Đặc trưng của hoạt động ngân hàng là công việc có sự liên quan đến nhiều cơ quan chức năng khác. Do đó cần phải có sư phối hợp giữa Ngân hàng và chính quyền các ngành, các cấp địa phương. Đây chính là một biện pháp giúp Ngân hàng hoàn tất các
79
thủ tục cho khách hàng nhanh hơn cũng như tìm hiểu, khai thác thông tin về khách hàng chính xác hơn.
Ngoài ra, để tránh gây thêm thiệt hại cho Ngân hàng cũng như khách hàng, cần phải có sư phối hợp của các cơ quan pháp luật như: công an, tòa án, viện kiểm soát… để giải quyết một cách hiệu quả trong việc ngân hàng xử lý phát mại tài sản thế chấp, đây cũng là một vấn đề mà Ngân hàng đang gặp rất nhiều khó khăn. khi đưa ra tòa án chỉ một vụ việc bình thường không có gì phức tạp, mâu thuẫn, nhưng thủ tục, quy trình xử lý rất phức tạp, rườm rà. Điều này sẽ làm cho nợ xấu ngày càng trầm trọng. Đáng lẽ với những khoản vay có giấy tờ đầy đủ rồi sẽ phải xử lý nhanh trong vòng vài tháng nhưng chúng ta phải luôn mất vài năm mới xong. Bởi vậy, để đẩy nhanh được, ngoài việc NH chủ động xử lý, các cơ quan pháp luật từ tòa án, Công an, cơ quan đăng ký nhà đất, cơ quan công chứng… cũng phải có sự hỗ trợ tối đa.
Miễn các loại thuế (thuế GTGT, thuế Thu nhập doanh nghiệp…) cho các hoạt động mua bán nợ nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường mua bán nợ. Việc miễn các loại thuế về hoạt động mua bán nợ sẽ làm giảm tổn thất về nợ xấu, thúc đẩy các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào thị trường mua bán nợ. Đồng thời, thực hiện giải pháp này sẽ không làm tốn kém ngân sách nhà nước.
Nhà nước cần miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho nghiệp vụ phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Hiệp hội các Nhà đầu tư tài chính cho rằng, điều này giúp giảm lãi suất huy động, và giúp hệ thống ngân hàng thương mại có điều kiện huy động vốn dài hạn, thay vì ngắn hạn, đồng thời thúc đẩy tiến trình chứng khoán hóa các khoản nợ.
Nhà nước nên cơ cấu lại phân bổ ngân sách cho năm 2013 theo hướng tăng chi ngân sách cho lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng. Không nên đặt mục tiêu tăng thâm hụt ngân sách mà phải là tăng chi ngân sách cho lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng trên cơ sở giảm chi ở các ngành lĩnh vực chưa cấp thiết.
Tổng nợ xấu được đảm bảo bằng bất động sản khá cao cộng với bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng kéo dài, giá bất động sản giảm mạnh gây khó khăn cho NH
80
trong việc xử lý tài sản bảo đảm và thu nợ. Vì vậy chính phủ cần có giải pháp "phá băng" thị trường bất động sản, giảm bớt áp lực cho cả cho DN và NH.
Bên cạnh thị trường bất động sản đóng băng thì thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, nên công tác thu hồi nợ của các ngân hàng từ việc xử lý tài sản bảo đảm chưa hiệu quả và thường kéo dài hơn dự kiến. Vì vậy, trong tiến trình hoàn thiện pháp luật, các cơ quan nhà nước cần nghiên cứu, sửa đổi tổng thể, đồng bộ các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản pháp luật có liên quan về xử lý tài sản bảo đảm nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của chủ nợ có bảo đảm trong sự hài hòa lợi ích với các chủ thể khác có liên quan, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:
- Nghiên cứu, tiếp cận các vấn đề về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự dưới giác
độ của các nguyên lý về vật quyền bảo đảm. Việc tiếp cận lý thuyết này cho phép bên nhận bảo đảm thực thi ngay các quyền xác lập trên tài sản bảo đảm phát sinh từ thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm đã ký kết, đồng thời giúp bên bảo đảm có khả năng tự mình xử lý khối tài sản bảo đảm và thu hồi lợi ích của mình trong thời gian nhanh nhất với thứ tự ưu tiên thanh toán cao nhất trong trường hợp đã đăng ký quyền phát sinh từ việc nhận tài sản bảo đảm (đăng ký vật quyền bảo đảm) tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Rà soát để bãi bỏ những quy định không phù hợp với thực tiễn hoặc hạn chế các chủ thể thiết lập, thực hiện các giao dịch bảo đảm, như một khoản nợ có công chứng giao dịch đảm bảo rồi, đăng ký đầy đủ thủ tục pháp lý và NH là người luôn giữ giấy tờ sở hữu chính, thế nhưng khi cần phải xử lý, thu hồi nợ thì NH gần như không có bất cứ quyền gì, mà hoàn toàn phụ thuộc vào bên chủ tài sản. Nếu họ không hợp tác, NH sẽ khó thu giữ được tài sản, không phát mại được và phải nhờ đến cơ quan pháp luật, quy định “về giá trị của tài sản so với tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm (khoản 1 Điều 324 Bộ luật Dân sự 2005) hay quy định giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận thế chấp giữ trong trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất (khoản 1 Điều 717,
81
khoản 5 Điều 718 Bộ luật Dân sự 2005)...; bãi bỏ các quy định về giao dịch bảo đảm còn mâu thuẫn, chưa thống nhất, ví dụ như cách thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất (Luật Đất đai năm 2003 quy định trong trường hợp không xử lý được theo thoả thuận thì quyền sử dụng đất được bán đấu giá, trong khi đó Bộ luật Dân sự 2005 quy định bên nhận bảo đảm phải khởi kiện tại Toà án); nghiên cứu bổ sung một số quy định nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, ví dụ như: những quy định bảo vệ quyền kiểm soát tài sản thế chấp do bên thế chấp hoặc người thứ ba đầu tư hay bổ sung quy định về xác định tư cách thành viên hộ gia đình, thống nhất tên gọi và nội dung của việc người sử dụng đất dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác của Luật Đất đai 2003 và Bộ luật Dân sự 2005, nghiên cứu bổ sung cơ chế cơ quan thi hành án tham gia vào quá trình thu giữ tài sản bảo đảm trong giai đoạn tiền tố tụng... Việc sửa đổi, bổ sung các quy định nêu trên sẽ góp phần giảm thiểu những rủi ro pháp lý, cản trở việc thực thi quyền xử lý tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm.
Nghiên cứu áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn nhằm rút ngắn thời gian giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm, giảm chi phí xử lý tài sản bảo đảm, đồng thời giảm thiểu nguy cơ rủi ro thanh khoản do nợ xấu tăng cao. Thực tiễn cho thấy, bên nhận bảo đảm không chỉ quan tâm đến kết quả xử lý tài sản bảo đảm mà còn quan tâm đến thời điểm thu hồi được vốn vay khi xử lý tài sản bảo đảm. Hiện nay, “có 56 nước áp dụng quy trình tố tụng giản lược này, nhờ đó thời gian để tiến hành xử lý tài sản thế chấp ở những nước này ít hơn 50% so với những nước dùng các biện pháp xét xử khác”. Trong thời gian tới cần nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về việc áp dụng thủ tục rút gọn, nhằm đẩy nhanh quá trình tiếp cận và xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
- Quy định chính xác, toàn diện thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các chủ thể có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản bảo đảm, góp phần đảm bảo tính an toàn pháp lý cho các bên khi tham gia giao dịch bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Ngoài ra, Nhà nước cần xây dựng cơ chế thi hành án dân sự hiệu quả, đảm bảo thực thi kết quả xử lý
82
tài sản bảo đảm trong thời gian sớm nhất với chi phí thấp nhất, từ đó tạo cơ sở cho bên nhận bảo đảm được thực hiện ngay các quyền hợp pháp của mình đối với tài sản bảo đảm như: quyền thu hồi tài sản, quyền nhận chính tài sản bảo đảm, quyền bán tài sản bảo đảm…
- Nghiên cứu cách thức xử lý tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai mà chưa được hình thành trên thực tế hoặc còn dở dang tại thời điểm xử lý; tài sản bảo đảm ở nước ngoài; xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp tổ chức tín dụng nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho nghĩa vụ được bảo đảm; đặc biệt là thủ tục và hồ sơ liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm; xử lý các chi phí mà ngân hàng đã tạm ứng thanh toán để trả tiền thuê bảo vệ hoặc đầu tư thêm vào tài sản bảo đảm nhằm bảo dưỡng, bảo trì, nâng cấp tài sản bảo đảm hoặc khai thác tài sản bảo đảm trong khi chưa bán được tài sản bảo đảm nhận bàn giao từ khách hàng để xử lý, thu nợ…
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, tác giả đã nêu ra những giải pháp nhằm nâng cao xử lý nợ xấu tại Chi nhánh theo định hướng của Chính Phủ và của Vietcombank Hội Sở Chính trong thời gian tới.
Cũng trong chương này, tác giả đã có những kiến nghị lên NHNN, các cơ quan ban hành khác và Vietcombank Hội sở chính nhằm hỗ trợ cho hoạt động xử lý nợ xấu tại Chi nhánh nói riêng và nợ xấu trong hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam nói chung.
83
KẾT LUẬN
Thông qua bài viết này phần nào đã giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về tình hình cho vay cũng như thực trạng nợ xấu hiện nay tại Vietcombank Nam Sài Gòn. Sau khi đánh giá được những nguyên nhân phát sinh nợ xấu chủ yếu trong thời gian qua, dựa vào những biện pháp mà Chi nhánh đang thực hiện để giải quyết nợ xấu, với những kết quả đạt được hiện nay thì nhìn chung Chi nhánh đã tương đối thành công trong hoạt động xử lý nợ xấu.
Dù biết rằng nợ xấu là không thể tránh được trong hoạt động tín dụng nhưng để giảm thiểu tối đa nợ xấu là mục đích mà bất kỳ ngân hàng hay Chính phủ nào cũng muốn thực hiện. Với những bài học kinh nghiệm được rút ra từ các nước trên thế giới, nhiều chuyên gia đã đề xuất những phương pháp riêng của mình, tuy nhiên với bối cảnh đất nước vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và tình hình chính trị có nhiều thay đổi thì công việc xử lý nợ xấu vẫn gặp rất nhiều gian nan, thử thách, đòi hỏi phải có một sự quyết tâm và đồng lòng của toàn thể lãnh đạo các cấp cũng như người dân.
Trong phạm vi nhỏ của mình, bài viết đã có một số kiến nghị về pháp luật, chính sách, đường lối để có thể giúp công tác xử lý nợ xấu được thuận lợi hơn. Và quan trọng hơn nữa, bài viết đã chỉ ra một số biện pháp cần thực hiện nghiêm túc hơn trong thời gian tới bên cạnh những giải pháp đang thực hiện để nâng cao hoạt động xử lý nợ xấu tại Vietcombank Nam Sài Gòn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:
1. Công trình dự thi Giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên, 2012. Đề xuất các biện pháp quản lý và xử lý nợ xấu tại các Ngân hàng TMCP có trụ sở chính ở TP.HCM. http://share.pdfonline.com/68ee7f9780d14457b0a5a8d7e32e21ce/%C4%90%E1 %BB%81%20xu%E1%BA%A5t%20c%C3%A1c%20bi%E1%BB%87n%20ph %C3%A1p%20x%E1%BB%AD%20l%C3%BD%20v%C3%A0%20qu%E1%B A%A3n%20l%C3%BD%20n%E1%BB%A3%20x%E1%BA%A5u%20c%C3% A1c%20NHTMCP%20t%E1%BA%A1i%20Tp.HCM.htm
2. DaiABank, 2012. Báo cáo tài chính hợp nhất. http://www.daiabank.com.vn/vi/News/Bao-cao-tai-chinh/Bao-cao-ket-qua-kinh- doanh-hop-nhat-nam-2012.898.aspx
3. KienLongBank, 2012. Báo cáo thường niên.
http://www.kienlongbank.com.vn/Bao-cao-thuong-nien.aspx
4. Minh Đức, 2013. Standard Chartered: 6 kênh giải quyết nợ xấu Việt Nam.
http://lc.vietinbank.vn/sites/home/finan/2013/13031801.html
5. NamABank, 2012. Báo cáo thường niên. http://www.namabank.com.vn/bao- cao-tai-chinh/313
6. Nhật Nam, 2012. 10 giải pháp xử lý nhanh 50% nợ xấu ngân hàng?
http://vneconomy.vn/2012071403081543P0C6/10-giai-phap-xu-ly-nhanh-50-
no-xau-ngan-hang.htm.
7. Nhóm PV (2013), Xử lý nợ xấu chậm vì vướng cơ chế pháp lý. http://www.cand.com.vn/vi-VN/kinhte/2013/8/206453.cand
8. Nguyễn Thị Thùy Linh, 2006. Nghiệp vụ tín dụng cho doanh nghiệp. Đại học Kinh tế Tp.HCM
9. Nguyễn Văn Phương, 2013. Khó khăn xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu. http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2013/07/27/kh-khan-tu-xu-l-ti-san-bao- dam-de-thu-hoi-no-xau/
10. Thống đốc Ngân hàng nhà nước, 2005. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh-493-2005-QD-NHNN-phan-loai- no-trich-lap-su-dung-du-phong-de-xu-ly-rui-ro-tin-dung-trong-hoat-dong-ngan- hang-to-chuc-tin-dung-vb53338.aspx.
11. Thống đốc Ngân hàng nhà nước, 2007. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh-18-2007-QD-NHNN-phan-loai- no-trich-lap-du-phong-de-xu-ly-rui-ro-tin-dung-hoat-dong-ngan-hang-to-chuc- tin-dung-sua-doi-493-2005-QD-NHNN-vb19163.aspx
12. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, 1993. Quyết định số 24/NHQĐ về việc giao
cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam mở chi nhánh tại các Khu chế xuất ở Việt Nam.
13.Thủ tướng chính phủ, 2013. Quyết định phê duyệt đề án “xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” và đề án “thành lập công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam” . http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh-843- QD-TTg-nam-2013-De-an-Xu-ly-no-xau-cua-cac-to-chuc-tin-dung-
vb192157.aspx
14.Thời báo ngân hàng, 2013. Các mô hình xử lý nợ xấu điển hình trên thế giới. http://gafin.vn/2013081202301701p0c32/cac-mo-hinh-xu-ly-no-xau-dien-hinh- tren-the-gioi.htm
15. Tô Ngọc Hưng, 2012. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia và những bài học cho Việt Nam
16.Trịnh Đức Tuấn, 2012. Đề xuất chuyển nợ xấu thành cổ phần. http://www.tinmoi.vn/de-xuat-chuyen-no-xau-thanh-co-phan-01966882.html 17.Vietcombank, 1993. Quyết định số 70/TCCB về việc thành lập NHNT tại Khu
chế xuất Tân Thuận.
18.Vietcombank, 2008. Quyết định số 533/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT về việc đổi tên NHNT KCX Tân Thuận.
19.Vietcombank, 2012. Tài liệu hội nghị về công tác quản lý và xử lý nợ có vấn đề Vietcombank 2012.
20.Vietcombank, 2013. Thông báo kết luận tại Hội nghị công tác tín dụng và xử lý nợ năm 2013
21.Vietcombank, 2013. Tài liệu tập huận xử lý nợ năm 2013.
22.Vietcombank, 2009. Quyết định số 106/QĐ—NHNT.CSTD ngày 07/04/2009 TGD ban hành quy định về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề.
23. Vietcombank Nam Sài Gòn, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
24. Vietcombank Nam Sài Gòn, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012. Báo cáo dự phòng rủi ro.
25.Vietcombank Nam Sài Gòn, 2013. Giải trình kế hoạch thu hồi nợ đã trích lập dự phòng.
Tài liệu tiếng Anh
1. Paper: Financial Liberalization, Competition and Sound Banking: Theoreticial and Emprical Essays, tác giả Xiaofen Chen.