M Ở ĐẦU
3. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài
1.3.2. Tình hình nghiên cứu cỏ trong nước
Đứng trước nhu cầu cấp thiết cần phát triển đồng cỏ cho chăn nuôi gia súc. Đảng và Chính phủ đã có rất nhiều cố gắng để phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi đại gia súc cung cấp thực phẩm cho người và đảm bảo thức ăn cho gia súc. Từ 1960 chúng ta đã có chủ trương phát triển đồng cỏ ở những nơi có khả năng phát triển đồng cỏ. Nếu năm 1960 chỉ có 96 ha cỏ trồng thì năm 1961 và 1962 diện tích này đã tăng lên tương ứng là 323và 687 ha, năm 1976 đã có 5000 - 6000 ha. Để phát triển đồng cỏ, năm 1976 Bộ nông nghiệp đã phát hành “Quy phạm, xây dựng dự trữ và quản lý đồng cỏ”. Từ đó đến nay cả nước đã phát triển được hàng chục nghìn hađồng cỏ, cụ thể trong mấy năm trở lại đây như sau: 2003 là 10.897 ha, năm 2004 là 17.292 ha, 2005 là 27.563 ha (Cục chăn nuôi, 2006)) 7, trên cơ sở đó mà hàng trăm giống cỏ đã được nhập và bước đầu nghiên cứu ở nước ta.
Trương Tấn Khanh và cs, (1999) 14đã nghiên cứu tập đoàn cây thức ăn gia súc tại Đắc Lắc. Bùi Thế Hùng đã trồng thử nghiệm một số cây thức ăn gia súc trong các trang trại ở khu vực trung du miền núi phía Bắc, Vũ Thị Kim Thoa, 1999)16Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất của một số giống cỏ sả trên vùng đất xám Bình Dương; Dương Quốc Dũng và CTV nghiên cứu nhân giống hữu tính cỏ Ruzi và phát triển chúng vào sản xuất ở một số tỉnh Trung Du phía Bắc.
Nguyễn Văn Lợi cs, 2004 15 đã nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm thâm canh, xen canh cỏ hoà thảo, họ đậu làm thức ăn xanh cho gia súc tại Thái Nguyên, các tác giả cho biết các giống hoàn toàn thích ứng với
điều kiện trồng thuần; 93 - 138,5 tấn/ha trong điều kiện xen với cây ăn quả; 17,1 - 18,9 tấn/ha trong điều kiện trồng theo băng; 28,5 - 36,9 tấn/ha trong điều kiện trồng theo đường đi.
Viện nghiên cứu kỹ thuật Nông lâm nghiệp vùng núi phía Bắc - Phú Thọ năm 2010 đã xây dựng thành công và đưa ra kết quả về mô hình trồng cây thức ăn chăn nuôi:
* Đối với nhóm cỏ thân thảo:
- Phân bón: Lượng bón gồm 2 tấn NPK chia đều bón thúcsau mỗi lứa cắt.
- Thu hoạch: Thu hoạch 30 - 45 ngày vào mùa (Hè - Thu) và 45 - 60 ngày mùa (Thu -Đông).
Khi thu hoạch cắt cách đất 5-7cm, thu thân lá làm thức ăn xanh cho gia súc hoặc phơi khô dự trữ.
Sau mỗi lứa cắt, rạch hàng hoặc cuốc hốc dọc theo luống trồng bón thúc phân NPK.
Đối với nhóm cỏ thân đứng:
-Phân bón: Lượng bón 2 tấn NPK chia đều bón thúc sau mỗi lứa cắt.
- Thu hoạch: Thu hoạch 30 - 45 ngày vào mùa (Hè - Thu) và 45 - 60 ngày mùa (Thu - Đông). Khi thu hoạch cắt cách đất 5-7cm, thu thân lá làm thức ăn xanh cho gia súc hoặc ủ chua làm thuwca ăn dự trữ.
mỗi lứa cắt, rạch hàng hoặc cuốc hốc dọc theo luống trồng bón thúc phân NPK.
Lê Hoà Bình và cs, 1997 4đã nghiên cứu giống cỏ Lông Para, các tác giả cho biết cỏ Lông Para có năng suất 89 - 98 tấn/ha với lượng chất xanh
thu trong mùa đông 35 - 45 tấn/ha, tương đương 39 - 47% khi trồng trên đất có độ ẩm cao và có nước ngập.
Tại tỉnh Thái Nguyên, Lê Hoà Bình, Hồ Văn Núngvà cs, 20005đã xác định năng suất các giống cỏPaspalum atratum, Setaria spheclata, Brachiaria Decumbens và Brizantha trong vụ Đông (tháng11 - tháng 4 là 41; 37; 29 và 25 tấn/ha, chiếm 30 - 43% với tổng năng suất trong năm tương ứng của các giống cỏ.
Lê Hoà Bình và cs 1987 - 1989 4 cho biết thảm cỏ Voi xen với loại họ đậu trong điều kiện phân bón hạn chế đạt năng suất chất xanh 139 - 142 tấn/ha, tăng 24 - 27 tấn/ha so với đối chứng cỏ Voi thuần.
Lê Hoà Bình. Hoàng Thị Lảng 1982- 19832đã nghiên cứu xác định chu kỳ chăn thả thích hợp của cỏ Ghinê liconi là 35 ngày. Năng suất chăn thả ra đồng cỏ đạt 33 tấn/ha/năm cỏ có tỷ lệ lá là 69,3%. Tỷ lệ sử dụng 52,1%.
Bùi Quang Tuấn, 200518đã nghiên cứu mức bón phân urê đối với cỏ và cỏ Ghinê. Tác giả cho biết với mức bón phân thích hợp cho cỏ Voi là 100 N/ha/lứa, đối với cỏ Ghinê là 50 kg N/ha/lứa. Với mức bón này cỏ voi cho năng suất 45,88 tấn/ha/lứa, hiệu quả đầu tư phân bón đạt 2,21 lần; cỏ Ghinê cho năng suất 27,97 tấn/ha/lứa, hiệu quả đầu tư phân bón đạt 1,79 lần.
Lê Hoà Bình và cs 1983 3 cho thấy: kết quả trồng cỏ Voi ở khoảng cách 80cm trong điều kiện chế độ phân bón cao N.P.K = 250:80:80 kg/ha/năm và chu kỳ thu hoạch bình quân 6 tuần tuổi đạt kết quả tốt. Đầu tư bón phân hữu cơ cao 40tấn/ha năng suất cỏ Voi thu cắt đạt 200 tấn/ha.
Một số tác giả như Nguyễn Thị Mận và cs 16] đã nghiên cứu về thành phần hoá học, tỷ lệ tiêu hoá và giá trị dinh dưỡng của cỏ Voi, Ghinê, Goatemala, Panicum maximum.
Theo tác giả Cao Việt Hà, Nguyễn Thị Thu Hiền [9] đã nghiên cứu về ảnh hưởng của lượng đạm bón tới năng suất cỏ VA06 trên đất xám feralit huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang. Các tác giả đã nghiên cứu được kết quả thực nghiệm bón từ 0 - 400 kg N/ha/lứa cắt cho cỏVA 06 cho thấy, năng suất và hiệu quảkinh tế cao nhất ởmức bón 300 kg N/ha/lứa cắt trên nền 20 tấn phân chuồng, 480 kg kg P2O5/ ha/năm và 45 kg K2O/ha/lứa cắt. Với công thức bón phân này, ta có thể thu được 420 tấn cỏ tươi (tương đương 54 tấn cỏ khô)/ha/năm.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành đối với giống cỏ VA06.
* Giới thiệu về cỏ VA06
- Xuất xứ
Cỏ VA06 (Pennisetum clandestanum) là giống cỏ được lai tạo giữa cỏ Voi và cỏ Đuôi sói của Châu Mỹ. Đây là giống cỏ được đánh giá là “vua của các loại cỏ” bởi những đặc điểm nổi trội về giá trị giống cũng như đặc tính sinh trưởng của nó.
- Đặc điểm sinh vật học
Thuộc dạng thân thảo, dạng như cây mía (còn gọi là cỏ mía), mọc thẳng, phiến lá rộng, mềm, rễ chùm, phiến là dài 60-80 cm lá xếp đứng, màu xanh non. Thân cao từ 1,3 - 1,8m, thu 5 - 6 lứa/năm, đường kính tối đa thân đạt 2-3 cm, viền lá thô, mặt lá trơn nhẵn hoặc có lông tơ phủ, gân nổi rõ, bẹ lá tròn không có lông. Hoa tự hình bông, màu vàng nâu, chiều dài 20-30 cm.
-Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Tính thíchứng rộng, sức chống chịu mạnh, cỏ VA06 có thể trồng được ở hầu hết các loại đất, kể cả đất cát sỏi, đất mặn kiềm nhẹ, chịu được độ pH = 4,5. Trên đất khô hạn, đất đọng nước, đất dốc, đất bằng, bờ ruộng, ven đê, ven hồ... đều có thể sử dụng để trồng loại cỏ này. Giống cỏ VA06 yêu cầu điều
kiện môi trường như sau:
- Số ngày nắng trong 1 năm: > 100 ngày -Độ cao so với mực nước biển: < 1500 m - Nhiệt độ bình quân năm: > 150C
-Lượng mưa: > 800mm/năm
- Số ngày không sương muối/năm: > 300 ngày.
Do phổ thích nghi rộng, sức chống chịu tốt, nên tỷ lệ sống sau khi trồng
của cỏ rất cao ngay cả trên vùng đất thấp, ẩm ướt và rét tỷ lệ sống của cỏ vẫn đạt > 98%.
Tốc độ sinh trưởng mạnh, sức sinh sản nhanh. Ở vùng nhiệt đới, cỏ
VA06 có thể sinh trưởng quanh năm, chiều cao thân bình quân 4 - 5 m, cao nhất đạt 6m, đường kính thân 2- 3 cm, lớn nhất là 4 cm. Cỏ đẻ rất khoẻ, một
cây có thể đẻ 20- 35 nhánh/năm, mức cao nhất là 60 nhánh/năm, 1 ha có thể
có 5,25 triệu nhánh, hệ số nhân > 500 lần. Nếu trồng 1ha vào vụ xuân, sau 8
tháng có thể đủ giống trồng > 300ha cho năm sau, nếu đủ phân, đủ nước thì
năm thứ 2 có thể đủ giống để trồng > 800ha.
Kỹ thuật trồng đơn giản, năng suất rất cao. Dùng cách tách chồi hoặc
cắt mắt để trồng thì chỉ sau 40 ngày là có thể cắt được lứa đầu. Ở các vùng nhiệt đới và một số vùng á nhiệt đới, có thể thu hoạch cỏ quanh năm, năng
suất đạt > 652 tấn/ha/năm, đứng đầu bảng so với năng suất của mọi loại cỏ
hoà thảo khác, gấp 20 - 30 lần năng suất của các loại cỏ họ đậu. Khả năng lưu
gốc và tái sinh của cỏ rất tốt, trồng 1 năm thu hoạch liên tục 6-7 năm, từ năm
thứ 2 đến năm thứ 6 là thời kỳ cỏ cho năng suất cao nhất. Loại cỏ này chủ yếu dùng phương pháp sinh sản vô tính. Do sức chịu rét tốt, nên nói chung khi nhiệt độ > 00C cây có thể qua đông, > 80C cây phát triển thường.
Cỏ VA06 có bộ rễ phát triển cực mạnh dài 3 - 4m, rễ dài nhất 5 m, cỏ
mọc tập trung nên có khả năng chịu hạn, đồng thời chịu được điều kiện tự
nhiên khắc nghiệt như chịu rét, chống đổ, chịu sâu bệnh và là cây chống xói
Cỏ có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều nước, khẩu vị ngon, hệ số tiêu hoá cao, là thức ăn tốt cho các loại gia súc ăn cỏ, gia cầm, và cá trắm cỏ. Trong cỏ có 17 loại axit amin và nhiều loại vitamin. Trong cỏ tươi, hàm lượng protein thô 4,6%, protein tinh 3%, đường 3,02%; Trong cỏ khô, hàm lượng protein thô 18,46%, protein tinh 16,86%, đường tổng số 8,3%, năng suất trung bìnhđạt 400-500 tấn/ha/năm. (Theo Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (VARISME, 2008). Cỏ VA06 vừa có thể làm thức ăn tươi, làm thức ăn ủ chua, thức ăn hong khô hoặc làm bột cỏ khô dùng để nuôi bò thịt, bò sữa, dê, cừu, thỏ,…., mà không cần hoặc về cơ bản không cần cho thêm thức ăn tinh vẫn đảm bảo vật nuôi phát triển bình thường. Hiệu quả về chăn nuôi hơn hẳn các loại cỏ khác, chẳng hạn,cứ 14 kg cỏ tươi thì sản xuất được 1 kg trắm cỏ, 18 kg cỏ tươi thì sản xuất được 1 kg thịt ngỗng. Không những vậy, giống cỏ này có hàm lượng đường cao, giàu dinh dưỡng được các loại vật nuôi như bò, dê, cừu, lợn, lợn rừng, gà tây, cá trắm cỏ rất thích ăn,vật nuôi chóng lớn, khoẻ mạnh.
Bên cạnh đó cỏ VA06 có thể dùng làm nguyên liệu tạo giấy và gỗ ván
nhân tạo. Theo phân tích của các cơ quan chuyên môn thì độ dài xenlullo
4,4mm, rộng 30 µm, hàm lượng xenlullo chiếm 41,2%. Cỏ VA06 là nguyên
liệu sản xuất giấy chất lượng cao với thời gian nấu, độ tẩy trắng, hệ số thu hồi
bột giấy đều cao hơn các loại nguyên liệu khác như cây: tốc sinh dương (hắc dương), cói và các cây hoà thảo khác. Thân cỏ này cũng có thể sản xuất nhiều
mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các loại giấy văn hoá phẩm cao cấp, ván gỗ nhân
tạo chất lượng tốt và có thể dùng để sản xuất nhiều mặt hàng tiêu dùng, các loại hộp đựng thức ăn dùng một lần với giá rẻ mà không gây tổn hại môi trường.
Giống cỏ VA06 chịu rét, chịu hạn, có bộ rễ phát triển cực mạnh, dài tới
80cm. Đường kính thân 2 - 3cm, lớn nhất 4cm, cây chống gió tốt, chống xói
mòn có hiệu quả, đây là một loại cây lý tưởng trồng trên đất có độ dốc cao, kể
cả đất có độ dốc > 250; trồng làm hàng rào xung quanh vườn quả; trồng ven đê, ven hồ để chống sạt lở, trồng ở vùng đất cát và là cây phủ xanh đất trống đồi trọc.
VA06 là loài thực vật C4 có tác dụng quang hợp rất mạnh, có tác dụng
tốt đến việc hấp thụ các khí độc trong không khí. Có thể trồng trên diện tích
lớn ở ven đường, xung quanh vùng khai thác khoáng sản, trong công viên lớn… và xây dựng “rừng cỏ” chống ô nhiễm môi trường, làm đẹp cảnh quan
của các vùng sinh thái.
VA06 còn có thể sử dụng là giá thể để nuôi trồng nấm ăn và nấm dược
liệu, nó có thể nghiền làm bột cỏ để thay nguyên liệu gỗ, mùn cưa, có thể sản
xuất > 30 loại nấm, trong đó có Trúc Tôn là loại nấm ăn cao cấp và nấm Linh Chi để làm thuốc.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Việnkhoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc - Phú Thọ.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 02 năm 2013đến tháng 12 năm 2013.
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của giống cỏ VA06.
- Nghiên cứu ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của giống cỏ VA06.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
* Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của giống cỏ VA06.
Thí nghiệm gồm 4 công thức được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 lần nhắc lại; mỗi ô thí nghiệmcó diện tích là 15m2, tổng diện tích thí nghiệm 180 m2(chưa tính dải bảo vệ).
-Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 D ải b ảo v ệ Dải bảo vệ D ải b ảo v ệ I II III 1 2 3 3 1 4 2 4 1 4 3 2 Dải bảo vệ - Công thức thí nghiệm: + Công thức 1 (CT1):100 N + 50 P2O5+ 20 K2O + Công thức 2 (CT2-đ/c): 150 N + 60 P2O5 + 30 K2O + Công thức 3 (CT3):200 N + 70 P2O5+ 40 K2O + Công thức 4 (CT4):250 N + 80 P2O5+ 50 K2O Nền gồm: 7,5 tấn phân chuồng/ha/năm
* Thí nghiệm2: Nghiên cứu ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của giống cỏ VA06.
- Thí nghiệm gồm 4 công thức được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 lần nhắc lại; ô thí nghiệm có diện tích là 15m2,
tổng diện tích thí nghiệm 180 m2chưa tính dải bảo vệ.
-Sơ đồ bố trí thí nghiệm D ải b ảo v ệ Dải bảo vệ D ải b ảo v ệ I II III 1 3 2 2 4 1 3 1 4 4 2 3 Dải bảo vệ - Công thức thí nghiệm
+ Công thức 1 (CT1): 30.000 hom/ha (0,7 m x 0,45 m x 1 hom)
+ Công thức 2 (CT2-đ/c): 40.000 hom/ha (0,7 m x 0,55 m x 1 hom)
+ Công thức 3 (CT3): 50.000 hom/ha (0,7 m x 0,7 m x 1 hom)
+ Công thức 4 (CT4): 60.000 hom/ha (0,7 m x 0,85 m x 1 hom)
* Quy trình trồng trọt được áp dụng trong thí nghiệm:
- Thờivụ trồng:
Giống cỏ VA06 được tiến hành trồng vào tháng 15/2năm 2013.
- Đất đai: Làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống và chia ô theo kích thước đã chọn.
+ Thí nghiệm phân bón: trồng với mật độ 40.000 hom/ha, khoảng cách 0,7 m x 0,55 m x 1 hom (thí nghiệm mật độtrồng theo công thức thí nghiệm)
- Phân bón
+ Lượng phân: 7,5 tấn PC + 150 kg N + 60 kg P2O5 + 30 kg K2O/ha (thí nghiệm phân bón theo công thức thí nghiệm)
+Phương phápbón:
Bón lót: 100% phân chuồng + 100% P2O5.
Bón thúc: Lượng NPK được chia đều cho các lứa và được bón ngay sau khi thu hoạch.
2.3.2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi
* Các chỉ tiêu về sinh trưởng: Mỗi ô theo dõi 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm theo dõi 2 khóm.
- Chiều cao cây:
+ Thời gian theo dõi: Động thái tăng trưởng chiều cao cây được đo 10 ngày 1 lần, lần 1 đo ở thời điểm 20 ngày sau trồng đến khi thu hoạch lứa 1.