M Ở ĐẦU
3. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài
2.3.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
* Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của giống cỏ VA06.
Thí nghiệm gồm 4 công thức được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 lần nhắc lại; mỗi ô thí nghiệmcó diện tích là 15m2, tổng diện tích thí nghiệm 180 m2(chưa tính dải bảo vệ).
-Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 D ải b ảo v ệ Dải bảo vệ D ải b ảo v ệ I II III 1 2 3 3 1 4 2 4 1 4 3 2 Dải bảo vệ - Công thức thí nghiệm: + Công thức 1 (CT1):100 N + 50 P2O5+ 20 K2O + Công thức 2 (CT2-đ/c): 150 N + 60 P2O5 + 30 K2O + Công thức 3 (CT3):200 N + 70 P2O5+ 40 K2O + Công thức 4 (CT4):250 N + 80 P2O5+ 50 K2O Nền gồm: 7,5 tấn phân chuồng/ha/năm
* Thí nghiệm2: Nghiên cứu ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của giống cỏ VA06.
- Thí nghiệm gồm 4 công thức được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 lần nhắc lại; ô thí nghiệm có diện tích là 15m2,
tổng diện tích thí nghiệm 180 m2chưa tính dải bảo vệ.
-Sơ đồ bố trí thí nghiệm D ải b ảo v ệ Dải bảo vệ D ải b ảo v ệ I II III 1 3 2 2 4 1 3 1 4 4 2 3 Dải bảo vệ - Công thức thí nghiệm
+ Công thức 1 (CT1): 30.000 hom/ha (0,7 m x 0,45 m x 1 hom)
+ Công thức 2 (CT2-đ/c): 40.000 hom/ha (0,7 m x 0,55 m x 1 hom)
+ Công thức 3 (CT3): 50.000 hom/ha (0,7 m x 0,7 m x 1 hom)
+ Công thức 4 (CT4): 60.000 hom/ha (0,7 m x 0,85 m x 1 hom)
* Quy trình trồng trọt được áp dụng trong thí nghiệm:
- Thờivụ trồng:
Giống cỏ VA06 được tiến hành trồng vào tháng 15/2năm 2013.
- Đất đai: Làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống và chia ô theo kích thước đã chọn.
+ Thí nghiệm phân bón: trồng với mật độ 40.000 hom/ha, khoảng cách 0,7 m x 0,55 m x 1 hom (thí nghiệm mật độtrồng theo công thức thí nghiệm)
- Phân bón
+ Lượng phân: 7,5 tấn PC + 150 kg N + 60 kg P2O5 + 30 kg K2O/ha (thí nghiệm phân bón theo công thức thí nghiệm)
+Phương phápbón:
Bón lót: 100% phân chuồng + 100% P2O5.
Bón thúc: Lượng NPK được chia đều cho các lứa và được bón ngay sau khi thu hoạch.
2.3.2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi
* Các chỉ tiêu về sinh trưởng: Mỗi ô theo dõi 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm theo dõi 2 khóm.
- Chiều cao cây:
+ Thời gian theo dõi: Động thái tăng trưởng chiều cao cây được đo 10 ngày 1 lần, lần 1 đo ở thời điểm 20 ngày sau trồng đến khi thu hoạch lứa 1. Chiều cao cây ở các lứa hái đo tại thời điểm thu hoạch.
+ Phương pháp theo dõi:Dùng thước đo từ mặt đất tới lá dài nhất.
- Khả năng đẻ nhánh:
+ Thời gian theo dõi: Như chiều cao cây.
+ Phương pháp theo dõi:Đếm tất cả các nhánh có từ 1 lá thậttrở lên.
* Các chỉ tiêu năng suất
- Năng suất vật chất xanh: Cắt sát mặt đất tất cả các khóm/công thức, cân khối lượng và quy ra tấn/ha.
-Năng suất vật chất khô
+Hàm lượng chất khô (%): Cắt 10 khóm theo dõi, cân khối lượng tươi sau đó đem sấy khô đến khối lượng không đổivà tính theo công thức
Khối lượng khô của 10 khóm x 100
Hàm lượng chất khô(%) =
Khối lượng tươi của 10 khóm
+ Năng suấtvậtchất khô (tấn/ha):Năng suất vật chất xanh x tỷ lệ chất khô.
+ Sản lượng cỏ (tấn/ ha/ năm) =NS lứa 1 + NS lứa 2 +…+ NS lứa n.
* Các chỉ tiêu vềchất lượng cỏ:
- Phương pháp lấy mẫu: Tiến hành theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4325 (1986) 22. Mẫu được lấy ở lứa cắt thứ 2, thời gian lấy vào buổi sáng, mỗi công thức lấyngẫu nhiên 1kg
-Phương pháp phân tích
Mỗi mẫu đều được phân tích 2 lần, tính số trung bình giữa 2 lần phân tích.
+Hàm lượng protein được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 4328 (2001)20.
+ Hàm lượng khoáng tổng số được tiến hành theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN - 4328) [19].
+ Hàm lượng đường tổng số (%) xác định bằng phương pháp Bertrand.
+ Hàm lượng xơ tổng số được tiến hành theo tiêu chuẩn Việt Nam [21].
Các chỉ tiêu trên được phân tích tại phòng thí nghiệm- Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp miền núi phía Bắc.
2.4. Xử lý số liệu
Số liệu trung bình được tính trên phần mềm Excel.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và chấtlượng của giống cỏ VA06. lượng của giống cỏ VA06.
Trong quá trình sống cây trồng luôn tích lũy cho mình một lượng vật chất. Sự tích lũy vật chất đó là do kết quả của nhiều chức năng sinh lý, sinh hóa trong cây gọi chung là sinh trưởng, phát triển. Các cơ quan của cây có sinh trưởng phát triển tốt thì mới cho năng suất cao, phẩm chất tốt. Quá trình đó phụ thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác.
Cây cỏ từ trồng đến thu hoạch có thể trải qua các thời kỳ sinh trưởng, phát triển: mọc mầm, ra rễ, sinh trưởng thânlá, phân cành . Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển này chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố ngoại cảnh và có mối liên quan chặt chẽ tới các yếu tố tạo thành năng suất.
Cây cỏ VA06 có các thời kỳ quan trọng quyết định đến năng suất:động thái đẻ nhánh, động thái tăng trưởng chiều cao cây, khả năng tái sinh.Các giai đoạn này có mối liên hệ mật thiết với nhau, vừa thúc đẩy và khống chế lẫn nhau. Do đó khi nghiên cứu quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cỏ giúp cho ta nắm được quá trình sinh lý, sinh hóa diễn ra trong cây, để có các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp nhằm đạt năng suất và phẩm chất tốt, đáp ứng mục đích sử dụng của con người.
3.1.1. Ảnh hưởng mật độ đến khả năng sinh trưởng của giống cỏ VA06
3.1.1.1.Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều cao cây của giống cỏ VA06
Chiều cao cây là chỉ tiêu hình thái quan trọng, phản ánh bản chất của giống, điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng, thời vụ..), mật độ trồng, ảnh hưởng trực tiếp tới chiều cao cây. Trong thực tiễn sản xuất sự
đồng đều về chiều cao cây là một yêu cầu quan trọng đối với giống, nó giúp cho quần thể cây quang hợp được đồng đều và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thu hoạch.
Do thời gian nghiên cứu ngắn, cỏ VA06 là giống cỏ sinh trưởng phát triển dài ngày, có khả năng lưu gốc lâu năm. Do vậy tôi nghiên cứu động thái về chiều cao cây chỉ trong lứa thứ nhất trong quá trình nghiên cứu
Qua theo dõi về động thái tăng trưởng chiều cao của giống cỏ VA06 của được thể hiện qua bảng 3.1
* Động thái tăng trưởng chiều caocây:
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống cỏ VA06
Đơn vị: cm
Công thức
Chiều cao cây ở thời kỳ … ngày sau mọc
20 30 40 50 60 1 18,35 25,25 29,15 32,20 34,36 2(đ/c) 17,83 24,43 28,65 30,73 36,33 3 17,23 25,56 28,66 31,33 38,20 4 18,90 24,23 29,50 36,20 43,53 P <0,05 <0,05 >0,05 <0,05 <0,05 LSD.05 1,17 1,50 1,48 1,33 0,64 CV(%) 2,6 2,5 2,1 2,2 5,2
Số liệu bảng 3.1 cho thấy chiều cao cây của giống cỏ VA06 tăng khá nhanh, sau mọc 20 ngày đạt từ 17,23 - 18,9 cm. Công thức 4có chiều cao cây là 18,90 cm cao hơn công thức 3 và sai khác không có ý nghĩa thống kê ở
mức độ tin cậy 95%; công thức 1, công thức 3 và công thức đối chứng sai khác không có ý nghĩa thống kêở mức độ tin cậy 95%.
Thời kỳ sau mọc 30ngày có chiều cao cây đạt từ 24,23 - 25,56 cm. Tất cả các công thức có chiều cao cây có sự sai khác không có ý nghĩa thống kêở mức độ tin cậy 95%.
Thời kỳ sau mọc 40 ngày có chiều cao cây đạt từ 28,65 - 29,50 cm. Cũng tương tự như công thức 3, tất cả các công thức có chiều cao cây có sự sai khác không có ý nghĩa thống kêở mức độ tin cậy 95%.
Thời kỳ 50 ngày sau mọc có chiều cao cây đạt từ 30,73 - 36,20 cm. Công thức 4 có chiều cao cao nhất đạt 36,2 cm một cách chắc chắn. Tuy chiều cao cây vẫn có xu hướng tăng nhưng kết quả xử lý thống kê cho giá trị P>0.05 chứng tỏ sự sai khác giữa các công thức là không có ý nghĩa.
Thời kỳ 60 ngày sau mọc có chiều cao cây đạt từ 34,36 - 43,53 cm. Công thức có chiều cao cây cao nhất là 43,53 cm một cách chắc chắn; công thức 3 thấp hơn công thức 4 và cao hơncông thức đối chứng, công thức 1 một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Công thức 1 (30.000 hom/ha) có chiều cao thấp nhất đạt 34,36 cm.
Như vậy quá trình nghiên cứu quá trình sinh trưởng về chiều cao đối với các thời điểm 20, 30, 40, 50 và 60 ngày của lứa thu hoạch đầu tiên. Chúng ta có thể nhận định rằng công thức thứ 4 (60.000 hom/ha) là công thức sinh trưởng về chiều cao nhanh hơn các công thức còn lại. Giai đoạn nghiên cứu lứa 1 vào thời điểm ảnh hưởng bởi thời tiết không thuận lợi và do giai đoạn mới trông trong 2 tháng đầu do vậy, chiều cao chưa ảnh hưởng bởi mật độ một cách rõ ràng.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều cao cây ở thời điểm thu hoạch của giống cỏ VA06
Đơn vị: cm
Công thức
Chiều cao cây ở lứa thu hoạch thứ…(cm)
1 2 3 4 5 6 1 34,36 35,15 35,25 40,75 41,2 41,60 2 36,33 36,26 36,26 41,56 42,73 43,33 3 38,20 39,33 39,33 44,40 45,36 46,30 4 43,53 44,26 44,26 47,30 48,13 48,26 P <0,05 <0,05 >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD.05 0,64 0,38 18,6 0,73 0,55 0,48 CV(%) 5,2 0,4 18,8 2,7 2,5 2,5
Số liệu bảng 3.2 cho thấy chiều cao cây của giống cỏ VA06 ở các công thức khác nhau có chiều cao ở thời điểm thu hoạch khác nhau có ý nghĩa ở mức đột tin cậy 95%. Ở lứa thứ nhất: có chiều cao dao động từ 34,36 cm - 43,53 cm. Trong đó thấp nhất là công thức 1 có chiều cao ở thời điểm thu hoạch là 34,36 cm một cách chắc chắn, ở mức độ tin cậy 95%. Công thức 3 cao hơn công thức 1 và thấp hơn công thức 4 một cách chắc chắn ở mức độ 95%. Công thức 4 có chiều cao khi thu hoạch cao nhất đạt 43,36 cm.
Lứa 2: Cũng tương tự như lứa 1, các công thức có chiều cao sai khác nhau ở mức có ý nghĩa. Chiều cao cây dao động từ 35,15 cm - 44,26 cm. Công thức 4 có chiều cao cây cao nhất đạt 44,26 cm. Công thức 3 cao hơn công thức 1 và thấp hơn công thức 4 một cách chắc chắn ở mức độ 95%. Công thức 1 có chiều cao khi thu hoạch thấp nhất đạt35,15 cm.
Lứa 3: Chiều cao dao động từ 35,25 cm - 44,26 cm. Các công thức có chiều cao sai khác không có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95% và kết quảxử lý thống kê cho giá trị P>0,05 chứng tỏ sự sai khác giữa các công thức là không có ý nghĩa.
Lứa 4: Thời điểm này do thuận lợi về điều kiện thời tiết khí hậu, do đó mà cỏ VA06 gặp điều kiện thuận lợi phát triển nhanh, có chiều cao cây đạt từ 140,75 cm - 47,30 cm. Trong đó công thức4 có chiều cao47,30 cm cao nhất một cách chắc chăn, ở độ tin cậy 95%. Công thức 3 có chiều cao thấp hơn công thức4và cao hơn công thức đối chứng một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.Công thức 1 có chiều cao thấp nhất đạt 40,75 cm.
Lứa 5: Trong giai đoạn này trùng với thời tiết về mùa đông, cỏ VA06 gặp điều kiện không thuận lợi, hạn chế sinh trưởngvềchiều cao.Có chiều cao cây đạt từ41,20 - 48,13 cm. Tất cả các công thức sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95%, trong đó công thức có chiều cây cao nhất là công thức 4, tiếp đến là công thức 3, thấp nhất là công thức thứ 1 đạt 40,75 cm.
Lứa 6: Do thời điểm thu hoạch vào giai đoạn mùa đông có nhiệt độ thấp, có sương muối, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, số giờ nắng/ngày ít, lượng mưa thấp. Do vậy thời gian này cây hạn chế phát triển về chiều cao. Lứa 6 có chiều cao cây đạt từ 41,60 cm - 48,26 cm. Trong đó công thức 4là công thức cao nhất một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95 %. Công thức 3 có chiều cao thấp hơn công thức 4 và cao hơn công thức đối, công thức 1 một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Công thức 1 có chiều cao thấp nhất đạt 41,60 cm.
Như vậy quá trình nghiên cứu chiều cao cây của giống cỏ VA06 tại thời điểm các lứa thu hoạch thì ta thấy lứa thứ 4(60.000 hom/ha) có chiều cao
cây cao nhất đạt 48,26 cm. Như vậy ta có thể khẳng định, tỷ lệ mật độ trồng ảnh hưởng lớn đến chiều cao cây.
3.1.1.2.Ảnh hưởng củamật độ trồng đến khả năng đẻ nhánh của giống cỏ VA06
* Số nhánh tại thời điểm thu hoạch
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số nhánh ở thời điểm thu hoạch của giống cỏ VA06
Đơn vị: nhánh/khóm
Công thức
Số nhánh ở lứa thu hoạch thứ…(nhánh/khóm)
1 2 3 4 5 6 1 8,40 10,60 10,76 11,7 11,53 11,96 2 7,50 9,70 9,86 10,83 11,70 11,73 3 6,86 8,46 8,56 9,33 10,26 10,70 4 6,50 7,66 8,66 9,46 10,40 10,60 P >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD.05 0,87 0,81 1,33 1,09 0,38 0,46 CV(%) 6,0 4,5 7,1 5,3 1,6 1,8
Số liệu bảng 3.3 cho thấy số nhánh của giống cỏ VA06 qua các lứa ở thời điểm thu hoạch.
Lứa 1: Đạt từ 6,50 cm - 8,40 cm nhánh/khóm. Số nhánh ở các công thức sai khác không có ý nghĩa và kết quả xử lý thống kê cho giá trị P>0,05 chứng tỏ sự sai khác giữa các công thức là không có ý nghĩa.
Lứa 2: Đạt từ 7,66 cm - 10,60 nhánh/khóm. Công thức 1 có số nhánh cao nhất một cách chắc chắn, mức độ tin cậy 95%. Công thức 3, công thức 4
có số nhánh ở thời điểm thu hoạch sai khác không có ý nghĩa thống kê và thấp hơn công thức một một cách chắc chắn ở mức độ 95%.
Lứa3: Đạt từ 8,56 - 10,76 nhánh/khóm. Công thức 1 có số nhánh cao nhất một cách chắc chắn, mức độ tin cậy 95%. Công thức 3, công thức 4 và công thức đối chứng sai khác không có ý nghĩa thống kê và thấp hơn công thức một một cách chắc chắn ở mức độ 95%.
Lứa 4: Đạt từ 9,33- 11,7 nhánh/khóm. Công thức 1 có số nhánh/khóm cao hơn công thức 3, công thức 4 một cách chắc chắn và sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Công thức 3, công thức 4, công thức đối chứng sai khác không có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95%.
Qua bảng thống kê ta thấy được lứa 5 và lứa 6 số nhánh/khóm không có chiều hướng tăng lên, hạn chế bởi điều kiện thời tiết trong mùa Đông và cây trong giai đoạn già. Do vậy hạn chế khả năng đẻnhánh cỏ VA06, nếu có đẻ nhánh thì tỷ lệ rất nhỏ.
Lứa 5: Đạt từ 10,26 - 11,70 nhánh/khóm. Công thức 1 có số nhánh/khóm cao hơn công thức 3, công thức 4 một cách chắc chắn và sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Công thức 3, công thức 4 và công thức đối chứng sai khác không có ý nghĩa thống kêở mức độ tin cậy 95%.
Lứa 6: đạt từ 10,60 - 11,96 nhánh/khóm. Công thức 1 có số