M Ở ĐẦU
3. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài
1.3.1. Tình hình nghiên cứu cỏ trên thế giới
Cùng với sự phát triển của nghề chăn nuôi động vật nhai lại, đòi hỏi người chăn nuôi cũng như nhiều nước trên thế giới phải nhập một số các giống cỏ khác nhau từ các nước khác để đáp ứng nhu cầu cỏ cho loài nhai lại. Cỏ voi có nguồn gốc từ Nam Phi và phân bố rộng ở các nước nhiệt đới trên thế giới. Quê hương lâu đời của cỏ Voi là Uganda nhập vào Mỹ năm 1913, Australia năm 1914, Cu Ba năm 1917, Brazil năm 1920… và các nước khác thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chính sự phát triển đồng cỏ đã làm tăng đáng kể sản phẩm động vật cung cấp cho con người, như ở Úc sản phẩm chăn nuôi chăn thả chiếm tới 50% sản phẩm xuất khẩu, ở Hà Lan tỷ lệ này còn cao hơn (90%).
Theo Điền Văn Hưng, 1974 [13], ở Pháp năm 1942 chỉ có 4 triệu ha trồng cỏ và 15 triệu ha ngũ cốc thì đến năm 1974 đã thay đổi: 12 triệu ha cỏ và 8 triệu ha ngũ cốc.
Ở Liên Xô (cũ) đã tăng diện tích trồng từ 2,1 triệu ha năm 1913 lên 7,3 triệu ha năm 1933 và đến 1961 diện tích lên tới 51,9 triệu ha.
Diện tích cỏ không những được tăng lên mà việc nghiên cứu chọn lọc các giống cỏ có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao đãđược chú trọng, nhiều loại cỏ như cỏ Voi, Ghi nê, Pangola… đã được sử dụng nhiều nước trên thế
giới. Ngoài cỏ nguyên chủng người ta còn lai tạo ra những giống cỏ năng suất và giá trị dinh dưỡng cao. Đây là những thành tựu đáng kể góp phần giải quyết thức ăn cho gia súc cả về số lượng và chất lượng.
Theo ước tính hiện nay trên thế giới, gia súc sử dụng 4,3 tỷ ha đất dùng cho chăn thả và dùng cho sản xuất thức ăn gia súc, diện tích này được đánh giá là lớn hơn 2/3 diện tích sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.
Theo C.H Plazas 28 thì cỏ lai Brachiaria cv, Mulato CIAT 36061 tại Colombia cho sản lượng cao, chất lượng dinh dưỡng tốt, sức đề kháng tốt và có thể sử dụng phân bón với liều lượng cao ở hệ thống đồng cỏ cắt từ 2002 chương trình đồng cỏ nhiệt đới của CIAT và công ty giống cỏ thương phẩm Mesican, Papalotla với sự cộng tác của một vài nhà sản suất ở khu vực đã đánh giá tiềm năng của cỏ lai trong vụ mùa kết hợp với cỏ lai mới với ngô để phục hồi lại đồng cỏ Braquiaria đã suy thoái. Hạt cỏ thương phẩm trộn lẫn với 250kg/ha phân hỗn hợp của hãng Calfos (4% P,37% Ca) được gieo với khoảng cách luống 50cm với mật độ 4,3 kg hạt cỏ/ha. Sau 45 ngày, nẩy mầm của hạt là 80% với mật độ trung bình là 6 cây/m2. Sản lượng vật chất khô thu được sau 95 ngày trồng là 5,3 tấn/ha, trong khi đó những loại khác chỉ đạt 3,6 tấn/ha, tỷ lệ protein thô là 12% và vật chất khô tiêu hoá là 65,1%. Ở trang trại khácở cùng khu vực, ngô cv. Mulato phối hợp với cỏ, năng suất tương đương với ngô, 138 ngày sau trồng là 3,7 tấn VCK/ha và cỏ Brachiaria lai cv, Mulato là 4,2 tấn VCK/ha, tiếp tục cho chăn thả với 39 bò với tỷ lệ 2,6 con/ha (bò chửa và bò tơ) ở 24 và 36 tháng tuổi, khối lượng trung bình là 446,2kg thì cho tăng khối lượng hàng ngày là 1675g/con.
N. De L. Costa và cộng sự 26đã nghiên cứu tại Embrapa - Rondonia Porto Velho, Brazil,ảnh hưởng của bóng cây cao su thiết lập ở 3 x 7 m tới sản lượng vật chất khô và chất lượng của cỏ Brachiaria brizantha cv, Marandu. Thu cắt 14 ngày cắt một lần kể từ ngày 28 sau trồng cho đến khi kết thúc ở 84
ngày tuổi. Các tác giả cho biết, tăng thời gian thu cắt thì sản lượng vật chất khô cao hơn và ngược lại. Khoảng cách cắt tốt nhất là giữa 56 và 84 ngày ở cỏ dưới tán cây,và giữa 42 và 70 ngày cắt không có tán cây.