IV. Liên hệ Việt Nam
a. Tiềm năng phát triển nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
Nhượng quyền thương hiệu đang được các Công ty quốc tế đẩy mạnh xâm nhập vào Việt Nam như một kênh xuất khẩu hiệu quả. Theo sự phân tích của các chuyên gia kinh tế, thị trường Việt Nam có đầy đủ những điều kiện cần thiết để thu hút và phát triển mô hình Nhượng quyền thương hiệu. Việt Nam đã xây dựng luật đầu tư nước ngoài, luật Sở hữu trí tuệ và Luật thương mại (2005) giúp thiết lập một cung pháp lý rõ ràng cho hoạt động nhượng quyền thương hiệu của các Công ty nước ngoài ở Việt Nam và có hiệu quả hơn cho việc quản lý các hoạt động nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam.
Mặt khác, nền kinh tế Việt Nam vẫn trong giai đoạn tăng trưởng cao và ổn định, nền chính trị ổn định, V, có mức thu nhập đầu người đang gia tăng nhanh chóng, xuất hiện tầng lớp tiêu thị trẻ có thu nhập khá và cao; ngoài ra cộng đồng người nước ngoài đang
sinh sống và làm việc ở Việt Nam tương đối lớn, điều này chứng tỏ sức mua lớn của thị trường Việt Nam.
Ở Việt Nam, các trung tâm mua sắm, đô thị, khu thương mại dịch vụ,,…còn phân bố rải rác, điều này thích hợp để các thương hiệu mạnh phát triển chuỗi – hệ thống nhà hàng. Hơn nữa, tâm lý kinh doanh thích làm chủ của người Việt Nam trong điều kiện vốn và kinh nghiệm còn giới hạn thì Nhượng quyền thương hiệu để phát triển kinh doanh là phương pháp rất thích hợp.
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Quốc Tế (WTO), mở ra nhiều cơ hội cho các nhà kinh doanh cả trong và ngoài nước. Trong bối cảnh như vậy, rõ ràng việc quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh nào đảm bảo cho nhà đầu tư có được hiệu quả tốt nhất về sử dụng vốn, phát triển nhanh thị trường, mở rộng nhanh thị phần và kiểm soát được hệ thống nhằm tạo tiếng nói đối với thị trường này là điều rất được quan tâm. Thống kê 90% doanh nghiệp kinh doanh theo phương pháp Nhượng quyền thương hiệu trên 110 quốc gia đều làm ăn có lãi càng minh chứng cho hiệu quả của mô hình đầu tư này. Khi Việt Nam thực hiện cam kết “mở rộng cửa” cho 100% vốn nước ngoài trong các lĩnh vực dịch vụ thì nhiều tập đoàn quốc tế sẽ lựa chọn mô hình nhượng quyền thương hiệu là công cụ xâm nhập thị trường xuất khẩu hiệu quả nhất vào Việt Nam.
Về tương lai của hoạt động này tại Việt Nam, Hiệp hội Nhượng quyền quốc tế (IFA) cho biết, Việt Nam sẽ là thị trường phát triển nhanh nhất Châu Á về mô hình Nhượng quyền thương hiệu và các nghành tiềm năng sẽ phát triển mạnh Nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam trong tương lai là dịch vụ ẩm thực, dịch vụ đào tạo, các mô hình kinh doanh phục vụ trẻ em và hàng bán lẻ.