Trong nghiên cứu này tuổi của bệnh nhân được chia làm 4 nhóm như sau. - Từ 0 đến 16 tuổi: trẻ em
- Từ 17 đến 40 tuổi: người trưởng thành - Từ 40-60: trung niên
- Trên 60 tuổi: người già.
Số liệu về tỷ lệ bệnh nhân ũieo gicd tính và nhóm tuổi thể hiện ở bảng 3.1 Bảng 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân theo giới tính và nhóm tuổi
Nhóm tuổi Tính chung Tỷ lệ % Nam Nữ Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 0->16 43 6,5 20 46,5 23 53,5 17->40 286 40,0 132 46,2 154 53,8 41->60 195 27,5 93 47,7 102 52,3 >60 184 26,0 76 41,3 108 58,7 Tổng 708 100 321 45,3 387 54,7 p p > 0 ,0 5 (p=l,273)
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân lứa tuổi từ 0 đến 16 thấp nhất chiếm 6,5% tổng số bệnh nhân. Nhóm bệnh nhân từ 17 đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (40%) do đặc điểm các bệnh về máu thường được phát
hiện ở người trưởng thành: một số bệnh như suy tuỷ, rối loạn sinh tuỷ, xuất huyết giảm tiểu cầu chiếm tỷ lệ cao thì ít phát hiện thấy ở trẻ em. Bệnh nhân lứa tuổi từ 41 đến 60 và trên 60 xấp xỉ bằng nhau chiếm các tỷ lệ tương ứng là 27,5% và 26%.
Trong từng lứa tuổi tỷ lệ bệnh nhân nữ cao hơn bệnh nhân nam, tuy nhiên sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05 )
Theo một số công trình nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân theo giới tính và tuổi của một số bệnh tại Việt Nam cũng như trên thế giới như sau: [14
+ Bệnh Leukemia: Nam 48,2%; Nữ 51,8%
+ Bệnh suy tuỷ: Lứa tuổi 16-30 chiếm 50%; 31-45: 26%; 46-50: 21% lứa tuổi > 60 rất ít gặp
+ Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu
< 15 (tuổi): 5,4% 16-30 (tuổi): 72% 31-50 (tuổi): 20% > 50 (tuổi): 9,7%
27.5
□ 0->16 ^ 17->40 ũ41->60 Ịl>60