Diễn biến thực trạng giảm phát tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vĩ mô giảm phát và bẫy thanh khoản (Trang 34)

H 2.3: Giải pháp cho bẫy thanh khoản

3.1.Diễn biến thực trạng giảm phát tại Việt Nam

Qua thu thập số liệu, chỉ số giá tiêu dùng CPI trong hai mươi năm trở lại đây (từ 1995 – 2014) như sau:

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Có thể thấy, chỉ số giá tiêu dùng CPI trong hai mươi năm trở lại đây (từ 1995 – 2014) tăng giảm theo từng năm nhìn chung đều dương, thể hiện sự gia tăng trong mức giá của năm sau so với năm trước đó. Trong giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam chủ yếu chịu sự tác động của lạm phát hơn là giảm phát. Riêng giai đoạn 1998 – 2000, chỉ số giá cả CPI liên tục giảm từ 9,2% vào năm 1998 xuống 0,1% vào năm 1999 và chuyển âm nhẹ ở mức -0,6 vào năm 2000. Nền kinh tế trong giai đoạn này chuyển từ lạm phát sang giảm phát trong năm 2000 tuy nhiên không có hiện tượng nền kinh tế vướng bẫy thanh khoản. Do vậy, trong phạm vi báo cáo này, nhóm tập trung phân tích sự biến động giá cả và hiện tượng giảm phát trong giai đoạn 1998 – 2000. Diễn biến tình hình giá cả trong giai đoạn này như sau:

Năm 1999 sự tăng trưởng chậm, trì trệ của các ngành, các lĩnh vực, hoạt động sản xuất bị lâm vào bế tắc do hàng hoá ứ đọng nhiều, sức mua giảm ở cả thành phố lẫn nông thôn. Mức lạm phát đạt chỉ 0,1%, thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Sự sụt giảm này kéo dài đến hết năm 2000, lạm phát trong năm này chuyển âm ở mức -0,6%. Sự sụt giảm về tốc độ tăng trưởng chỉ số giá đã có ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong cùng giai đoạn. Cụ thể

tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 1999 chỉ đạt 4,7%, còn năm 2000 chỉ đạt 6,8%.

Những tháng đầu năm 1999 và 2000, chỉ số giá thường có xu hướng tăng do tết Nguyên Đán, nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư tăng cao. Sau đó, chỉ số giá liên tục giảm, đặc biệt là năm 2000, gây ra hiện tượng giảm phát trong giai đoạn này. Cụ thể:

Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng 1999 2000

Tháng 01 1.70% 0.40% Tháng 02 1.90% 1.60% Tháng 03 -0.70% -1.10% Tháng 04 -0.60% -0.70% Tháng 05 -0.40% -0.60% Tháng 06 -0.30% -0.50% Tháng 07 -0.40% -0.60% Tháng 08 -0.40% 0.10% Tháng 09 -0.60% -0.20% Tháng 10 -1.00% 0.10% Tháng 11 0.40% 0.90% Tháng 12 0.50% 0.10%

Qua phân tích cho thấy, nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2014 chủ yếu chịu tác động của hiện tượng lạm phát, hiện tượng giảm phát chỉ xuất hiện trong năm 2000 và ở mức nhẹ. Việt Nam chưa vướng vào bẫy thanh khoản trong giai đoạn này.

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vĩ mô giảm phát và bẫy thanh khoản (Trang 34)