Thực trạng nhượng quyền của các công ty đa quốc gia ở Việt Nam

Một phần của tài liệu CÁCH THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA (Trang 40 - 42)

IV. Liên hệ Việt Nam

w.Thực trạng nhượng quyền của các công ty đa quốc gia ở Việt Nam

Theo số liệu của Bộ công thương, từ năm 2007 đến nay, có 105 doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp này đến từ 19 nước, khu vực gồm Mỹ, Singapore, Canada, Hàn Quốc, …kinh doanh trên các lĩnh vực nhà hàng, bán lẻ, cửa hàng tiện ích, dược phẩm,…

Các nước có doanh nghiệp tham gia nhượng quyền nhiều nhất tại Việt Nam gồm: Mỹ, Singapore, Anh, Hàn Quốc,...

Nhà hàng là lĩnh vực được ưa thích nhất

Theo thống kê, lĩnh vực này chiếm gần 40% các doanh nghiệp nhượng quyền tham gia vào Việt Nam. Bao gồm các nhà hàng đồ ăn nhanh, cà phê, hải sản, bánh ngọt, kem,… Các nhãn hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng trên thế giới đã nhanh chân có mặt tại Việt Nam như: McDonald (dự kiến sẽ khai trương cửa hàng đầu tiên vào năm 2014), KFC, Lotteria, Pizza Hurt, Subway, Burger King, …

Bên cạnh đó, nhóm ngành giáo dục đào tạo chiếm 12% với các thương hiệu giáo dục trẻ em, tiếng Anh, toán,… như Kinderland, Cleverlearn, Mathanasium,…

Doanh nghiệp Mỹ tham gia đông nhất

Từ năm 2007 đến nay có 31 doanh nghiệp Mỹ được cấp phép, chiếm 31% với đủ ngành nghề từ nhà hàng, bán hàng, giáo dục, thể dục thẩm mỹ,…

Doanh nghiệp Mỹ đầu tiên đến Việt Nam kinh doanh dịch vụ cho thuê người lái xe và xe tự lái nhãn hiệu Budget vào năm 2007.

Mới nhất là hãng Dairy Queen gia nhập vào lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm từ sữa, đồ uống, thực phẩm.

Singapore đứng thứ 2 trong danh sách

Hiện có 11 doanh nghiệp Singapore tham gia nhượng quyền tại Việt Nam trong lĩnh vực ăn uống, giáo dục trẻ mầm non, bán lẻ sản phẩm Apple,…

Mới đây nhãn hiệu đồ ăn nhanh McDonald’s thông báo đặt chân vào Việt Nam thông qua công ty McD Apmea Franchising của Singapore.

Doanh nghiệp Anh chủ yếu kinh doanh thời trang nữ

Khác với Mỹ, Singapore, các doanh nghiệp Anh tham gia nhượng quyền chủ yếu là bán lẻ quần áo có thương hiệu như Coast, Oasis,…hoặc mỹ phẩm như The Body Shop.

Chỉ có 3 doanh nghiệp Việt nhượng quyền ra nước ngoài

Gồm: Công ty TNHH Vũ Giang với thương hiệu cửa hàng café Bobby Brewers, CTCP SX-TM-DV Phở hai mươi bốn với thương hiệu Phở 24 và Doanh nghiệp tư nhân Đức Triều với giày dép thương hiệu T&T

Tuy nhiên từ 2007 đến nay, không có thêm doanh nghiệp Việt nào tiếp tục “mang chuông đi đánh xứ người”

Một phần của tài liệu CÁCH THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA (Trang 40 - 42)