này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số nguồn vốn kinh doanh của công ty. Nguồn nợ phải trả bao gồm có nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và các khoản nợ vay ngắn hạn, dài hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Qua bảng phân tích ta thấy tổng nợ phải trả năm 2000 là 159.483.129 (NĐ) chiếm tỷ trọng 92,31% trong tổng nguồn vốn, năm 2001 là 141.631.325 (NĐ) chiếm tỷ trọng 90,11%. Trong năm 2001 so với năm 2000 tổng nợ phải trả giảm 11,06% tương ứng với STĐ giảm là 17.631.325 (NĐ).

Trong đó: vay nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất năm 2000 tổng nợ dài hạn chiếm 60,18% trong tổng nguồn vốn. Sang năm 2001 công ty không tiến hành vay thêm mà thực

hiện trả bớt một số các khoản nợ dài hạn đến hạn trả làm cho tổng số nợ dài hạn trong năm 2001 giảm xuống còn 80.907.839 (NĐ) chiếm tỷ trọng 51,39% trong

tổng nguồn vốn kinh doanh và giảm so với năm 2000 là 22,18%.

Đối với các khoản nợ ngắn hạn: bao gồm các khoản vay ngắn hạn phải trả cho người bán, thuế và các khoản phải nộp ngân sách, phải trả công nhân viên và các khoản phải trả phải nộp khác. Trong đó vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tính đến cuối năm 2000 tổng nợ ngắn hạn của công ty là 50.739.375 (NĐ) chiếm tỷ trọng 29,16 % trong tổng nguồn vốn. Cuối năm 2001 con số này tăng lên là 55.064.309 (NĐ) chiếm tỷ trọng 34,98%. Ta cũng thấy rằng so với năm 2000 thì năm 2001 không chỉ tổng số nợ ngắn hạn tăng lên mà tỷ trọng của nó cũng tăng lên một lượng đáng kể. Cụ thể là tăng 9,3% tương ứng với một số tuyệt đối tăng là 4.684.934 (NĐ).

Các khoản nợ khác: Đây là các khoản công ty nhận ký cược ký quỹ dài hạn khoản này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty. Tính đến cuối năm 2000 nguồn này chiếm 2,97% trong tổng nguồn vốn đến cuối năm 2001 tỷ trọng của các khoản ký quỹ ký cược của công ty là 3,74% tăng 14,42% so với năm 2000.

Qua phân tích chúng ta thấy rằng quy mô và cơ cấu nguồn vốn của công ty trong năm 2000 và 2001 có sự thay đổi lớn. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên trong khi các khoản nợ phải trả lại giảm xuống. Đây là một biểu hiện tích cực. Với việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu và giảm các khoản nợ sẽ đảm bảo tính tự chủ hơn cho công ty trong việc sử dụng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp cho công ty giảm bớt được chi phí sử dụng vốn cũng như tăng khả năng thanh toán.

Một phần của tài liệu Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)