Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến hiệu quả làm việc của nhân viên tại các doanh nghiệp trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 31)

3.3.1.Thiết kế nghiên cứu định lượng

Mục đích của nghiên cứu định lượng là đo lường mức độ ảnh hưởng của mạng xã hội đến hiệu quả làm việc của nhân viên. Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phân tích nhân tố cần có mẫu ít nhất 200 quan sát (Gorsuch, 1983); còn Hachter (1994) cho rằng kích cỡ mẫu bằng ít nhất 5 lần biến quan sát (Hair & ctg, 1998). Dựa vào số biến quan sát trong nghiên cứu này thì số lượng mẫu cần thiết có thể là 100 trở lên. Những quy tắc kinh nghiệm khác trong xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA là thông thường thì số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Tác giả đã chọn mẫu để thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu định lượng với cỡ mẫu là 225 nhân viên làm việc cho các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM. Ngoài ra, theo Tabachnick & Fidell (1996) để phân tích hồi quy đạt được kết quả tốt nhất, thì kích cỡ mẫu phải thỏa mãn công thức n ≥ 8m + 50. Trong đó:

#∃∀

n là kích cỡ mẫu - m là số biến độc lập của mô hình. Tác giả đã sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để thu thập dữ liệu. Những nhân viên làm việc cho các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM và sẵn sàng tham gia trả lời sẽ được ưu tiên đưa vào mẫu khảo sát.

Tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng để thu thập dữ liệu dựa trên mô hình nghiên cứu và các thang đo sau khi nghiên cứu định tính. Bảng nghiên cứu định lượng yêu cầu nhân viên đánh giá về hiệu quả làm việc của họ và 3 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc này gồm: mức độ sử dụng mạng xã hội, sự gắn kết với tổ chức và hành vi sáng tạo dựa trên thang đo Likert 5 điểm (thay đổi từ 1= Rất không đồng ý, 2 = Không đồng ý, 3 = Trung lập, 4 = Đồng ý và 5 = Rất đồng ý). Thang điểm từ 1 đến 5 thể hiện mức độ đồng ý tăng dần, điểm càng cao thể hiện sự đồng ý cao. Tác giả đã mời 5 cộng tác viên cùng với tác giả thực hiện khảo sát số liệu. Các khảo sát viên được tập huấn để hiểu rõ các câu hỏi nghiên cứu và hướng dẫn nhân viên trả lời. Sau đó, tác giả cùng các cộng tác viên sát sẽ khảo sát những nhân viên làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh để khảo sát. Tác giả và nhóm khảo sát đưa ra hướng dẫn và phát bảng câu hỏi để nhân viên trả lời. Những thang đo khó hiểu hoặc nhân viên hiểu chưa đúng thì tác giả hoặc khảo sát viên phải giải thích để nhân viên hiểu rõ và trả lời đúng hướng.

3.3.2. Xử lý dữ liệu

Dữ liệu thu thập được phân tích và xử lí bằng phần mềm SPSS 20.0. Thang đo các thành phần trong mô hình nghiên cứu gồm mức độ sử dụng mạng xã hội, hành vi sáng tạo, sự gắn kết với tổ chức, hiệu quả làm việc được đánh giá độ tin cậy thang đo bằng kiểm định với hệ số Cronbach’s alpha ≥ 0.6 và hệ số tương quan biến tổng nhỏ < 0.3 (Nunnally & Bernstein, 1994). Để sử dụng EFA kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát (Hair và cộng sự, 2006). Nghiên cứu này thực hiện với khoảng 20 biến đo lường cần tối thiểu là 100 (20 x 5) quan sát là thỏa điều kiện phân tích EFA. Như vậy việc khảo sát 225 nhân viên là số lượng đủ đáp ứng điều kiện để phân tích EFA. Thang đo các thành phần trong mô hình nghiên cứu sau khi đánh giá độ tin cậy đạt yêu cầu sẽ

#%∀

được phân tích nhân tố khám phá EFA để đo lường sự hội tụ và rút gọn biến quan sát trước khi sử dụng mô hình phương trình cấu trúc SEM (Structural Equation Modeling). Phân tích EFA sử dụng kiểm định sự tương quan giữa các biến đo lường bằng Barlett với mức ý nghĩa 5% (Hair & ctg, 2006); kiểm định KMO > 0.5 để kiểm định độ tương quan (Kaiser, 1974). Tiêu chí chọn số lượng nhân tố dựa vào chỉ số Eigenvalues > 1 và mô hình lý thuyết có sẵn (Garson, 2003). Kiểm định sự phù hợp mô hình EFA so với dữ liệu khảo sát với yêu cầu tổng phương sai trích (Cumulative%) ≥ 50% (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Kiểm định giá trị hội tụ để đạt được độ giá trị phân biệt, các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) phải ≥ 0.5, các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) < 0.5 sẽ bị loại (Jun & ctg, 2002). Mô hình phương trình cấu trúc SEM (Structural Equation Modeling) được sử dụng gồm 2 phần: phần thứ nhất là kiểm tra mô hình đo lường (measurement model) có đạt

được độ tương thích với thị trường hay không thông qua phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis), phần thứ hai là kiểm định mô hình lý thuyết cùng với các giả thuyết thống kê. Phân tích nhân tố khẳng định CFA dựa trên các chỉ tiêu đánh giá: Tính đơn hướng (unidimensionality); Giá trị hội tụ (convergent validity); Giá trị phân biệt (discriminant validity); Độ tin cậy tổng hợp (composite reliability); Phương sai trích (variance extracted). Tiêu chí đánh giá CFA và SEM dựa trên các chỉ số như sau:

• Chi-square/df : < 3 (tốt), < 5 (chấp nhận được). • p-value : > 0.05

• CFI : > 0.95 (rất tốt), > 0.9 (tốt), > 0.8 (chấp nhận được). • GFI : > 0.95.

• RMSEA : < 0.05 (tốt); 0.05 - 0.1 (bình thường), > 0.1 (xấu). (Hair và cộng sự, 2010).

3.4. Mô hình nghiên cứu và các thang đo

Sau khi thực hiện nghiên cứu định tính những người tham gia thảo luận nhóm đã thống nhất sử dụng mô hình nghiên cứu đề xuất mà không cần hiệu chỉnh

#&∀

các khái niệm và mối quan hệ giữa chúng. Do đó mô hình nghiên cứu để phục vụ cho nghiên cứu định lượng như sau:

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức

Các thành phần của mô hình nghiên cứu trên sẽ được thiết kế thang đo để thực hiện thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu định lượng.

Thang đo mức độ sử dụng mạng xã hội

Một thang đo đa chiều đã được phát triển bởi Elison và các đồng nghiệp (2007) đã được xử dụng để kiểm tra mức độ sự dụng trang mạng xã hội tại nơi làm việc sau khi thay thế từ “Facebook” bằng từ “mạng xã hội”. Thang đo mức độ sử dụng mạng xã hội bao gồm 6 biến quan sát dùng để đo lường mức độ sử dụng mạng xã hội của nhân viên tại nơi làm việc.

Bảng 3.1: Thang đo về mức độ sử dụng mạng xã hội Kí hiệu Các biến quan sát

MXH1 Truy cập vào các trang mạng xã hội là một hoạt động thường ngày của Anh/chị tại nơi làm việc.

MXH2 Anh/chị tự hào khi cho mọi người biết rằng Anh/chị đang trực tuyến trên các trang mạng xã hội tại nơi làm việc.

MXH3 Truy cập vào các trang mạng xã hội đã trở thành một thói quen hàng

Hiệu quả làm việc Mức độ sử dụng mạng xã hội H3 Sự gắn kết với tổ chức Hành vi sáng tạo H4 H5 H2 H1

#∋∀

ngày của anh/chị tại nơi làm việc.

MXH4 Anh/chị cảm thấy bị mất liên lạc (với bạn bè, người thân, đồng

nghiệp) khi không đăng nhập vào tài khoản mạng xã hội của mình dù chỉ một thời gian ngắn tại nơi làm việc.

MXH5 Anh/chị cảm thấy mình là một phần trong cộng đồng mạng xã hội tại nơi làm việc.

MXH6 Anh/chị sẽ rất chán nếu không thể truy cập vào các trang mạng xã hội tại nơi làm việc.

Thang đo sự gắn kết tổ chức

Sự gắn kết với tổ chức được đo lường bằng cách sử dụng 5 biến quan sát của thang đo sự cam kết về tình cảm (Affective Commintment) dựa trên thang đo của Mowday, Porter, và Steers(1982).

Bảng 3.2: Thang đo về sự gắn kết với tổ chức

Kí hiệu Các biến quan sát

GKTC1 Anh/Chị muốn ở lại làm việc cùng công ty/tổ chức đến cuối đời. GKTC2 Anh/chị cảm nhận rõ ràng là anh/chị thuộc về công ty/tổ chức này. GKTC3 Anh/chị coi công ty công ty/tổ chức như ngôi nhà thứ hai của mình. GKTC4 Cho dù có công việc tốt hơn ở nơi khác thì anh/chị cảm thấy việc rời

khỏi công ty/tổ chức là không nên.

GKTC5 Anh/chị cảm thấy có lỗi nếu anh/chị rời công ty/tổ chứcvào lúc này.

Thang đo hiệu quả làm việc

Hiệu quả làm việc thường được đo bằng cách sử dụng đo lường chủ quan (định tính) như tự báo cáo và xếp hạng giám sát. Ví dụ, trong nghiên cứu phân tích tổng hợp của mình, Mabe và West (1982) cho rằng việc đo lường tự báo cáo có thể là một chỉ số hợp lệ về hiệu suất hơn chúng ta thường nghĩ. Một thang đo 3 biến quan sát đã được phát triển dựa trong trên thang đo của Rehman (2011) và Rehaman và Waheed(2011) đã được sử dụng để đo lường về hiệu quả làm việc của nhân viên.

#(∀

Bảng 3.3: Thang đo về hiệu quả làm việc

Kí hiệu Các biến quan sát

HQLV1 Anh/chị rất hài lòng với hiệu quả làm việc của mình trong công việc hiện tại.

HQLV2 Hiệu quả làm việc trong công việc hiện tại của anh/chị rất cao. HQLV3 Anh/chị hạnh phúc với hiệu quả làm việc trong công việc hiện tại.

Thang đo hành vi sáng tạo

Một thang đo đa chiều đã được phát triển bởi Kleysen và Street (2001) đã được sử dụng để đo lường hành vi sáng tạo. Thang đo này bao gồm 6 biến quan sát dùng để hỏi thông tin về việc nhân viên thường xuyên có những cơ hội để khám phá, tạo ra và thực hiện những ý tưởng mới tại nơi làm việc như thế nào?

Bảng 3.4: Thang đo về hành vi sáng tạo

Kí hiệu Các biến quan sát

HVST1 Anh/chị thường tìm kiếm những cơ hội để cải tiến qui trình, công nghệ, sản phẩm, dịch vụ hay các mối quan hệ trong công việc hiện tại?

HVST2 Anh/chị thường nhận ra những cơ hội để tạo nên sự khác biệt trong công việc, phòng ban, tổ chức hay với khách hàng?

HVST3 Anh/chị thường đưa ra những ý tưởng hay giải pháp để giải quyết vấn đề?

HVST4 Anh/chị có kinh nghiệm trong việc đưa ra các ý thưởng mới và các giải pháp?

HVST5 Anh/chị thường dự trù các rủi ro để hỗ trợ cho một ý tưởng mới? HVST6 Anh/chị thường kết hợp những ý tưởng mới cho việc cải tiến một quy

trình, công nghệ, sản phẩm hay dịch vụ vào trong hoạt động hàng ngày?

#)∀

Tóm tắt

Trong chương này tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu thực hiện trong đề tài. Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua 2 giai đoạn chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu định tính được sử dụng trong nghiên cứu sơ bộ bằng thảo luận nhóm với 3 người ở cấp bậc quản lý và 4 người ở cấp bậc nhân viên bình thường. Kết quả nghiên cứu định tính đưa ra mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh gồm 3 thành phần ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của nhân viên. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng nghiên cứu định lượng dựa trên dự liệu thu thập với cỡ mẫu là 225 nhân viên. Các thang đo thành phần ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc được dựa trên 17 biến quan sát. Dữ liệu sau khi được thu thập đã được tiến hành mã hoá, nhập dữ liệu vào chương trình phân tích số liệu thống kê SPSS 22.0 để phân tích thông tin và kết quả nghiên cứu. Các phương pháp phân tích thống kê để xử lý dữ liệu gồm đánh giá độ tin cậy, phân tích EFA , phân tích CFA và phân tích SEM.

#∗∀

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương này sẽ trình bày về kết quả nghiên cứu gồm thông tin về mẫu khảo sát, kết quả thống kê mô tả, kết quả đánh giá độ tin cậy của các thang đo, kết quả phân tích nhân tố EFA, kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA. Chương này cũng trình bày kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu và giả thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của nhân viên trong các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM bằng phương pháp SEM.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến hiệu quả làm việc của nhân viên tại các doanh nghiệp trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 31)