Tình hình cho vay theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN.PDF (Trang 43)

Bảng 2.7: Tình hình cho vay theo kỳ hạn năm 2008-2012

ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 I. Tổng dư nợ 2.969,37 3.558,42 4.389,05 4.714,76 5.246,99 a. Ngắn hạn 1.126,59 1.189,32 1.446,21 1.746,24 2.380,84 b. Trung, dài hạn 1.842,78 2.369,10 2.942,84 2.968,52 2.866,15

II. Dư nợ xấu 105,90 27,83 99,85 46,84 61,60

a. Ngắn hạn 75,71 2,75 20,23 8,00 29,75

b. Trung, dài hạn 30,20 25,08 79,62 38,84 31,85

III. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (%) 3,57 0,78 2,28 0,99 1,17

(Trích nguồn Báo cáo Dự phòng rủi ro năm 2008-2012) Biểu đồ 2.1: Dư nợ phân theo kỳ hạn năm 2008-2012

Bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, việc kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, tình hình lãi suất vay trong nước thì liên tục tăng

- 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 2008 2009 2010 2011 2012 DƯ NỢ ( TỶ ĐỒNG) NĂM DƯ NỢ PHÂN THEO KỲ HẠN

b. Trung, dài hạn a. Ngắn hạn

34

(thời điểm cao nhất lên đến 22%/năm) khiến cho người dân không còn muốn đi vay nữa, trong khi đó lãi suất tiền gửi cũng tăng theo nên việc tăng trưởng tín dụng mà đảm bảo nợ xấu không vượt qua tỷ lệ cho phép trở nên vô cùng khó khăn. Tuy vậy, nhìn vào số liệu từ năm 2008-2012, có thể thấy Chi nhánh không bị tác động nhiều bởi cuộc khủng hoảng này. Cụ thể: năm 2009 tăng 19,84% so với năm 2008, năm 2010 tăng 23,34% so với năm 2009, năm 2011 tăng 7,42% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 11,29% so với năm 2011.

Có được kết quả này là nhờ vào lãi suất của Chi nhánh vào thời điểm đó mang tính cạnh tranh rất cao với các ngân hàng khác trong địa bàn ( thường chênh lệch 2%-3%/năm so với các ngân hàng TMCP khác như SCB, ACB, Exim…) và tinh thần hỗ trợ hết sức mình của Chi nhánh đối với các doanh nghiệp để cùng vượt qua giai đoạn khó khăn này đã giúp cho các doanh nghiệp đang có quan hệ với Chi nhánh củng cố được mối quan hệ cũng như có thể duy trì được công việc kinh doanh của mình, đồng thời bên cạnh việc duy trì những khách hàng thân thiết Chi nhánh cũng lôi kéo thêm được một số khách hàng từ các ngân hàng khác qua thiết lập mối quan hệ với Chi nhánh.

Bảng 2.8: Tỷ trọng dư nợ theo kỳ hạn năm 2008-2012:

Kỳ hạn Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Ngắn hạn 37,94% 33,42% 32,95% 37,04% 45,38%

Trung, dài hạn 62,06% 66,58% 67,05% 62,96% 54,62%

Trước đây do cơ cấu nợ của Chi nhánh tập trung vào vốn vay trung, dài hạn của các doanh nghiệp lớn (chủ yếu là các khoản vay của các doanh nghiệp Nhà nước đầu tư vào các công trình dài hạn như công ty điện lực đầu tư vào công trình thủy điện đồng nai 3, công ty Cảng Bến Nghé đầu tư vào xây dựng cảng, ….) nên đã bỏ ngỏ thị phần rất lớn các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì vậy, Chi nhánh đã có chủ trương cố gắng thay đổi cơ cấu dư nợ để cân đối các khoản vay trung dài hạn và ngắn hạn, tuy nhiên vì đặc thù các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay chủ yếu để bổ sung vốn lưu động với vòng quay ngắn và số tiền vay không lớn nên tỷ trọng dư nợ vay tuy đã có biến chuyển nhưng rất chậm. Đến năm 2012, ta có thể thấy là dư nợ vay ngắn

35

hạn và dư nợ vay trung dài hạn đã xấp xỉ nhau.

Biểu đồ 2.2: Dư nợ xấu phân theo kỳ hạn năm 2008-2012

Trước năm 2008, thị trường bất động sản rất sôi động và là cơ hội kiếm tiền dễ dàng của các nhà đầu cơ bất động sản, vì vậy trong khoản thời gian này các khoản vay cá nhân chủ yếu tập trung vào mục đích vay mua bất động sản. Tuy nhiên, khi bước vào năm 2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra và kéo theo nhiều hệ lụy trong đó thị trường bất động sản bị đóng băng, tính thanh khoản rất yếu khiến cho các nhà đầu tư không kịp xoay chuyển. Chính vì vậy, nợ xấu năm 2008 tập trung rất nhiều vào các khách hàng cá nhân (71,125 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 93,94% dư nợ xấu ngắn hạn).

Như đã nói ở phần trên do cơ cấu dư nợ vay vẫn nghiêng về các khoản vay dài hạn nên dẫn đến nợ xấu trung dài hạn cũng chiếm tỷ lệ cao hơn, đến năm 2012 thì tỷ lệ tương đối cân bằng. Năm 2010, có sự tăng đột biến dư nợ xấu trung dài hạn, tổng nợ xấu dài hạn là 79,62 tỷ đồng, trong đó nợ xấu của công ty là 69,82 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 86,91%) do năm này Chi nhánh bị vướng vào một khoản vay đầu tư tòa nhà thương mại ở Phú Mỹ Hưng (vay dài hạn để xây dựng tòa nhà, tuy nhiên do không đạt được doanh thu như dự kiến nên công ty mất khả năng thanh khoản tức thời, sau đó Chi nhánh đã phải cơ cấu lại khoản vay

75.710 2.747 20.230 8.0 29.750 30.20 25.083 79.621 38.838 31.850 .0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0 2008 2009 2010 2011 2012 DƯ NỢ (TỶ ĐỒNG) NĂM

DƯ NỢ XẤU THEO KỲ HẠN

a. Ngắn hạn b. Trung, dài hạn

36

này, hiện tại tình hình đã được cải thiện, công ty vẫn thanh toán gốc và lãi đều hàng tháng).

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN.PDF (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)