Biện pháp chống giảm phát của chính phủ trong giai đoạn 1999-2000:

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vĩ mô giảm phát và bẫy thanh khoản (Trang 38)

H 2.3: Giải pháp cho bẫy thanh khoản

3.3.Biện pháp chống giảm phát của chính phủ trong giai đoạn 1999-2000:

Trước bối cảnh nền kinh tế giảm sút năm 1999, hàng hoá dư thừa không phải so với khả năng thanh toán của xã hội, mà chính là do chưa có cơ chế kích thích khả năng tiêu dùng, dù là khả năng tối thiểu trong khi nhu cầu tiêu dùng thực sự của dân, của nền kinh tế còn lớn, mặt bằng về cầu có thể nâng cao. Chính vì vậy, tại phiên họp thường kỳ vào tháng 4/1999 tại Hà Nội vừa qua, chính phủ đã nêu phải phát huy nội lực, tăng khả năng đầu tư, kích thích mạnh sản xuất và nâng cao tiêu dùng hợp lý là một giải pháp đúng đắn kịp thời, mang tính chiến lược, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế Việt Nam.

Để thực hiện được việc đó thì kích cầu là một trong nhiều giải pháp hợp lý. Bởi vì mặt lý thuyết, kích cầu là một giải pháp kích thích, khuyến khích tiêu dùng và mục tiêu cuối cùng là làm tăng tổng cầu, tổng cung hàng hoá xuất khẩu để thúc đẩy sản xuất phát triển. Mà tiêu dùng theo nghĩa rộng bao gồm cả tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt, đời sống. Do mối tác động qua lại cùng chiều của tiêu dùng và sản xuất nên kích cầu phải được xây dựng trên nguyên tắc phát huy nội lực, kích thích sản xuất trong nước, từ đó kích thích tiêu dùng. Tuy nhiên không phải là cầu nào cũng kích mà chỉ kích thích những cầu làm cho sản xuất trong nước phát triển, chẳng hạn như cầu hàng tiêu dùng nhập khẩu thì không thể kích được. Đồng thời phải lựa chọn các ngành, sản phẩm để kích, các ngành hoặc sản phẩm không có tính cạnh tranh, ế thừa, kém hiệu quả thì không nên, hoặc công nghiệp dịch vụ đã có mức tăng trưởng cao hơn nhiều so với nông nghiệp nay lại được kích thích mạnh trong khi nông nghiệp không được kích đủ liều lượng để hấp thụ hết sản phẩm của công nghiệp - dịch vụ thì sẽ dẫn đến tình trạng cung lớn hơn cầu và lại đẩy nền kinh tế rơi vào một vòng luẩn quẩn. Thực tế, trong năm 1999-2000, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp sau để kích cầu nền kinh tế:

Ngày 1/2/1999 Chính phủ đã chỉ đạo các Ngân hàng thực hiện hỗ trợ lãi suất cho đối với các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn giá rẻ, đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Để thực hiện kích cầu đầu tư, trong thời gian qua chính phủ đã thực hiện một số biện pháp như tăng bội chi ngân sách, dành một khoản tiền để trợ giúp hơn 1000 xã nghèo nhất ở vùng cao, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội, thanh toán khoản nợ khối lượng xây dựng cơ bản đã thực hiện vượt mức kế hoạch năm 1996 - 1997. Mở rộng diện cho vay đối với các thành phần kinh tế trong những lĩnh vực ưu tiên: trồng cây công nghiệp, chế biến nông lâm thuỷ sản xuất khẩu với lãi suất hợp lý và lấy công trình làm điều kiện thế chấp

Để giải quyết tình trạng hàng tồn kho và giảm giá Chính phủ đã giảm thuế cho các hàng hoá và dịch vụ. Nghị định 78/NĐ-CP ngày 20/08/1999 sửa đổi bổ sung giảm 50% mức thuế cho 18 nhóm sản phẩm hàng hoá, bổ sung đối tượng và qui định tỷ lệ khấu trừ đầu vào cho một số hàng hoá, dịch vụ mua hoặc khai thác không có hoá đơn. Giải quyết hàng tồn kho tại thời điểm 31/12/1998, qui định thời gian nộp thuế giá trị gia tăng, thay tiền kiểm bằng hậu kiểm thuế GTGT đối với hàng hoá xuất nhập khẩu.

Quyết định về giờ làm việc 40 giờ/tuần và chủ trương kê khai nhà cửa, đất đai theo quyết định số 188/1999/QĐ-Ttg ngày 17/9/2009 của Chính phủ cũng có tác dụng tới kích cầu bởi sẽ tạo điều kiện cho người dân mua sắm nhiều hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có những giấy tờ hợp pháp về chủ quyền về nhà đất để họ có thể vay tiền ở các tổ chức tín dụng để sản xuất kinh doanh và mua sắm.

Tóm lại, trong năm 1999, có thể nói các giải pháp của Chính phủ đã bao quát được toàn bộ các vấn đề đang nổi cộm, bức thiết của nền kinh tế và đã đạt được một số kết quả. Tuy nhiên sự hoàn thiện của hệ thống chính sách lại được gắn với các mục tiêu cụ thể, các chính sách có độ trễ, nên trong năm 2001, tốc

độ tăng chỉ số giá chỉ đạt 0,8%, có cải thiện so với năm 2000 nhưng chưa rõ ràng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vĩ mô giảm phát và bẫy thanh khoản (Trang 38)