Nhật Bản – trong một thập kỷ mất mát (Japan – InA Lost Decade)

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vĩ mô giảm phát và bẫy thanh khoản (Trang 26)

H 2.3: Giải pháp cho bẫy thanh khoản

2.2.2.Nhật Bản – trong một thập kỷ mất mát (Japan – InA Lost Decade)

Decade)

Thập kỷ mất mát hay thập niên bị tước mất (A Lost Decade) là tên gọi thời kỳ trì trệ kinh tế Nhật Bản kéo dài suốt thập niên 1990. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ sự phát triển bong bóng đầu cơ trong những năm 1980, khi các nhà đầu tư rót tiền ồ ạt vào thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán. Giá của các tài sản này vọt lên tới những mức khác thường. Có thời điểm trong năm 1988, diện tích đất ở dưới Cung Hoàng đế (Imperrial Palace) ở trung tâm thủ đô Tokyo trị giá hơn cả toàn bang California (Hoa Kỳ). Còn chỉ số chứng khoán Nikkei vào cuối năm 1989 đã chạm ngưỡng 39.000 điểm, so với con số 8.900 điểm hiện nay.

Đầu năm 1990, nền kinh tế bị tăng trưởng quá nóng và hậu quả dẫn đến bong bóng tài sản vỡ vào những năm 1990-1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản giảm mạnh. Bình quân hàng năm trong suốt thập niên 1990, GDP thực tế của Nhật Bản lẫn GNP bình quân đầu người chỉ tăng 0,5%, thấp hơn so với hầu hết các nước công nghiệp tiên tiến khác. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng nhanh qua từng năm

H2.5: CPI trong thập niên mất mát của Nhật Bản

(Nguồn: Bộ nội vụ và truyền thông)

2.2.3.Nguyên nhân

Chính sách tiền tệ kém hiệu quả

Nhà kinh tế học Hoa Kỳ đoạt giải Nobel năm 2008 là Paul Krugman cho rằng chính bẫy thanh khoản đã làm cho nền kinh tế Nhật Bản trì trệ kéo dài. Bẫy thanh khoản xảy ra khi năng lực sản xuất tương lai thấp hơn năng lực sản xuất hiện tại.

Về chính sách tiền tệ, NHTW Nhật Bản bị phê phán là chậm trễ trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ và áp dụng một chính sách tiền tệ đơn điệu.

H2.6: Mô Hình IS-LM khi NHTW Nhật Bản thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt

Đến năm 1991, NHTW Nhật bắt đầu ứng phó với khủng hoảng bằng cách đưa ra một số chính sách tiền tệ thông thường là cắt giảm lãi suất chiết khấu. Đến khi quyết định giảm lãi suất, thì lại giảm không đủ mức; thậm chí còn vội vàng nâng lãi suất ngay khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi vào cuối năm 1993. Ngoại trừ một lần ngắt quãng vào năm 1994, NHTW Nhật Bản đã tiếp tục hạ lãi suất 8 lần trong khoảng giữa năm 1991 và giữa năm 1995. Sau đó, NHTW chuyến sang lãi suất cơ bản với mức lãi suất mục tiêu là 5%.

Lạm phát giảm dần và các chuyên gia kinh tế kỳ vọng kinh tế sẽ đi lên theo tính chất chu kỳ, vì thế không cần can thiệp mạnh bằng chính sách. Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Nhật tăng mạnh, các ngân hàng triển khai chính sách giãn nợ đối với các khách hàng thiếu khả năng trả nợ. Hy vọng các khách hàng sẽ trả được nợ nếu không bị phá sản, thực hiện chính sách lấy nợ nuôi nợ nên các ngân hàng Nhật tiếp tục cho khách hàng đang nợ vay để không bị phá. Mặt khác, ngân hàng e ngại rằng từ chối cho vay sẽ có thể khiến các nhà đầu tư vào ngân hàng suy diễn rằng tình hình kinh doanh của ngân hàng đang không tốt. Do biết ngân hàng sẽ không dám không cho mình vay tiếp nên nỗ lực cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng giảm đi, và một cách tự nhiên họ càng có nguy cơ phá sản. Do đó, nguồn vốn cho vay đưa vào các khu vực không có hiệu quả, trong khi các khu vực hoạt động khác thì lại không đủ

nguồn để đầu tư mở rộng sản xuất. Nền kinh tế ngày càng trì trệ, nợ xấu càng tăng cao, hệ thống tài chính đi đến yếu kém.

Rơi vào bẩy thanh khoản :

Đến năm 1997, cùng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, nền kinh tế Nhật Bản lại rơi vào suy thoái trầm trọng, NHTW Nhật Bản đã không còn khả năng giảm lãi suất. Chính phủ Nhật đã can thiệp bằng cách bơm tiền cho các tổ chức tài chính, tín dụng nhưng các doanh nghiệp tư nhân vẫn không vững tâm và bắt đầu thắt chặt chi tiêu, giảm đầu tư. Lãi suất chiết khấu từ tháng 9/1995 ở mức thấp chưa từng có là 0,5%, song các doanh nghiệp vẫn không dám đi vay để đầu tư.

Đầu tháng 9/1998, một lần nữa, NHTW Nhật Bản lại phải tuyên bố giảm mức lãi suất này xuống còn 0,25%. Nền kinh tế Nhật Bản bị kẹt trong những trục trặc có tính chu kỳ lẫn cơ cấu và do không thích nghi được những thay đổi cơ chế nhanh chóng, biến động phức tạp của tình hình mới. Năm 1998, NHTW Nhật thực hiện một bước đi khác nữa là giảm lãi suất xuống gần bằng 0% và nền kinh tế chính thức rơi vào trạng thái giảm phát, dẫn đến lãi suất thực tăng lên, đầu tư và tiêu dùng tư nhân bắt đầu giảm mạnh, giảm phát càng nghiêm trọng hơn. Đây chính là bẫy giảm phát mà Nhật Bản mắc phải.

Giảm phát làm cho gánh nặng nợ của doanh nghiệp lớn thêm vì nợ quá hạn gia tăng, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, tiền công thực tế trở nên cao hơn. Do đó, doanh nghiệp càng trở nên dè dặt trong đầu tư tư nhân làm tổng cầu giảm theo dẫn đến bẩy thanh khoản.

Chính sách kích cầu kém

Kể từ năm 1992, Chính phủ Nhật Bản thực hiện chính sách tài khoá, bắt đầu tăng chi tiêu tài chính công để vực dậy nền kinh tế. Tuy nhiên, chính sách này không được thiết kế với mục tiêu tối đa hóa tác động vĩ mô của nó. Giá trị các gói kích cầu nhỏ, không đủ vực dậy nền kinh tế mà chỉ nhằm vào các công trình công cộng và giảm thuế chung, không dành cho chi tiêu vào chính sách an

sinh xã hội và giảm thuế tiêu dùng, do đó lại làm xấu thêm vấn đề nợ của Nhà nước.

Với hy vọng cân bằng ngân sách, năm 1997 chính phủ nước này tăng thuế tiêu dùng từ 3% lên 5% – động thái này lại được xem như là một thảm họa vì góp phần đẩy nền kinh tế Nhật tái rơi vào suy thoái.

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vĩ mô giảm phát và bẫy thanh khoản (Trang 26)