Hướng dẫn về nhà:

Một phần của tài liệu Tài liệu SKKN-hong (Trang 43 - 46)

- Rèn kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử bằng các PP đã học. - Làm các bài tập: Phân tích đa thức thành nhân tử:

a. x2- 3x + 2 e. 4x4 + y4 b. x2 + x – 6 f. 4x4 – 324 c. x2 + 5x + 6 g. x5 + x4 + 1 ; d. x2 – 4x + 3 h. x5 + x + 1 3. Kết quả thực nghiệm: 43

3.1. Bài kiểm tra khảo sát cuối giờ thực nghiệm. ( Thời gian làm bài: 60 phút) ( Thời gian làm bài: 60 phút)

Bài tập 1: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử: a. x4 + 2x3 + x2

b. 5x2 – 10xy + 5y2 – 20z2

c. x2 + 5x + 6 d. 4x4 + 1

Bài tập 2: Chứng minh rằng n3 – n chia hết cho 6 với mọi số nguyên n.

Bài tập 3: Tìm x, biết: a, x2 – 2x = 0

b, x2– 10x + 11 = 0.

3.2. Kết quả kiểm tra:

STT HỌ VÀ TÊN LỚP ĐIỂM

1 Nguyễn Văn Chung 8C 7,5

2 Lại Thanh Hoa 8C 4,0

3 Nguyễn Thị Thanh Hoa 8C 8,0

4 Nguyễn Thị Lan A 8C 5,25

5 Nguyễn Thị Lan B 8C 6,0

6 Nguyễn Hương Lúa 8C 3,75

7 Nguyễn Thị Hồng Ngọc 8C 4,5

8 Nguyễn Văn Tuấn 8C 7,75

9 Nguyễn Quang Trung 8C 7

10 Dư Thị Ánh Tuyết 8C 6,75

* Kết quả thống kê điểm:

- Điểm từ 5 trở lên: 7 em (Đạt : 70%) - Điểm chưa đạt yêu cầu: 3 em (Đạt: 30%) - Điểm loại Giỏi: 1 em (Đạt 10%).

PHẦN III: KẾT LUẬN.

1. Kết luận:

Phân tích đa thức thành nhân tử là một vấn đề rộng trải suốt chương trình học của học sinh, nó liên quan kết hợp với các phương pháp khác, các dạng toán khác tạo lên sự lôgíc chặt chẽ của toán học. Các phương pháp được nêu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp giúp học sinh hiểu sâu hơn và phát triển có hệ thống các kỹ năng, kỹ xảo phân tích. Qua đó giúp học sinh phát triển trí tuệ, tính chăm chỉ, tính chính xác, năng lực nhận xét, phân tích phán đoán, tổng hợp kiến thức.

Trong năm học qua tôi đã vận dụng sáng kiến trên vào dạy phân tích đa thức thành nhân tử cho học sinh và thấy rằng các em rất hào hứng trong quá trình tìm tòi lời giải hay và hợp lý nhất. Số học sinh nắm vững các phương pháp cơ bản phân tích đa thức thành nhân tử và vận dụng được vào các bài tập là 70%.

Trong khuôn khổ đề tài này, tôi hy vọng giúp các em học sinh tự tin hơn khi làm các bài tập về phân tích đa thức thành nhân tử. Tuy nhiên, trong khi trình bày đề tài của mình không tránh khỏi những khiếm khuyết, mong bạn đọc và đồng nghiệp đóng góp ý kiến bổ sung để đề tài được hoàn chỉnh và đạt hiệu quả cao.

Xin chân thành cảm ơn !

2. Kiến nghị:

Để đề tài trên được áp dụng vào thực tiễn giảng dạy và đem lại hiệu quả cần phải có lượng thời gian nhất định. Tuy nhiên trong phân phối chương trình của bộ môn toán 8 số tiết dành cho vấn đề nghiên cứu chỉ là 5 tiết (4 tiết lý thuyết, 1 tiết luyện tập). Với lượng thời gian trên đề tài khó có thể áp dụng và đem lại hiệu quả mong muốn. Vì vậy Tôi xin có một vài kiến nghị sau:

- Đối với nhà trường: Tạo điều kiện về thời gian, không gian, tổ chức các chuyên đề cấp trường để giáo viên có thể áp dụng đề tài vào thực tiễn giảng dạy.

- Đối với phòng giáo dục:

+ Tổ chức các chuyên đề về vấn đề nghiên cứu (phân tích các đa thức thành nhân tử ) để giáo viên được dự giờ, nghiên cứu trao đổi học hỏi các đồng nghiệp, cùng tìm ra các biện pháp hay.

+ Đưa thêm vào chương trình Tự chọn Toán 8, chuyên đề “phân tích đa thức thành nhân tử”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1- Một số vấn đề đổi mới PPDH ở trường THCS môn Toán – Bộ giáo dục và đào tạo – năm 2008.

2 - Sách GV, SGK Toán THCS - Phan Đức Chính – Tôn Thân – NXBGD. 3 - Nâng cao và phát triển Toán 8 - Vũ Hữu Bình – NXBGD.

4 - Toán nâng cao và các chuyên đề đại số 8 – Vũ Dương Thụy - Nguyễn Ngọc Đạm – NXBGD.

5 - Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Toán – NXBGD. 6 - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì 1997 – 2000 và chu kỳ 2004 – 2007 môn Toán.

7 - Phương pháp dạy học đại cương môn Toán – Bùi Huy Ngọc- Nhà xuất bản ĐHSP.

8 - Giáo trình phương pháp dạy học môn Toán – GS. TSKH. Nguyễn Bá Kim - Nhà xuất bản ĐHSP.

DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

Tổ trưởng

Nguyễn Thị Kim Oanh

Ngô Xá, Ngày 30 tháng 12 năm 2010 Người viết

Đặng Thị Hồng

DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

Một phần của tài liệu Tài liệu SKKN-hong (Trang 43 - 46)