Hungary là quốc gia Đông Âu đã phải trải qua giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường với những yêu cầu về cải cách kinh tế, trong đó có công tác tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Yêu cầu phải tái cấu trúc hệ thống ngân hàng được đặt ra tại Hungary vào đầu thập niên 90 khi tỷ lệ nợ xấu tại nước này trên mức 30%. Chính vì vậy, việc xử lý nợ xấu ngân hàng là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại quốc gia này. Hàn Quốc và Hungary có cách thức giải quyết nợ xấu riêng nhưng có một điểm trùng hợp là cả 2 quốc gia này đều thành lập một tổ chức chuyên biệt để giải quyết nợ xấu. Tuy nhiên, cách thức xử lý nợ xấu tại 2 nước là không hoàn toàn giống nhau và đạt được những thành công, thất bại khác nhau.
Xử lý thì nợ xấu tại Hungary được chia làm hai nhóm:
- Các khoản nợ lớn và phức tạp được giao cho một cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ngân hàng Phát triển Hungary (HDB) giải quyết.
- Các khoản nợ còn lại do các ngân hàng tự giải quyết theo thỏa thuận với Bộ Tài chính.
Quá trình xử lý nợ xấu tại Hungary bao gồm 3 quá trình nối tiếp nhau: - Làm sạch danh mục vốn đầu tư của các ngân hàng;
19
- Xóa nợ cho các DNNN quan trọng - Tái cấp vốn cho các ngân hàng.
1. Đầu tiên, Hungary thực hiện lành mạnh hóa danh mục vốn đầu tư của các ngân hàng.
- Hungary cho phép các ngân hàng chuyển các khoản nợ xấu hoặc nợ cũ sang trái phiếu kỳ hạn 20 năm. Một cơ quan thu hồi nợ xấu được thành lập vào tháng 12/1992, cơ quan này dùng trái phiếu chính phủ để đổi lấy các khoản nợ xấu được coi là các khoản nợ lớn và quan trọng. Công ty này có quyền bán các khoản nợ xấu hoặc tham gia vào quá trình tái cấu trúc các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ.
- Đối với các khoản nợ xấu còn lại, các ngân hàng tự giải quyết theo hợp đồng với Bộ Tài chính, và hạn chế các khoản cho vay mới. Để khuyến khích các ngân hàng tự xử lý vấn đề nợ xấu, Chính phủ Hungary cấp cho các ngân hàng 2% phí xử lý nợ xấu. Trên thực tế, mức trợ cấp này là quá thấp nên hầu hết các ngân hàng đã tìm cách bán các khoản nợ xấu cho các công ty xử lý nợ xấu tư nhân trên thị trường. Những khoản nợ xấu không thể giải quyết và không thể bán cuối cùng lại chuyển giao cho HDB và trong hầu hết trường hợp, HDB đã phải xóa nợ các khoản nợ xấu này.
Chi phí cho quá trình lành mạnh hóa danh mục đầu tư của các ngân hàng tương đương 3,7% GDP Hungary thời điểm đó. Tuy nhiên, công tác xử lý nợ xấu nêu trên tại Hungary chỉ mang tính chất tạm thời và cũng chỉ có kết quả hạn chế do:
- Việc chuyển các khoản nợ xấu sang trái phiếu không bao gồm các khoản nợ còn nghi ngờ và các khoản nợ dưới chuẩn (tương đương nợ nhóm 3 và nhóm 4 tại Việt Nam);
- Giải pháp trên chưa giải quyết được vấn đề đầu tư kém hiệu quả của các ngân hàng;
- Quá trình xử lý nợ xấu không đi kèm với sự thay đổi trong cách quản lý và hoạt động của ngân hàng
20
- Chính phủ Hungary yêu cầu một công ty kiểm toán tham gia vào quá trình làm sạch danh mục đầu tư của các ngân hàng nhưng công tác kiểm toán thực hiện quá nhanh và sơ sài.
2. Vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Hungary chưa thể được giải quyết do hoạt động ngân hàng không hiệu quả vẫn tiếp diễn. Chính vì vậy, Chính phủ Hungary đã quyết định xử lý nợ xấu trực tiếp từ hai chủ thể chính liên quan đến vấn đề nợ xấu là các DNNN và ngân hàng.
Chính phủ Hungary đã xóa nợ cho các DNNN mà Chính phủ coi là quan trọng. Các khoản nợ xấu này được xóa trên bảng cân đối của ngân hàng; đổi lại ngân hàng sẽ được nhận trái phiếu chính phủ kỳ hạn 20 năm. Chi phí cho công tác xóa nợ này tương đương khoảng 1,6% GDP.
Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu tại Hungary vẫn ở mức cao, xấp xỉ 30% vào năm 1993 do Hungary bắt đầu áp dụng cách phân loại nợ mới theo tiêu chuẩn quốc tế, nên một số khoản nợ xấu mới đã xuất hiện. Trong khi đó, tình trạng tài chính của các doanh nghiệp mắc nợ vẫn tiếp tục bị xấu đi.
3. Do vậy, Hungary quyết định sẽ tái cấp vốn cho các ngân hàng nhằm giúp các ngân hàng đạt được tỷ lệ CAR 8%. Tái cấp vốn được thực hiện dưới hình thức Chính phủ dùng trái phiếu Chính phủ để mua các cổ phiếu mới phát hành của các ngân hàng nằm trong chương trình tái cấp vốn. Kết quả là sở hữu Nhà nước trong ngân hàng tăng tạm thời.
Sau đó, Hungary gia hạn cho các khoản vay phụ cho các ngân hàng nhằm không làm gia tăng sở hữu Nhà nước trong hệ thống ngân hàng.
Tiếp theo, các ngân hàng phải tự giải quyết nợ xấu. Hầu hết các ngân hàng đều được yêu cầu thành lập một bộ phận riêng để giải quyết nợ xấu (ngay trong chính ngân hàng hoặc một bộ phận độc lập). Việc này sẽ giúp tách bạch được hoạt động xử lý nợ xấu với các hoạt động bình thường của ngân hàng và giúp phân loại được ngân hàng tốt và xấu cho quá trình tư nhân hóa.
21
Các ngân hàng được tái cấp vốn được yêu cầu phải nộp một kế hoạch củng cố hoạt động cụ thể nhằm lành mạnh hóa hoạt động (bao gồm hợp lý hóa công tác quản lý, cải cách kiểm soát nội bộ và hiện đại hóa hoạt động ngân hàng). Việc triển khai thực hiện đề xuất tiến hành theo một bản thỏa thuận ký kết giữa ngân hàng và Bộ Tài chính.
Bằng cách xử lý các khoản nợ xấu lớn thông qua một cơ quan chuyên biệt và HDB, các khoản nợ xấu còn lại do ngân hàng tự giải quyết; kết hợp cùng công tác giải quyết nợ xấu trực tiếp từ phía các DNNN và tái cấp vốn cho ngân hàng, Hungary đã thành công trong công tác xử lý nợ xấu. Nợ xấu tại Hungary đã giảm từ gần 30% vào năm 1993 xuống khoảng 5% vào năm 1997 với chi phí xử lý nợ xấu của Hungary khoảng 13% GDP.
Tóm lại, bằng cách kết hợp nhiều giải pháp, công tác xử lý nợ xấu của Hungary tỏ ra khá hiệu quả. Điều này có được là nhờ công tác xử lý nợ xấu của Hungary được điều chỉnh kịp thời khi các biện pháp giải quyết nợ xấu ban đầu tỏ ra không hiệu quả. Hơn thế nữa, các biện pháp Hungary sử dụng đã xử lý được triệt để hơn gốc rễ phát sinh nợ xấu.